Mùi đu đủ xanh (L'Odeur de la papaye verte)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách tự sự trong phim của trần anh hùng qua ba bộ phim mùi đu đủ xanh, xích lô và mùa hè chiều thẳng đứng (Trang 31 - 37)

CHƯƠNG II : TẠO HÌNH CÂU CHUYỆN

2.1. Tạo hình

2.1.1.1. Mùi đu đủ xanh (L'Odeur de la papaye verte)

- Bối cảnh:

Câu chuyện được kể trong phim Mùi đu đủ xanh vào thời điểm những năm 50 của thế kỷ trước trong bối cảnh của Sài Gịn, miền Nam Việt Nam. Trong q trình chuẩn bị, đạo diễn Trần Anh Hùng và nhà sản đã cùng nhau tính tốn rất kỹ khi tìm bối cảnh quay. Nếu thực hiện tại Việt Nam, bối cảnh sẽ có để đáp ứng theo nội dung phim vì câu chuyện phim nói về Việt Nam, con người Việt Nam. Nhưng sẽ tốn rất nhiều kinh phí vì phải đưa tất cả mọi thứ sang Việt Nam, do đó đạo diễn đã thuyết phục được nhà sản xuất phục dựng lại hai bối cảnh là nhà của gia đình bn vải và nhà của Khuyến trong phim trường tại Pháp. Đạo diễn và bộ phận thiết kế, đạo cụ đã rất kỹ lưỡng, chăm chút từng chi tiết nhỏ, tất cả phục trang đạo cụ đều được làm lại như thật, đa phần phải vận chuyển từ Việt Nam sang Pháp. Phim có hai bối cảnh chính, bao gồm: nhà của gia đình bn bán vải và nhà của Khuyến (bạn của Trung, con cả của nhà buôn bán vải). Việc lựa chọn

và xây dựng bối cảnh trong Mùi đu đủ xanh là một công việc nhiều tốn kém và

đầy thách thức. Đạo diễn Trần Anh Hùng và nhà thiết kế quyết tâm xây dựng bằng được hai căn nhà gỗ theo đúng tiêu chuẩn kiến trúc nhà của Việt Nam thời bấy giờ. Mục đích của các nhà làm phim là phải làm sao có thể thể hiện đúng hình ảnh đời sống văn hóa Việt Nam trong phim.

Từ cảnh 00:00:29 đến 01:10:00, nhà của một gia đình bn bán vải, vật liệu và sản phẩm về may mặc. Trong gia đình, có 3 thế hệ sinh sống thể hiện mối quan hệ tam đại đồng đường của văn hóa Việt Nam, cụ thể là ở Sài Gịn thời kỳ những năm 1950 của thế kỷ trước. Thời kỳ Việt Nam còn đang trong giai đoạn chiến tranh. Họa sĩ thiết kế đã dựng lại bối cảnh căn nhà bằng gỗ với các dãy hành lang, các chi tiết nội thất theo đúng lối kiến trúc Việt Nam ngày đó, kể cả các đạo cụ phục trang cũng được chăm chút một cách cẩn thận trong từng phân đoạn phim (tủ đựng chén, bếp, quang gánh, nón lá, áo dài, hàng tre, bụi chuối…). Trong trường hợp này, thiết kế tổng thể của bối cảnh đã vượt qua chức năng làm nền mà trở thành một yếu tố kể chuyện trong phim. Như vậy có thể thấy đạo diễn thơng qua việc thiết kế bối cảnh để giới thiệu về khơng gian văn hóa của câu chuyện. Theo chúng tơi đây là một thành công về mặt dàn dựng của đạo diễn Trần Anh Hùng.

Phim có thời lượng 104 phút, theo thống kê thì chỉ riêng bối cảnh chính đã chiếm của gia đình bn vải đã chiếm 70 phút trong toàn bộ phim (khoảng 70 phần trăm). Điều này chứng tỏ Trần Anh Hùng muốn thể hiện một câu chuyện hoàn toàn hướng nội, để thể hiện tâm lý đời sống văn hóa của người Việt Nam. Rõ ràng, điều này cho ta thấy chủ ý sáng tác mạnh mẽ của đạo diễn Trần Anh Hùng với bối cảnh phải giống như thật mặc dù bộ phim được sản xuất hồn tồn bởi kinh phí của nước ngoài.

Mùi đu đủ xanh: quầy bn bán của gia đình, hướng nhìn ra đường, Bà chủ và bà

Ti đang kiểm tiền khi vừa giao dịch với khách hàng. Cảnh dựng được tỉ mỉ với các đạo cụ đầy đủ, chi tiết với từng phần nhỏ dù là hậu cảnh.

Từ cảnh 01:10:01 đến 01:41:35, căn nhà của nhân vật Khuyến, bạn Trung (con cả của gia đình bn vải), là bối cảnh của phần thứ hai trong bộ phim. Câu chuyện xoay quanh mối quan hệ giữa ba người, Mùi - Khuyến và vị hôn thê của Khuyến. Đạo diễn đã xử lý những khung hình gắn liền với bối cảnh để thể hiện mối quan hệ tay ba này. Ban đầu Mùi khi tiếp xúc với Khuyến ln có một khoảng cách và một vật cản xuất hiện trong khung hình (một bức tường, ô cửa sổ, tủ…). Những vật cản và khoảng cách này từ từ biến mất khi mối quan hệ của hai nhân vật này được gắn kết, trong cảnh 01:27:18 đến 01:29:40 khi hôn thê của Khuyến giận bỏ về trong mưa.

Mùi đu đủ xanh: trong cảnh dựng, đây là một phần trong nhà Khuyến với các

khung cửa, vách, hậu cảnh có chậu cây kiểng đều phối màu xanh. Ánh sáng từ ngoài hắt vào cho người xem phân biệt được đây là cảnh buổi sáng sớm.

Hai bối cảnh chính, tất cả các cảnh trí và đạo cụ đều được dựng trong phim trường, thiết kế thực hiện theo đúng ý đồ của đạo diễn và quay phim. Do đó, tổ chế tác hồn tồn chủ động trong việc sáng tạo nghệ thuật như dàn cảnh, vị trí đặt máy quay, chuyển động của máy quay theo nhân vật, bố trí các thiết bị chiếu sáng, thiết bị hỗ trợ quay…

- Nhân vật:

Do hai bối cảnh trong phim Mùi đu đủ xanh là cảnh dựng trong phim

trường ở Pháp nên các diễn viên được chọn đa phần là nghiệp dư và đều sinh sống ở nước ngồi, duy chỉ có bà vú Ti (Nguyễn Ánh Hoa) là diễn viên từ Việt Nam sang. Đạo diễn Trần Anh Hùng đã chọn Trần Nữ Yên Khê (là vợ của đạo diễn) vào vai Mùi lúc trưởng thành có dáng người mảnh khảnh, tươi trẻ với gương mặt khả ái, mang nét đẹp cổ điển phù hợp với vai diễn và vóc dáng của người Việt Nam. Khi xem phim, chúng ta có thể nhận thấy rõ trong phim có hai

phần chính rõ rệt, đó là: giai đoạn Mùi lúc 10 tuổi và giai đoạn mười năm sau khi Mùi đã trưởng thành là một thiếu nữ, đi làm thuê cho người nhạc sĩ trẻ tên Khuyến, là bạn của Trung (gia đình bn vải).

Nhân vật chính: cơ bé Mùi lúc nhỏ và khi lớn, với vai trò như một người dẫn chuyện đã dẫn dắt người xem chứng kiến và hiểu rõ được không gian – thời gian với các sự việc xảy ra qua từng giai đoạn trong câu chuyện của bộ phim. Thông qua nhân vật Mùi, người xem đã được nghe và thấy cuộc sống, những sinh hoạt hằng ngày, những đặc trưng của người dân Việt trong một khu phố ở Sài Gòn - Việt Nam vào những năm 50.

Mùi đu đủ xanh: nhân vật Mùi lúc nhỏ và khi lớn do hai diễn viên không chuyên

là Lư Mẫn San, Trần Nữ Yên Khê thủ vai.

+ Mùi lúc nhỏ (Lư Mẫn San): tính tình ngây thơ, ơn hịa, chịu quan sát, tìm hiểu, ln tị mị và bỡ ngỡ trước những gì đang xảy ra xung quanh cuộc sống của một cô bé đang tuổi mới lớn, từ làng quê lên thành phố để giúp việc cho một gia đình bn bán vải.

+ Mùi khi lớn (Trần Nữ Yên Khê): với gương mặt khả ái, dịu dàng, người xem thấy được sự ngây ngô, ngoan hiền, tình cảm, chân chất, cam chịu số phận, nhưng vẫn chăm chỉ, chịu khó tìm tịi, học hỏi, dám nghĩ, dám u, ln thích nghi với mơi trường mới.

Nhân vật phụ:

- Bà Chủ (Trương Thị Lộc), hình ảnh người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, dịu hiền, chịu thương chịu khó. Làm trịn bổn phận đạo dâu con, và người vợ người mẹ chỉ chuyên tâm chăm sóc cho chồng, con từ miếng ăn giấc ngủ.

- Khuyến bạn Trung (Vương Hoa Hội), nhạc sĩ, sống và yêu bằng cả tâm hồn người nghệ sĩ.

- Các nhân vật khác như: ông Chủ (Trần Ngọc Trung); ba người con trai là Trung (Keo Souvannavong), Lãm (Đỗ Nhật), Tín (Neth Gérard). Bà vú Ti

(Nguyễn Ánh Hoa); bà Nội (Võ Thị Hai); ông Thuận (người si mê bà Nội); Vợ Trung; Hôn thê của Khuyến.

Chỉ mới qua những hình ảnh trong cảnh đầu phim 00:00:29 đến 00:02:32, với nét mặt ngây ngô, vầng trán cao lộ vẻ thông minh của Mùi; với cử chỉ hơi rụt rè, lễ phép qua giao tiếp của cô bé, cùng với phục trang là chiếc khăn cũ quấn trên đầu, chiếc áo bị rách vai, đạo cụ là hai chiếc túi vải cũ, người xem đã phần nào có thiện cảm và hiểu được xuất thân của nhân vật. Qua hình ảnh của những nhân vật nữ trong phim, người xem nhận ra những nét đặc trưng cơ bản rất Việt Nam: đó là thân phận hiền lành, nhẫn nhịn, cam chịu, hy sinh và cần mẫn của người phụ nữ Việt Nam.

Mùi đu đủ xanh: Bé Mùi lúc 10 tuổi, đang dị dẫm tìm đường đến ngơi nhà mà

mình làm thuê, đây là cảnh quay dài và là cảnh mở đầu phim.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách tự sự trong phim của trần anh hùng qua ba bộ phim mùi đu đủ xanh, xích lô và mùa hè chiều thẳng đứng (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)