Xích lơ (Cyclo)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách tự sự trong phim của trần anh hùng qua ba bộ phim mùi đu đủ xanh, xích lô và mùa hè chiều thẳng đứng (Trang 37 - 42)

CHƯƠNG II : TẠO HÌNH CÂU CHUYỆN

2.1. Tạo hình

2.1.1.2. Xích lơ (Cyclo)

Trong ba phim khảo sát chỉ có duy nhất Mùi đu đủ xanh là quay trong phim trường, hai phim Xích lơ và Mùa hè chiều thẳng đứng thì được thực hiện

với bối cảnh thật, đường phố thật, sử dụng ánh sáng thật với một số cảnh. - Bối cảnh: có các bối cảnh chính sau

Bối cảnh thứ nhất: căn hộ của nhân vật Xích lơ là một căn phịng cũ kỹ, tồi tàn,

ẩm thấp, dột nát, chật hẹp nằm trong một tòa nhà chung cư cũ nhưng vắng vẻ tuy rằng chung cư nằm trong khu đơng đúc dân cư ở quận 5 Sài Gịn. Đây là nơi Xích lơ bị giam lỏng, dùng để tạm trú trước và sau khi gây án; Xích lơ phải ở đó để chờ lệnh của Nhà thơ và bà Chủ giao lệnh thực hiện các phi vụ phạm tội như tưới nước bẩn kho gạo, đốt kho… bị đánh đập, dụ dỗ và được hai tên đàn em của Nhà thơ dạy cách thực hiện phạm tội ác; Nơi này cũng là chỗ Xích lơ sinh hoạt cá nhân hằng ngày, tự hành hạ mình… nhiều sự việc, biến cố, chuyển biến tâm lý của Xích lơ đều xảy ra ở trong căn hộ này. Tuy phim được thực hiện trên bối

cảnh thật, nhưng các nhà làm phim đã cho thiết kế phục dựng, chỉnh sửa, sắp đặt các vật dụng đạo cụ trong căn hộ này rất chi tiết, tỉ mỉ như trần nhà bị dột, sàn nhà ẩm ướt, ban công cũ kỹ, những dây điện chằng chịch, các vật dụng, những đồ bỏ đi, táp lô cũ với dây điện bị rò rỉ chạm tay vào là bị điện giựt xẹt lửa… Tất cả những đạo cụ, cảnh trí trong phim đã cho người xem nhận rõ đây là một căn hoang tàn, tạm bợ, chỉ dành cho những kẻ phạm tội trú ẩn, những người xấu mới dám đặt chân vào đây.

Bối cảnh thứ hai: căn hộ của Nhà thơ - cánh tay đắc lực và là tình nhân của bà

Chủ, y là người điều hành trực tiếp các vụ phạm tội như phá hoại tài sản nhà nước, giết người, vận chuyển và buôn bán ma túy, bảo kê gái mại dâm. Bối cảnh này nằm trong khu chung cư đối diện với chung cư của Xích lơ, là nơi trú ngụ của y, chỗ chứa chấp gái bán hoa, cũng là nơi phục vụ cho khách làng chơi, phục vụ những kẻ biến thái bị ám ảnh tình dục. Đây là chỗ có nhiều tội ác, dơ bẩn, cũng chính là nơi kết thúc cuộc đời của Nhà thơ, một kẻ đã phạm nhiều tội lỗi, kẻ có nhiều mâu thuẫn bên trong của một người đa nhân cách.

Bối cảnh thứ ba: nơi Bà chủ sống cùng đứa con trai bị thiểu năng, trạc tuổi của

Xích lơ. Đây là chỗ ở và điều phối các công việc phạm tội, vi phạm pháp luật của băng nhóm xã hội đen, tất cả do bà Chủ quản lý. Câu chuyện trong căn hộ của bà Chủ: mọi việc đều xảy ra ở một căn phịng, có một cái giường, nơi bà Chủ thường xuyên ngồi chơi với con trai. Đây cũng là nơi bà ta làm việc, điều hành băng nhóm tội phạm, trong đó trực tiếp quản lý các phi vụ là Nhà thơ, hai tên cận vệ của Nhà thơ và Xích lơ. Cũng trong căn hộ của bà Chủ, cịn có một phịng với chiếc giường ngủ, chỉ thấy khi có phân đoạn bà Chủ ở chung với Nhà thơ. Với các hình ảnh trong phim, người xem thấy rõ tuy rằng là bà Chủ nhưng

căn hộ của bà ta cũng khơng hơn gì các căn hộ khác. Cũng nằm cùng chung một khu dân cư lao động, ở một quận tại Sài Gịn vào hồn cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Ngồi ra, cịn có bối cảnh của gia đình Xích lơ, nằm trong một xóm lao động nghèo, căn hộ ở sát một dịng kênh nước đen. Nơi đây Xích lơ ở chung với ông Nội, Chị và Em gái. Trong căn hộ của Xích lơ, câu chuyện thường tập trung ở khơng gian bếp, được thể hiện với các cỡ cảnh toàn hẹp, trung cảnh, cận cảnh làm cho người xem hiểu rõ hơn đây là khơng gian chật hẹp. Là nơi chính để sử dụng cho mọi sinh hoạt trong gia đình hằng ngày, trị chuyện, nấu ăn... đạo diễn khơng cần cảnh tồn rộng để mơ tả căn phịng cho người xem, đây cũng là một phong cách thể hiện của tác giả. Tuy nhiên với cách dàn cảnh, diễn xuất của diễn viên, cách đặt góc máy, sự chuyển động của máy quay, bố trí ánh sáng, màu sắc… người xem vẫn hình dung và hiểu rõ được khơng gian thời gian xảy ra câu chuyện về gia đình Xích lơ. Khi gia đình Xích lơ tập hợp lại vào buổi chiều tối hằng ngày, sau khi bốn người đều đi làm, đi học, kiếm tiền về đều tập trung ở chỗ có cái bếp, nơi chị của Xích lơ nấu ăn. Các thành viên trong nhà đều gom những đồng tiền công đã kiếm được trong ngày để đưa cho chị của Xích lơ, là người quản lý chi tiêu trong cuộc sống của gia đình. Khơng gian bếp, nơi nấu ăn, là nguồn sống để tồn tại được đạo diễn sử dụng để kể các sự việc trong gia đình Xích lơ, đó cũng là ý đồ trong việc tạo hình bối cảnh để phục vụ cho nội dung kịch bản của những người sáng tác, cụ thể là đạo diễn và quay phim.

Ngồi các bối cảnh chính, phim Xích lơ cịn có các bối cảnh phụ như: các

địa điểm gây án, thực hiện tội ác; góc chung cư cũ hoang vắng, sân thượng là nơi hành quyết của băng nhóm phạm tội do tên đao phủ với cách hát ru tra tấn tư

tưởng nạn nhân trước khi ra tay; vũ trường nơi giao dịch môi giới gái mại dâm cho khách làng chơi; kho gạo; quán ăn; trường học; lò giết mổ heo; đường phố

v.v… Các bối cảnh xảy ra các câu chuyện trong phim đều tập trung trong một vài địa điểm ở Sài Gịn, đều là bối cảnh thật. Nhưng có sự sắp đặt, sắp xếp của đội ngũ thiết kế kết hợp với nhà quay phim, tổ ánh sáng để dựng, dàn cảnh như thế nào, ra sao, … tất cả để phục vụ tốt cho nội dung kịch bản và ý đồ đạo diễn. Đội ngũ thiết kế và nhà quay phim phải sắp đặt tính tốn mọi việc để tổ quay, tổ ánh sáng có thể: có vị trí đặt máy cố định, máy di động, có chỗ để đặt được nhiều góc máy khác nhau, góc cao, góc thấp… có chỗ đặt các thiết bị chiếu sáng, thiết bị hỗ trợ quay. Tuy rằng phim Xích lơ được thực hiện trên bối cảnh thật, tức là ít nhiều cũng bị động về mặt thiết kế, kết cấu có sẵn của các ngơi nhà nhưng đạo diễn, nhà quay phim cộng với sự kết hợp chuẩn bị chu đáo của đội ngũ thiết kế, họ vẫn làm tốt các bối cảnh để phục vụ cho nội dung của từng phân đoạn, trường đoạn của phim. Tất cả mọi việc đều được ê kíp tính tốn kỹ lưỡng, khoa học, lôgic, chỉn chu. Nên khi xem phim, khán giả hoàn toàn tin và dễ hiểu câu chuyện được kể của đạo diễn nhờ những hình ảnh được mơ tả rất chân thật, tạo được khơng khí mang đậm “chất” Việt Nam, với những góc máy, những chuyển động của máy quay, của ánh sáng, âm thanh, âm nhạc… qua diễn xuất của diễn viên.

Các bối cảnh như nhà của Xích lơ, nhà của Bà chủ, nơi ở của Nhà thơ, nơi giam lỏng và tạm trú của Xích lơ… tất cả bốn bối cảnh đó đều là cảnh thật. Nhưng được sự thiết kế lại, sắp đặt các cảnh trí, đạo cụ v.v… do đội ngũ thiết kế thực hiện với sự kết hợp, quản lý của nhà thiết kế điện ảnh và nhà quay phim theo ý đồ của đạo diễn và nội dung câu chuyện.

Bốn bối cảnh trên đều có một điểm tương đồng, là tất cả đều là những căn hộ nghèo, nằm trong khu dân cư lao động đơng đúc, nơi có những căn nhà xưa cũ, ẩm thấp dột nát. Với tạo hình bối cảnh đó, đã cho người xem dễ hình dung, dễ hiểu hơn hơn nội dung câu chuyện. Và những ai đã từng biết đến Sài Gòn

cũng dễ dàng nhận ra không gian của câu chuyện được kể, và những ai chưa biết thì cũng dễ hình dung. Qua lối kể chuyện, với các bối cảnh, các nhân vật và các sự việc, tác giả đã phần nào cho người xem thấy được một góc khuất trong xã hội, nhiều tình huống đã xảy ra ở một nơi nào đó, khơng cụ thể ở Sài Gịn, vào hoàn cảnh lịch sử thời điểm lúc bấy giờ.

- Nhân vật:

+ Xích lơ (Lê Văn Lộc) là một thanh niên chất phác, mồ côi cả cha lẫn mẹ, kiếm sống bằng nghề đạp xe xích lơ tại Sài Gịn.

+ Gia đình của Xích lơ: ơng Nội làm nghề bơm vá xe đạp, Chị (Trần Nữ Yên Khê) và Em gái đang đi học.

+ Bà Chủ (Như Quỳnh) với băng đảng xã hội đen, chuyên làm những việc tàn ác, vi phạm luật pháp.

+ Nhà thơ (Lương Triều Vỹ) dưới trướng và là nhân tình của Bà chủ. + Hai đàn em thân cận của Nhà thơ.

Nhân vật chính: Xích lơ, như người dẫn chuyện, đã dẫn dắt người xem nghe và thấy, hiểu rõ không gian – thời gian, các sự việc xảy ra qua từng giai đoạn trong câu chuyện phim. Tất cả được thể hiện qua diễn xuất của diễn viên chính, các góc nhìn chủ quan của nhân vật. Qua nhân vật Xích lơ, người xem được nghe và thấy được cuộc sống, những sinh hoạt hằng ngày, những đặc trưng của người Sài Gòn ở Việt Nam. Thơng qua câu chuyện của Xích lơ, khởi đầu từ lúc Xích lơ bị mất cắp chiếc xe là phương tiện quan trọng dùng để kiếm sống hằng ngày. Từ đó xảy ra rất nhiều chuyện, đã làm xáo trộn cuộc sống, tâm lý và tinh thần của Xích lơ. Thơng qua câu chuyện của Xích lơ, người xem được nghe và thấy được các sự việc khác, các góc khuất của xã hội lúc bấy giờ. Khi xem phim, nhân vật Xích lơ làm ta liên tưởng tới bộ phim kinh điển Kẻ cắp xe đạp năm 1948 của đạo diễn

kiệt xuất Vittorio De Sica là trụ cột của trào lưu Tân hiện thực Ý. Câu chuyện cũng khởi đầu từ việc Ricci bị mất chiếc xe đạp là vật quan trọng để kiếm sống của gia đình, cũng thơng qua nhân vật chính mà người xem phần nào hiểu được hoàn cảnh xã hội thời điểm bấy giờ trong xã hội. Ricci và Xích lơ cũng do hai diễn viên không chuyên nghiệp đảm trách.

Nhân vật phụ:

- Gia đình của Xích lơ: ơng Nội làm nghề bơm vá xe đạp, Chị (Trần Nữ Yên Khê) và Em gái đang đi học.

- Bà Chủ (Như Quỳnh) với băng đảng xã hội đen, chuyên làm những việc tàn ác, vi phạm luật pháp.

- Nhà thơ (Lương Triều Vỹ) dưới trướng và là nhân tình của bà Chủ. - Hai đàn em thân cận của Nhà thơ.

Và một số nhân vật khác: gã mân mê bàn chân (Trịnh Thịnh), lão già thích nhìn phụ nữ đi vệ sinh (Mạc Can), Mẹ Nhà thơ (Minh Đức), Cha Nhà thơ (Nguyễn Đình Thơ), khách làng chơi (Lê Tuấn Anh), gã bán súng AK47 (Hoàng Kiểm), và đặc biệt ám ảnh nhất là tên giết người có biệt danh thầy ru con

(Nguyễn Văn Đây)... Câu chuyện về Xích lơ và các tuyến nhân vật phụ đã thực hiện trong các bối cảnh được dàn dựng, sắp đặt công phu nên người xem dễ bị cuốn hút, hồn tồn tin vào những hình ảnh, tin vào nội dung phim. Tất cả nhờ vào những hình ảnh trên phim rất sống động mang tính trung thực cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách tự sự trong phim của trần anh hùng qua ba bộ phim mùi đu đủ xanh, xích lô và mùa hè chiều thẳng đứng (Trang 37 - 42)