Lý do và yêu cầu can thiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự gắn bó mẹ con sớm và ảnh hường của nó đến quá trình phát triển tâm lý của trẻ em 2 3 tuổi (Trang 75 - 87)

Chƣơng 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3. .2 Lý do và yêu cầu can thiệp đối vớ iL

3.2. Trƣờng hợp 2

3.2.2 Lý do và yêu cầu can thiệp

Song H là một cô bé xinh xắn, vóc dáng phù hợp với tuổi, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, nhưng cháu khá nhút nhát khi tiếp xúc với người lạ. Cháu cũng mới bắt đầu đi mẫu giáo được hơn 1 tháng.

Bé H là con đầu trong gia đình và là một đứa trẻ mong muốn theo nguyện vọng của gia đình. Trong thời gian mẹ mang thai H hoàn toàn bình thường. H được sinh đủ tháng, nặng 3,1kg. Theo lời mẹ, khoảng 6 tháng tuổi,

bé H đã biết bập bẹ “pa pa”, khoảng 16 tháng bé đã bắt đầu biết bập bẹ những từ đơn giản như “ạ, chào, xin, bye…” Nhưng từ khoảng 18 tháng trở đi, gia đình không thấy bé bập bẹ những từ này nữa mà thay vào đó, bé sử dụng những từ vô nghĩa, không rõ ràng. Tuy nhiên, lúc đó gia đình vẫn cho đó là điều bình thường vì khi chia sẻ với các gia đình có con lai, họ đều cho rằng “con lai thường chậm nói”. Khoảng 12 tháng, H đã bắt đầu biết đứng và 13 tháng, bé có thể đi vững.

Về thể chất bé hoàn toàn bình thường. Hiện nay bé cao khoảng 95cm và nặng 13,5 kg. Tuy nhiên H dễ bị cảm cúm, và sổ mũi khi thời tiết thay đổi.

Một lần, Song H bị sốt, mẹ đưa H đi khám tại bệnh viện Vinmec. Sau khi bác sĩ nhi khám toàn diện về sức khỏe và dựa vào đánh giá phát triển lứa tuổi, H được chẩn đoán có vấn đề về phát triển ngôn ngữ và có một số rối nhiễu trong quá trình phát triển. Người mẹ đã rất lo lắng và muốn có một nhà tâm lý đến can thiệp cho cháu, hỗ trợ cho gia đình.

3.2.3 Bức tranh ban đầu về vấn đề của trẻ thông qua hỏi chuyện lâm sàng sàng

Theo lời khuyên của bác sĩ Nhi khoa sau khi khám và đánh giá phát triển của trẻ, mẹ của Song H đã cho bé tới lớp mẫu giáo. Tuy nhiên, mẹ Song H chỉ cho con đến trường buổi sáng, trưa mẹ lại đón bé về để đảm bảo cho Song H ăn uống và ngủ đầy đủ. Sau đó, buổi chiều mẹ lại đưa bé đi lớp “Song

H quen ngủ trưa với mẹ rồi, vì từ bé đến lớn bất cứ lúc nào khi ngủ thì tôi thường ôm cháu ngủ, chính vì điều đó khiến cho cháu có thói quen là nếu không có mẹ nhất định cháu sẽ không ngủ.” Từ khi Song H đi học thì bé

thường hay bị cảm cúm, sổ mũi nên phải nghỉ học cũng khá nhiều.

Ở trường Song H ít tương tác với các bạn, không biết khoe, không biết chia sẻ đồ chơi. Bé cũng hay chạy ra khỏi chỗ và chơi một mình. Trong lớp bé

dường như không chú ý lắng nghe theo yêu cầu của cô giáo. Tuy nhiên bé rất thích hát. Khi cô giáo dạy một số bài hát, cô bé có thể hát theo đúng điệu của bài hát nhưng không rõ từ.

Kinh tế của gia đình H ở mức trung bình. Hiện nay gia đình bé ở cùng với ông bà ngoại ở Cát Linh – Ba Đình – Hà Nội. Khoảng từ 6 – 9 tháng tuổi, bé có theo bố mẹ sang sống với ông bà nội ở Hàn Quốc. Trong khoảng thời gian đó, sự phát triển thể chất và ngôn ngữ của bé vẫn hoàn toàn bình thường. Đôi lúc, mẹ nhận thấy bé có nói nhại theo bà nội khi bà trò chuyện với cháu bằng tiếng Hàn Quốc. Sau đó, H lại quay trở về Việt Nam và sống với gia đình ông bà ngoại.

Nhà ông bà ngoại có 4 tầng. Tầng đầu tiên là phòng khách và bếp, tầng 2 có 2 phòng, phòng của gia đình Song H và phòng của ông bà ngoại, tầng 3 cũng có 2 phòng, phòng gia đình của bác Song H và phòng của dì cháu.

Song H là con đầu và cũng là cháu ngoại đầu tiên trong gia đình nên được cả đại gia đình bao bọc, quan tâm chăm sóc rất chu đáo. Mỗi khi bé khóc, hay ho hắng cả gia đình xúm lại hỏi han và nựng cháu.

Ông bà ngoại bé hiện tại đã nghỉ hưu nên chủ yếu ở nhà nội trợ và cũng dành thời gian để chăm sóc Song H.

Mẹ Song H trước đây là nhân viên phiên dịch cho một công ty của Hàn Quốc. Cách đây 1 năm, mẹ bé đã nghỉ việc để dành toàn bộ thời gian chăm sóc bé. Điều này khiến cho mối quan hệ gắn bó giữa mẹ và Song H ngày càng chặt chẽ và mang tính lệ thuộc.

Mọi sinh hoạt của Song H ở nhà nằm trong khuôn khổ của một bà mẹ luôn cẩn thận, sạch sẽ và chu đáo. Theo lời mẹ bé kể, mỗi khi mà bé ăn uống gì mà bị rơi rớt, cho dù chỉ một giọt nhỏ ra quần áo, mẹ bé liền thay luôn cho bé. Chính vì điều đó, bé cũng đã học tập được tính kỷ luật, tính sạch sẽ đến

mức: cứ mỗi lần bị nước rơi rớt ra áo là Song H cũng cảm thấy khó chịu đòi, bé kêu ca và la hét để yêu cầu mẹ phải thay cái khác ngay lập tức. “Mỗi lần

mà cháu chơi đồ chơi, hay nhặt thức ăn rơi ở dưới đất là tôi phản ứng rất mạnh, tôi chạy nhanh đến và nói ngay với cháu rằng cháu không được nghịch bẩn”. Mẹ H rất ít cho bé tiếp xúc với các trẻ khác vì sợ bé chơi bẩn với các

bạn.

Mẹ bé là người rất hay lo lắng và luôn quan trọng hóa tất cả các vấn đề. Trong lần đầu tiên tôi tiếp xúc với bé mẹ bé đã đề nghị với tôi là: “xin lỗi, ở

trong phòng tắm có chai nước rửa tay, cô vui lòng có thể rửa tay trước khi tiếp xúc với cháu được không, vì bác sĩ bảo Song H rất dễ bị nhiễm bệnh nên cô thông cảm”.

Mỗi lần đưa Song H đến trường, sau khi các cô đón bé vào lớp học rồi, mẹ vẫn đứng ở ngoài theo dõi xem con chơi với cô và các bạn như thế nào sau đó mới yên tâm để rời khỏi lớp học. Nhưng mẹ bé vẫn chưa về ngay mà thường đi vòng quanh trường của con và luôn nghĩ là: “ Không biết giờ này con đang làm gì? Con có chơi được với các bạn của con không? Các thầy cô giáo đang dạy cho con những gì?...”

Mẹ của Song H thuộc hết tên các bạn trong lớp của con và biết mặt tất cả các bố mẹ của các bé khác trong lớp và hiểu được hoàn cảnh cũng như tình trạng của các bé.

Như vậy, chúng ta có thể thấy mẹ Song H luôn dành thời gian để quan tâm con một cách quá mức. Và giả thuyết được đặt ra ở đây là: có thể sự quan tâm quá mức này của mẹ đã ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của bé. Trên thực tế, Song H đã có một vài dấu hiệu cho thấy cảm giác thiếu an toàn khi không có mẹ: Sẽ không đi ngủ nếu không có mẹ ở cạnh, sẽ không ăn cơm nếu người chăm sóc không phải là mẹ.

Bố của Song H làm quản lý cho một công ty của Hàn Quốc nên rất bận rộn, ít có thời gian chơi và chăm sóc con. Nhiều hôm bố đi làm về thì Song H đã đi ngủ. Có những hôm bố về sớm chơi với bé thì thường thích ôm ấp vỗ về con, nhưng Song H lại cảm thấy khó chịu và muốn đẩy bố ra. Chính vì thế, Song H và bố ít có tình cảm gắn bó với nhau. Bố của Song H rất yêu thương con nhưng không hiểu con và không biết cách chơi với con. Song H cũng không thể giao tiếp được với bố, vì cháu không hiểu tiếng Hàn Quốc.

Gia đình bác và dì của bé hiện tại chưa có con nên bé rất được mọi người trong gia đình cưng chiều và luôn vỗ về.Tuy nhiên mỗi người đều có công việc làm riêng, rất bận rộn nên cũng ít có thời gian để chơi với bé.

Như vậy, có thể thấy rằng, Song H là một cô bé dễ thương và luôn được sự quan tâm, chăm sóc rất chu đáo từ gia đình đặc biệt là của mẹ. Tuy nhiên bé lại rất nhút nhát khi tiếp xúc với người lạ, ngôn ngữ nói của bé chậm hơn so với các bạn cùng tuổi. Bé nói nhiều âm vô nghĩa, hay nói và hát một mình. Song H luôn sợ khi vào phòng của mình nếu không được bật đèn led vàng. Theo lời mẹ kể: “có lần khi con đang chơi trong phòng một mình rồi bày hết mọi đồ chơi trên giường, tôi bước vào phòng lúc đó thấy như vậy đã rất tức giận và quát cháu. Lúc ấy cháu đang tập trung chơi rất say sưa nên giật mình và khóc. Từ đấy, Song H sợ, không muốn vào phòng của mình nữa, đêm cháu giật mình, ngủ không ngon giấc”. Mẹ bé và gia đình tìm đủ mọi

cách để đưa bé vào phòng nhưng bé đều không chịu vào. Sau đó mẹ bé phát hiện ra rằng Nếu không bật đèn vàng nữa thì cháu sẽ bước vào phòng chơi như bình thường.

Điều gì đã xảy ra với Song H? Vì sao, ban đầu bé sợ vào phòng riêng do đèn led vàng không bật nhưng sau sự tức giận và quát mắng bất ngờ của mẹ, bé lại sợ vào phòng khi đèn led vàng được bật lên? Có mối liên hệ nào

giữa sự hiện diện của mẹ như một kích thích với cường độ “quá mạnh” và ánh đèn vàng? Bé Song H thực sự sợ hãi điều gì?

Đến đây, một giả thuyết thứ hai được hình thành tiếp sau giả thuyết thứ nhất là: người mẹ trong trường hợp này là một người mẹ toàn năng, một người mẹ bao bọc con mình đến mức đứa trẻ trở nên lo hãi, cảm giác bị đe dọa và bị cô lập với những người khác. Người mẹ này lấp đầy vị trí của ông bố và gạt người bố ra khỏi mối quan hệ trạc ba: Bố-Mẹ-Con. Sự kết dính đến từ phía người mẹ tạo nên cảm giác thiếu an toàn ở đứa trẻ. Ở đây, hình ảnh người mẹ trở thành một hình ảnh “tưởng tượng” về một người làm luật, toàn quyền, toàn năng, gây hấn, mạnh mẽ, hay nói cách khác, đó là hình ảnh mà đáng lẽ thuộc về người bố.

Kết quả đánh giá phát triển tâm vận động của trẻ bằng test Denver II:

Tôi đã sử dụng trắc nghiệm Denver II để đánh giá phát triển tâm vận động của Song H. Các kết quả thu được từ Denver II như sau:

- Phát triển cá nhân xã hội tương ứng bằng trẻ 21 tháng tuổi. - Phát triển vận động tinh tế - thích ứng bằng trẻ 27 tháng tuổi.

- Phát triển ngôn ngữ bằng trẻ 22 tháng tuổi.

- Vận động thô phù hợp với sự phát triển của lứa tuổi là 33 tháng. Chỉ số phát triển DQ là : 78%

3.2.4 Các phân tích từ quan sát lâm sàng

Tiếp nhận lời yêu cầu can thiệp từ gia đình Song H, tôi đã tiến hành các quan sát lâm sàng và hỏi chuyện các thành viên gia đình trong ba buổi làm việc tại nhà bé. Trong phần này, tôi trình bày diễn biến và các kết quả thu được về Song H từ ba buổi làm việc đó.

Buổi làm việc đầu tiên: Ban đầu việc tiếp xúc với Song H diễn ra khá

khó khăn. Song H chỉ đứng gần mẹ, và tỏ ra rụt rè, nhút nhát khi tiếp xúc với tôi. Dường như bé tỏ ra không quan tâm đến sự có mặt của tôi ở đây mà chỉ chăm chú nghịch điện thoại. Nếu mẹ không đưa điện thoại thì bé tỏ ra tức giận và la hét. Theo lời mẹ của Song H, khi bé muốn cái gì thì bé thường hay la hét hoặc ăn vạ để có bằng được.

Lúc đó, tôi sử dụng trò chơi thổi bong bóng để lôi kéo sự chú ý của Song H. Khi nhìn thấy tôi thổi bong bóng, Song H tỏ ra thích thú, và chú ý quan sát những quả bong bóng. Nếu những quả bong bóng này bị xẹp và biến mất thì Song H lại nhìn về phía tôi và chờ đợi tôi thổi bong bóng tiếp.

Trước khi thổi quả bong bóng tiếp theo, tôi đếm “ 1 – 2 – 3: Thổi bóng”, Song H đã rất thích thú và tỏ ra háo hức. Sau đó, tôi nói “thổi” và yêu cầu Song H nói theo “thổi” bé không nói theo và nhìn về phía mẹ. Mẹ bé nói:

“thổi nào Song H”. Lúc ấy bé mới nói “thổi”. Mẹ bé rất ngạc nhiên vì điều

này. Tôi đề nghị Song H đập “je” (cách đập tay để ăn mừng) nhưng bé chưa biết làm theo. Tôi đã đề nghị mẹ cầm tay bé để đập “je” với tôi. Điều đó càng khiến Song H thích thú hơn.

Ở buổi đầu tiên tôi đã bước đầu làm quen và tương tác được với Song H. Ngoài ra tôi cũng đã thu thập được những thông tin cơ bản về những vấn đề hiện tại của bé.

Buổi làm việc thứ hai: Sau khi thiết lập được mối quan hệ ban đầu tôi

và Song H đã có sự thân thiện với nhau hơn. Ở buổi thứ hai này cô bé tỏ ra hào hứng khi nhìn thấy tôi đến và chạy gần về phía tôi. Mẹ bé nhắc: “H chào

cô đi”. Tôi cũng giơ tay và nói “chào H” lúc đó bé liền bắt chước cử chỉ vẫy

Sau màn chào hỏi đó mẹ Song H đề nghị lên phòng chơi. Lần này, mẹ bé đưa tôi lên phòng của gia đình bé ở trên tầng 2. Mẹ bé bật đèn led cho sáng phòng, tôi thấy bé đứng ôm nép vào chân mẹ. Người mẹ giải thích với tôi “H

sẽ không bước vào phòng của mình nếu mẹ không bật thêm một chiếc đèn led treo tường”. Chỉ khi mẹ bật đèn led H mới chịu bước vào trong phòng của

mình. Ở trong phòng bé thích soi gương, và cười một mình trong gương, làm điệu khi soi gương. Sau đó, bé nhảy lên những tấm đệm trải ở dưới sàn và cứ thế nhảy bật người lên một cách thích thú. Bé không quan tâm đến tôi và mẹ bé đang ngồi ở trong phòng. Khi tôi gọi tên bé Song H vẫn tỏ ra không chú ý, cứ tiếp tục bật nhảy trên tấm đệm. Lúc đó, tôi đã lấy lọ thổi bong bóng ra để lôi kéo sự chú ý của bé. Ngay lập tức, cô bé dừng nhảy và chạy về gần phía tôi quan sát. Bé chăm chú quan sát khi tôi thổi bóng và đưa tay hứng những quả bóng.

Khi đã bắt đầu quen với bé, tôi đề nghị mẹ bé chuẩn bị một chiếc bàn và ghế cùng với giấy và bút màu. Tôi đưa giấy, hộp bút màu cho bé chọn, đề nghị bé viết vào giấy. Bé cầm bút màu và bắt đầu viết nghệch ngoạch trên giấy. Nhưng rối Song H đưa tay về phía mẹ bé thể hiện ý muốn mẹ cháu cầm tay cháu vẽ. Tôi đã đề nghị mẹ bé nói “con tự vẽ đi”. Bé lại tiếp tục vẽ. Tôi khuyến khích cháu bằng cách vỗ tay hoan hô và nói “con giỏi lắm”. Mẹ cháu cũng nói theo và khuyến khích Song H. Cô bé rất vui và tỏ ra thích thú tiếp tục vẽ.

H có trí nhớ rất tốt. Tôi cho bé xem những bức tranh; sau đó tôi nói tên đồ vật trong tranh như “cái ghế, ti vi, lược, con mèo…”. Tôi yêu cầu bé chỉ cho tôi các bức tranh khi tôi gọi tên. Bé H đã chỉ đúng được một số hình.

Bé tương tác nhanh với các đồ chơi như đồ xếp hình, xếp khối gỗ. Tuy nhiên, trong khi chơi, cháu thường dễ bị xao nhãng như chạy ra ngoài nhảy trên đệm hoặc chạy ra soi gương, cười và làm các cử chỉ điệu bộ trong gương.

Tại buổi thứ 3: tôi đã làm việc với mẹ, ông và ngoại, cùng với dì và bác

dâu của bé.

- Qua trao đổi với mẹ bé, chúng tôi nhận thấy Song H được cả gia đình quan tâm chăm sóc, mẹ thường xuyên nói chuyện và chơi với H, “nhưng không hiểu sao cháu không nói gì cả”. H có thể hiểu lời mẹ nói nhưng lại

không nói được và hay nói những từ vô nghĩa. Mẹ bé đã nghỉ việc để ở nhà chăm bé hơn một năm nay. Theo lời mẹ H, H rất gắn bó với mẹ vì mẹ là người chăm sóc chủ yếu, “bố cháu rất bận công việc, nhưng bố cháu vẫn rất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự gắn bó mẹ con sớm và ảnh hường của nó đến quá trình phát triển tâm lý của trẻ em 2 3 tuổi (Trang 75 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)