Luận bàn về trường hợp bé Son gH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự gắn bó mẹ con sớm và ảnh hường của nó đến quá trình phát triển tâm lý của trẻ em 2 3 tuổi (Trang 87 - 121)

Chƣơng 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3. .2 Lý do và yêu cầu can thiệp đối vớ iL

3.2. Trƣờng hợp 2

3.2.5 Luận bàn về trường hợp bé Son gH

3.2.5. Vấn đề đứa trẻ gặp phải

Đối với Song H, mối quan hệ gắn bó của bé với mẹ là kiểu gắn bó an toàn, có nghĩa là sự gắn bó mẹ con sớm một cách an toàn giữa mẹ với Song H không hề thay đổi theo quá trình phát triển của trẻ. Trong thời gian tôi tiếp cận với trẻ, mặc dù đã trên 2 tuổi nhưng trẻ vẫn bám dính mẹ như ở giai đoạn 6-7 tháng tuổi mà Bowlby phân chia. Song H giống như một đứa trẻ 6-7 tháng tuổi, luôn tìm cách bám gần mẹ; luôn lựa chọn và tập trung vào mẹ. Khi gặp môi trường lạ, trẻ càng tỏ ra bám riết lấy mẹ. Ở trẻ luôn xuất hiện hiện tượng “lo âu chia tách” và “lo âu người lạ” mà trẻ 6-9 tháng thường gặp phải (theo

Bowlby). Song H luôn ý thức mẹ đối với mình có một chức năng và giá trị độc nhất. Đây là sự thoái lui có thể quan sát thấy ở trẻ. Chính điều đó tạo nên những dấu hiệu chậm ngôn ngữ, và những khó khăn trong giao tiếp tương tác với những người ngoài mẹ ở Song H.

3.2.5.2 Các dữ liệu thu được từ hỏi chuyện lâm sàng, quan sát lâm sàng, trò chơi và trắc nghiệm tâm lý.

Kết quả nghiên cứu thực tiễn ở Song H cho thấy trẻ có vấn đề về gắn bó mẹ con sớm (ở đây nói đến sự gắn bó quá chặt chẽ) được thể hiện thông qua các dấu hiệu nổi bật sau:

Trẻ quá bám dính vào mẹ, lệ thuộc mọi hoạt động,hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ vào mẹ.Về thể chất, trẻ có những biểu hiện sau: sức khoẻ của trẻ

không tốt, ốm vặt nhiều, chậm nói cho đến hơn hai tuổi mà vẫn chưa biết nói, không thích giao tiếp bằng lời, không thích giao tiếp với ai ngoài mẹ

 Mối quan hệ gắn bó của trẻ là an toàn (nhưng lệ thuộc). Trẻ bộc lộ

luôn muốn gần gũi với mẹ, không thể tách ra khỏi mẹ, quá bám dính vào mẹ:

Đối với Song H, trẻ chỉ duy nhất lựa chọn mẹ, trẻ không đồng ý khi bất cứ ai thay mẹ chăm sóc trẻ, không sẵn sàng giao tiếp với bất cứ ai ngoài mẹ. Trẻ không thấy tự tin và an toàn khi không có mẹ ở bên cạnh .Trẻ trốn tránh các mối quan hệ bên ngoài mẹ. Trẻ phòng vệ với bất cứ ai, kể cả những người cùng sống trong ngôi nhà với trẻ, trừ mẹ.

Về quan hệ xã hội, trẻ có những dấu hiệu như lảng tránh, tự cô lập, thụ động, thờ ơ, không quan tâm giao tiếp xã hội ở môi trường không quen thuộc: trường học, xung quanh gia đình... Trẻ không có hoặc có ít niềm tin

vào bản thân và người khác, trẻ luôn tảng lờ, né tránh các mỗi quan hệ với mọi người ngoài mẹ, đặc biệt là người lạ. Trẻ thích chơi trong gia đình, xem tivi, chơi trò chơi nô đùa cùng mẹ nhiều hơn là chơi với người khác.

Ngôn ngữ của trẻ kém phát triển: Trẻ hiểu vấn đề nhưng không nói

được và những lúc cần thiết, trẻ luôn cầu cứu mẹ giúp đỡ. Điều đấy tạo cho trẻ nghĩ rằng mẹ chính là “người phát ngôn” thay cho trẻ. Trẻ không có động lực thúc đẩy hoạt động nói.

Trẻ có mức độ căng thẳng cao. Trẻ luôn có cảm giác căng thẳng khi

ở một mình trong môi trường lạ, với người lạ, và căng thẳng mỗi khi phải chia tách với những người trẻ thân quen. Khi không thấy những người thân quen, trẻ bức xúc và mất bình tĩnh, trẻ thu mình lại không cởi mở với bên ngoài trừ khi có mẹ bên cạnh. Trong lúc chơi vui vẻ với tôi, thi thoảng trẻ lại nhìn xem mẹ có đang theo dõi mình không, nếu mẹ không ở trong tầm nhìn của trẻ, trẻ sẽ la lên, lo lắng, khóc và đòi mẹ ngay lập tức.

Song H luôn có sự phản đối sự giao tiếp với người lạ. Và phụ thuộc vào mẹ từ ăn uống, đi ngủ, đi vệ sinh. Trẻ có sự trốn tránh với chính cả những người thân quen trong gia đình như ông bà. Mọi thứ với trẻ đều phải rập khuôn sẵn (bật đúng màu đèn trẻ yêu thích trước khi vào phòng).

Trẻ có sự thoái lui trong tiến trình phát triển: trẻ không tự xúc cơm,

phụ thuộc vào người chăm sóc. Trẻ cắm chốt trong giai đoạn môi miệng và hậu môn. Trẻ thích ngậm tay trong miệng mỗi lần trẻ khóc hay sợ một điều gì đấy. Trẻ không nói được trong giai đoạn đầu tôi quan sát, và sau đó, trẻ nói ngọng, khó diễn đạt.

Trẻ hạn chế giao tiếp mắt, tránh né nhìn vào mắt người khác khi nói

chuyện, kể chuyện thường cúi đầu, lảng sang nhìn chỗ khác. Trẻ không để ý đến người lạ xung quanh mà chỉ chăm chăm vào mẹ.

Do mất ham muốn về xã hội, dính chặt vào người lớn nên Song H coi

thế giới bên ngoài, có nhiệm vụ thăm dò, thử thách trước, dọn đường để trẻ có được không gian an toàn mà không phải là trẻ tự tin, tự mình khám phá.

Như thế, có thể nói rằng thời gian trẻ phải xa mẹ hay gắn bó quá chặt chẽ với mẹ đã để lại những dấu hiệu trong chính sự phát triển của trẻ về thể chất và tinh thần nhưng chính những vấn đề hiện tại trong các mối quan hệ gia đình mới củng cố và duy trì những dấu hiệu này.

Mối quan hệ gắn bó mẹ con là nền tảng, tiền đề cho tất cả các mối quan hệ của trẻ sau này. Khi không có nền tảng đó, việc thiết lập mối quan hệ của trẻ rơi vào khủng hoảng. Nhưng mối quan hệ mẹ con mang tính chất bám dính, phụ thuộc tuyệt đối vào mẹ cũng sẽ khiến trẻ gặp phải những rối nhiễu nhất định.

Trong hai năm đầu đời, trẻ gắn bó mật thiết với mẹ, mẹ chăm sóc về dinh dưỡng cũng như tinh thần mọi lúc mọi nơi, trẻ cần là mẹ đáp ứng ngay lập tức khiến khi rơi vào hoàn cảnh không có mẹ ở bên trẻ luôn lo hãi, thiếu cảm giác an toàn, căng thẳng ở mức độ cao, trẻ né tránh mọi giao tiếp với người lạ. Sự bám dính vào mẹ quá chặt chẽ làm chậm các giai đoạn phát triển, sự hình thành nhân cách và quá trình xã hội hoá cá nhân của trẻ gặp khó khăn. Song H và mẹ gắn bó với nhau quá mức, trẻ hoàn toàn lệ thuộc vào mẹ, kể cả khi trẻ đã bước qua 2 tuổi- khi mà màu sắc gắn bó mẹ con có nhiều thay đổi so với giai đoạn đầu. Dẫn đến việc chính trẻ cũng không tránh khỏi sự lo hãi trong môi trường không có mẹ, thiếu cảm giác an toàn, căng thẳng, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển tâm lý của trẻ, đặc biệt là vấn đề ngôn ngữ.

Tình trạng hôn nhân, mối quan hệ, công việc làm của bố mẹ cũng ảnh hưởng đến chất lượng gắn bó, đặc điểm và biểu hiện gắn bó đối với trẻ. Đối với Song H, bố H là người Hàn Quốc, mẹ ở nhà nội trợ, dành toàn bộ thời

gian cho H, hai mẹ con suốt ngày quấn quýt nhau khiến Song H bị lệ thuộc bám dính vào mẹ. Trong khi bố quá bận rộn với công việc, không dành nhiều thời gian cho con cũng như không thu hút, hấp dẫn được Song H với những trò chơi khiến Song H càng bị hạn chế các mối quan hệ ngoài mẹ.

Trẻ nhận được rất nhiều tình cảm, yêu thương chăm sóc từ mẹ nhưng chưa đúng cách. Mẹ bao bọc quá mức khiến trẻ bám dính, không tự lập được, không có nhu cầu độc lập hoặc mẹ chăm sóc thiên về vật chất – đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ khiến trẻ càng tự cô lập mình, chuyển di đối tượng yêu thương sang vật thể khác. Sâu thẳm bên trong, trẻ nhút nhát, không có niềm tin. Việc không có k năng càng khiến trẻ không dám thiết lập mối quan hệ với người khác.

Môi trường sống khép kín trong gia đình làm hạn chế sự tiếp xúc với của trẻ với trẻ con hàng xóm. Tính cộng đồng, tập thể không được phát huy. Trẻ ăn riêng cũng bó hẹp lại không gian và thời gian tiếp xúc của trẻ với các thành viên người lớn trong gia đình (vốn đã rất ít gặp). Như vậy, trẻ không thể bắt chước, đồng nhất hoá bản thân với một hình mẫu nào, hạn chế sự trưởng thành nhân cách. Trẻ không có môi trường chơi đúng nghĩa với những người bạn trẻ thơ, có thể nói là đã bị đánh cắp tuổi thơ. Đồng thời, sự thay đổi trong môi trường sống không có chuẩn bị như bé Song H đi sang nước ngoài cũng khiến trẻ thêm khủng hoảng.

Đánh giá không đúng về trình độ nhận thức xã hội, sự phát triển tâm lý độ tuổi của chính con em mình, khiến người lớn có những hành vi, cử chỉ không đúng mực làm gia tăng sự rối loạn của trẻ. Trong trường hợp của Song H, tuy trẻ đã bước qua 2 tuổi, nhưng người mẹ luôn gắn bó chặt chẽ hết mức với trẻ, không tạo cơ hội cho trẻ tiếp thu, giao tiếp với môi trường bên ngoài, trẻ chỉ có mẹ, tương tác với mẹ, khiên trẻ luôn mất tự tin khi đi ra ngoài, mẹ

đáp ứng quá mức khi trẻ chưa kịp phát ra tín hiệu yêu cầu. Chính điều này cũng làm cho sự phát triển ngôn ngữ, và các mối quan hệ giao tiếp với người lạ của Song H có phần hạn chế. Cách giáo dục nuông chiều, phó mặc cho sự phát triển của trẻ khiến trẻ không có định hướng, không tự chủ được cho sự phát triển của bản thân.

Tiểu kết trƣờng hợp 2:

Qua những phân tích trên, có thể thấy rằng sự gắn bó mẹ con sớm giữa Song H và mẹ không những an toàn mà còn quá chặt chẽ, đến mức bám dính lệ thuộc vào nhau.

Sự phát triển của Song H dưới sự bao bọc của mẹ đã bị hạn chế đi rất nhiều so với sự phát triển của trẻ ở độ tuổi 2-3 tuổi trên một số lĩnh vực đặc biệt là ngôn ngữ.

Ở đây chúng ta còn thấy xảy ra sự gắn bó ngược; chính người mẹ trong trường hợp này cũng bị phụ thuộc vào những cảm xúc của trẻ. Người mẹ không thể yên tâm khi không ở bên cạnh con mình, cảm thấy lo lắng bất an khi mình không trực tiếp chăm sóc, vỗ về trẻ mặc dù trẻ đã hơn 2 tuổi. Mẹ quá nhạy cảm với tình yêu thương giành cho con mà chưa để ý đến đặc trưng phát triển tâm lý của con trong từng giai đoạn. Người mẹ luôn cảm giác con mình còn bé bỏng, cần được đáp ứng, nâng đỡ, chở che dù yêu cầu phát triển của trẻ đã bước sang giai đoạn mới. Chính điều này khiến trẻ luôn cảm thấy mình không thể tách được mẹ, phụ thuộc hoàn toàn và tuyệt đối vào mẹ và dẫn tới những rối nhiễu về ngôn ngữ và giao tiếp.

Tiểu kết chƣơng 3 :

Có thể thấy ở hai trường hợp trên với hai mức độ và kiểu gắn bó khác nhau nhưng cả hai trẻ đều gặp phải những rối nhiễu khó khăn tâm lý như :

- Rối loạn giấc ngủ, từ chối ăn, chậm phát triển tâm vận động, chậm về ngôn ngữ.

- Mất ham muốn xã hội, dính chặt vào người lớn, các mối quan hệ của trẻ chưa phong phú đa dạng, trẻ không có nhu cầu, ham muốn chủ động giao tiếp với những người khác.

- Ngôn ngữ kém phát triển - Trẻ có mức độ căng thẳng cao

- Có sự thoái lui trong tiến trình phát triển : trẻ không tự xúc cơm, không tự đi vệ sinh, phụ thuộc vào người lớn…Trẻ có dấu hiệu cắm chốt.

- Trẻ hạn chế giao tiếp mắt, tránh né nhìn vào mắt người khác khi nói chuyện, kể chuyện thường cúi đầu, lảng tránh.

- Trong các quan hệ xã hội, trẻ có những dấu hiệu như lảng tránh, tự cô lập, thụ động, thờ ơ, không quan tâm giao tiếp xã hội ở môi trường không quen thuộc : trường học, xung quanh gia đình…

Bố mẹ và những người chăm sóc trẻ chưa nhận thức đúng đắn về tâm lý lứa tuổi của trẻ, với tâm lý thiếu đâu bù đấy lại tạo nên cho trẻ những bất an nhất định khiến trẻ không tự tin với các hoạt động diễn ra hằng ngày.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trong đề tài nghiên cứu của mình, tôi tiến hành quan sát hai ca và đã thu được các kết quả nhất định. Sau đây là các kết luận của đề tài:

Gắn bó mẹ con là một mối quan hệ vô cùng cần thiết đối với sự phát triển thể chất tâm lý cũng như xây dựng hình ảnh cái Tôi và sự trưởng thành nhân cách của trẻ sau này.

Thực tế quan sát lâm sàng cho thấy, trẻ có vấn đề về gắn bó mẹ con sớm có những dấu hiệu như đã được trình bày trong các thực nghiệm nghiên cứu trên thế giới. Sau khi tiến hành quan sát trên hai ca lâm sàng có vấn đề về sự gắn bó mẹ con sớm, tôi nhận thấy, về tâm lí, ở những trẻ này có sự thiếu hụt cảm giác an toàn, ít tin tưởng vào bản thân và những người xung quanh. Trẻ có những dấu hiệu chậm trong các giai đoạn phát triển tâm vận động, rối loạn ứng xử, khó khăn trong hoà nhập xã hội, ngôn ngữ kém, thoái lùi, cắm chốt và hướng nội. Tuy nhiên, hai trường hợp nghiên cứu không có dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ.

Vấn đề can thiệp đối với những trẻ này cần tập trung chính vào sự thiếu hụt mối quan hệ gắn bó. Nhất thiết phải xây dựng lại ở trẻ mối quan hệ gắn bó an toàn để trẻ có đối tượng yêu thương, tin tưởng nhưng không phụ thuộc, không bám dính. Mối quan hệ gắn bó này phải được xây dựng từ trong gia đình và dần dần phát triển, mở rộng ra bên ngoài.

Mặt khác, quá khứ bị chia tách với mẹ chỉ là một sự khởi đầu của những rối nhiễu ở trẻ. Chính những vấn đề hiện tại của người chăm sóc thay thế/người mẹ và môi trường gia đình trẻ sinh sống mới làm củng cố và duy trì tình trạng khó khăn của trẻ. Vì vậy, trị liệu gia đình là rất cần thiết. Gia đình

là môi trường chăm chữa, nâng đỡ cơ bản cho trẻ em có rối nhiễu. Việc khắc phục những dấu hiệu lâm sàng, giúp trẻ cải thiện tình hình, hoà nhập với môi trường xã hội là điều hoàn toàn có thể. Tiến trình can thiệp đòi hỏi sự hợp tác, kiên trì, tiến hành đều đặn các kĩ năng kết hợp với tư vấn gia đình sẽ đem lại hiệu quả tích cực.

Có bao nhiêu bà mẹ thì có bấy nhiêu kiểu tình thương, sự gắn bó mẹ- con. Tất cả những biến động về số lượng và chất lượng đều có thể xảy ra. Việc đánh giá tình cảm mẹ - con cũng như sự gắn bó mẹ con phụ thuộc vào tình cảm đó với đứa con. Việc đứt gãy hay thiếu hụt sự gắn bó mẹ con là một nguy cơ thực sự đối với đứa trẻ vì nó chính là nạn nhân của sự đứt gãy đó.. Nhưng tình yêu thương, sự gắn bó mẹ con thái quá tạo ra những bà mẹ lạm dụng không kém tai hại, và ở những trường hợp này đứa trẻ cũng sẽ là nạn nhân do chính tình cảm của người mẹ gây nên.

Kết luận này chỉ phù hợp trong phạm vi hai trường hợp nghiên cứu mà không được áp dụng vào những trường hợp khác.

2. Kiến nghị

Kiến nghị với gia đình:

- Mẹ, người chăm sóc trẻ cần tạo không gian, tình huống để trẻ có thể tự lập, tách ra khỏi sự bám dính, phụ thuộc.

- Cho trẻ tham gia các lớp học ngôn ngữ, hướng dẫn giao tiếp để trẻ tự tin hơn về bản thân.

- Tăng cường tiếp xúc, giao tiếp của trẻ với chính những thành viên gia đình và những người xung quanh.

Với mẹ:

- Cần được trang bị những kiến thức cơ bản về sự phát triển tâm lý của trẻ em để tăng chất lượng trong gắn bó với con và chăm sóc con.

- Người mẹ cần phải nắm rõ đặc điểm phát triển từng độ tuổi của con, từ đó có những ứng xử phù hợp. Bản năng của mẹ là yêu thương con, nhưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự gắn bó mẹ con sớm và ảnh hường của nó đến quá trình phát triển tâm lý của trẻ em 2 3 tuổi (Trang 87 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)