Gắn bó mẹcon sớm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự gắn bó mẹ con sớm và ảnh hường của nó đến quá trình phát triển tâm lý của trẻ em 2 3 tuổi (Trang 28)

. 2 Những nghiên cứu về gắn bó mẹcon sớm tại Việt Nam

.2.2 Gắn bó mẹcon sớm

.2.2. . Định nghĩa về sự gắn bó mẹ con sớm

Có thể nói, nhu cầu gắn bó là một nhu cầu sơ cấp, bẩm sinh ở con người. Các chức năng chính của gắn bó là bảo vệ, hỗ trợ và khuyến khích khi cá nhân gặp phải những mối đe dọa bên trong hay bên ngoài. Nếu đáp ứng của những người xung quanh là thích đáng với nhu cầu gắn bó của trẻ, thì sự gắn bó sẽ phát triển ở trẻ một nền tảng an toàn và một hình ảnh tích cực về bản thân. Trên nền tảng này, các năng lực mới xuất hiện: khả năng tự chia tách để khám phá môi trường, khả năng chờ đợi một đáp ứng và sau đó là đáp ứng nhu cầu gắn bó của một đứa trẻ nhỏ hơn hoặc yếu đuối hơn.

Mối quan hệ gắn bó mẹ con là một mối quan hệ thiêng liêng, cơ bản mà hầu như giống loài nào cũng có. Đối với sự phát triển bình thường của một đứa trẻ, tình cảm gắn bó giữa trẻ với bố mẹ, đặc biệt với người mẹ là nền tảng nhất.

Như đã trình bày ở trên, sự gắn bó giữa mẹ (người chăm sóc) với trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ, thường được thể hiện qua sự phản kháng của trẻ khi người mẹ rời khỏi con và nụ cười bi bô mà trẻ có khi mẹ quay lại. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, trẻ cũng tìm kiếm gương mặt gắn bó. Mối quan hệ khăng khít này cung cấp cơ hội cho một ứng xử xã hội và đồng thời là một phần thưởng đối với trẻ. Nó giúp trẻ có thể nhận dạng ra mẹ một cách có chọn lọc. Tuy nhiên, trong quá trình trẻ ngày càng nhận dạng ra mẹ thuần thục bao nhiêu, nó càng thể hiện nhiều sự lo hãi và lo âu hơn đối với những người lạ. Những

phản xạ tự nhiên như bám víu, ôm, chạm vào người quen khi sợ hãi là những tín hiệu cho thấy trẻ sơ sinh cần được bảo vệ, cần được che chở trước những cảm giác sợ hãi bị truy hại. Theo Bowlby (1973), đó là kết quả của một sự thành thục kép: sự gia tăng các khả năng tri giác của trẻ, giúp nó dò tìm ra tính chất mới mẻ hoặc xa lạ của một đồ vật hoặc một con người và sự gia tăng nỗi sợ hãi người lạ theo thời gian [27, tr.110].

Gottlieb (1978), Gay (1981), Lobar & Philipps (1992) và Boulanger & Goulet (1994) mô tả sự gắn bó mẹ con trong một quá trình tương tác bắt đầu với giai đoạn quan hệ qua lại và tiến triển tới sự gắn bó. Quan hệ qua lại là nền tảng của mọi mối quan hệ người và liên quan tới giai đoạn đầu tiên của quá trình gắn bó. Giai đoạn quan hệ qua lại bắt đầu trong quá trình mang thai (Sandelowski & Black, 1994), trở nên rõ nét hơn khi trẻ ra đời (Gottlieb, 1978) và có vai trò giúp trẻ và bố mẹ học cách hiểu biết lẫn nhau. Chính từ sự hiểu biết lẫn nhau này mà giữa mẹ và con hình thành nên mối liên hệ đầy quyền năng. Sự gắn bó mẹ con sớm là thành tố mang tính cảm xúc của mối quan hệ bố mẹ-con cái. Ở đây, cần phải nhắc lại quan điểm cho rằng quá trình gắn bó được đặc trưng bởi sự tìm kiếm và duy trì sự gần gũi, sự tương tác lẫn nhau trong những trao đổi ngôn ngữ, phi ngôn ngữ cũng như qua sự hình thành các cảm xúc tích cực.

Như vậy, mối quan hệ gắn bó mẹ con sớm là mối quan hệ cặp đôi được hình thành do sự đáp ứng nhạy bén của mẹ đối với những tín hiệu của trẻ. Tham khảo những nghiên cứu đã có, chúng tôi thấy rằng gắn bó mẹ con sớm là mối quan hệ thân thiết về mặt thể chất và tâm lý; trên cơ sở tình yêu thương bao dung của người mẹ, đứa trẻ cảm nhận được sự an toàn để phát triển cân bằng về mặt tâm – sinh lý và xã hội. Quan hệ mẹ con xuất hiện từ rất sớm đáp ứng nhu cầu an toàn cho trẻ và đảm bảo sự phát triển cân

bằng cả về thể chất và tâm lý. Đây là thứ tình cảm ruột thịt được thể hiện bằng sự chăm sóc và sự chấp nhận từ phía người mẹ, gắn với nó là sự thoả mãn các nhu cầu sinh lý thông qua sự tiếp xúc trực tiếp của mẹ, mẹ bế con, con ôm lấy mẹ, mẹ và con ăn cùng nhau, chơi đùa cùng nhau. Gắn bó mẹ con sớm có thể được hiểu là sự kết nối tâm lý bền vững, là sự ràng buộc cảm xúc sâu sắc và lâu dài giữa mẹ và trẻ, giúp trẻ phát triển hình ảnh tích cực về bản thân và hình thành các cảm giác an toàn trong quá trình phát triển tổng thể.

.2.2.2. Các thuộc tính của sự gắn bó mẹ con sớm

Sự gắn bó mẹ con sớm được xem xét theo các thuộc tính sau: sự gần gũi về thể chất và cảm xúc, sự tương tác lẫn nhau và sự cam kết.

- Sự gần gũi về thể chất và cảm xúc: Gắn bó mẹ con được đặc trưng bởi

sự tìm kiếm và duy trì trạng thái gần gũi giữa trẻ và mẹ (Avant, 1979; Marecki & cs., 1985; Lobar & Philipps, 1992). Theo Bowlby (1969), người mẹ lên kế hoạch gắn bó với con từ trước sự ra đời của trẻ. Với kế hoạch này, người mẹ đã dự kiến khoảng thời gian cùng sống với trẻ và hạn chế các tình huống gây ra sự xa cách. Vì thế, sự gần gũi được xem như một điều kiện mà trong đó bố mẹ giới hạn khoảng không gian giữa họ với trẻ bằng cách tạo thuận lợi cho sự tương tác và sự phát triển của trẻ. Những tiếp xúc sớm và lặp lại từ khi trẻ sinh ra cho phép bố mẹ vững tin về sự tồn tại thực của trẻ và tìm hiểu về trẻ. Nuôi dưỡng, ôm ấp, đu đưa, duy trì tiếp xúc mắt kéo dài và tìm kiếm một cách tích cực những cơ hội tương tác với con là những hành vi thuận lợi cho sự phát triển mối quan hệ gắn bó.

Người mẹ thường dùng các cách thức giác – động khác nhau để tiếp xúc với con, sự đụng chạm và tiếp xúc mắt là những cách thức hiệu quả nhất trong giao tiếp với trẻ bé (Bourassa & c., 1986; Brazelton & Cramer, 1992). Khi trẻ khóc, cười, bám víu hay nhìn theo, nó đã góp phần vào việc duy trì sự

gần gũi với bố mẹ. Việc duy trì và tìm kiếm sự gần gũi làm nảy sinh các cảm giác yêu thương, an toàn và vui vẻ ở cả trẻ và mẹ (Karen, 1994).

- Sự tương tác: Khả năng giao tiếp của trẻ và của mẹ là một mắt xích

nhỏ nhưng hết sức cần thiết cho chất lượng mối quan hệ. Tương tác là một kiểu thích ứng trong mối quan hệ dẫn đến hình thành một loạt hành vi thỏa mãn lẫn nhau. Như thế, hành vi của mẹ được thích ứng với những dấu hiệu mà trẻ tạo ra nhằm hình thành nên một phản ứng tích cực ở trẻ (Aderson, 1981).

- Sự cam kết: Việc hình thành nên mối liên kết gắn bó kéo theo một

mối quan hệ bền vững mà ở đó bố mẹ, đặc biệt là người mẹ, cảm thấy có trách nhiệm cũng như luôn sẵn sàng về mặt thể chất và tâm lý đối với trẻ (Bourassa, 1986). Là người mẹ được gắn bó có nghĩa là luôn cảm thấy được ràng buộc với con, có trách nhiệm về sự an toàn, sự trưởng thành và sự phát triển của con và đảm bảo cho con một vị trí nhất định trong gia đình và ngoài xã hội. Bởi thế, bố mẹ, nhất là người mẹ cần thiết phải đặt trẻ vào trung tâm cuộc sống của họ và của không gian gia đình. Khi trẻ xuất hiện, các hệ thống gắn bó trong gia đình được tổ chức lại; theo đó, mỗi thành viên sẽ tiếp tục cảm giác an toàn và tự do trong cuộc sống chung.

1.2.2.3. Các giai đoạn gắn bó mẹ con

Bowlby (1980) cho rằng, từ lúc lọt lòng, trẻ em đã có những ứng xử làm cho mẹ quan tâm và chăm sóc như: mút, bám víu, khóc, mỉm cười, tìm theo. Tùy theo mức độ đòi hỏi và người mẹ đáp ứng, sẽ tạo ra một mối gắn bó tốt xấu, đậm nhạt khác nhau. Và từ sáu tháng trở đi, hình thành một hệ thống dần dần chi phối toàn bộ quan hệ mẹ con, ảnh hưởng mạnh mẽ sự phát triển của trẻ về nhiều mặt. Ở đây không chỉ có mẹ tác động lên con, mà là sự tác động qua lại giữa mẹ và con, ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của cả hai bên.

Thời kỳ đầu tiên là ngay sau khi sinh, em bé có một loạt ứng xử tìm kiếm sự gần gũi với người chăm sóc, bất kể người đó là ai. Khoảng hai tuần tuổi, trẻ ưa thích giọng nói của con người hơn những âm thanh khác, khoảng 4 tuần tuổi trẻ thích giọng nói của mẹ hơn giọng nói của người khác. Vào tháng thứ 2, trẻ bắt đầu giao tiếp bằng mắt khi hướng về người chăm sóc, và bắt đầu báo hiệu nhu cầu của trẻ một cách rõ ràng hơn. Đây là khởi đầu của sự gắn bó.

Giai đoạn kế tiếp, từ 3 đến 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu biểu lộ sự vui thích trong quá trình tương tác với con người thông qua “nụ cười xã hội”. Trong thực tế, người lớn thường thực hiện nhiều trò khôi hài để gợi lên nụ cười như thế ở trẻ. Điều này cho thấy nụ cười và ánh mắt nhìn của trẻ có giá trị tới mức nào trong cuộc sống, nó không chỉ đảm bảo cho sự hình thành một sự gắn bó khỏe mạnh mà còn kích thích sự tương tác qua lại giữa người lớn và trẻ em. Thời gian này, trẻ bắt đầu có sự phân biệt lạ - quen.

Đến tháng thứ 6 -7 trở đi, trẻ tìm cách bám gần mẹ; bắt đầu có sự lựa chọn và tập trung vào mẹ(hay người chăm sóc). ở giai đoạn trước, trẻ đã có sự phân biệt lạ quen, nhưng vẫn đón nhận bất kì người nào, và lúc mẹ trong có mặt trẻ cũng không có phản ứng gì rõ rệt. sau 6 -7 tháng, khi mẹ bỏ đi, trẻ có phản ứng ngay, trẻ cố tìm mẹ, và lúc mẹ trở về thì tỏ ra vui mừng. Đến một môi trường không quen thuộc trẻ càng tỏ ra bám lấy mẹ.

Có thể nói, trẻ bắt đầu có một biểu tượng thống nhất về mẹ. Chính vì vậy, ở những trẻ mồ côi từ lúc mới sinh, nếu không thiết lập được một sự gắn bó với một bà mẹ nào đó, là người chăm sóc trẻ thường xuyên trong khoảng thời gian trên 6 tháng đầu tiên, sẽ xuất hiện rỗi nhiễu tâm lý gọi là hội chứng vắng mẹ (hospitalism), trẻ sẽ chậm nói, chậm phát triển về tâm lý, vận động mặc dù vẫn được nuôi ăn đầy đủ.

Giữa 6 – 9 tháng, trẻ ngày càng có khả năng phân biệt được người chăm sóc trẻ và những người lớn khác và thường dành phần thưởng cho người đặc biệt này bằng “nụ cười ưu ái”. Hai hiện tượng phổ biến “lo âu chia cách” và “lo âu người lạ” là tín hiệu cho thấy trẻ có ý thức rằng người chăm sóc trẻ có chức năng và giá trị độc nhất.

Sau sáu tháng, trẻ có tiến bộ ở nhiều mặt, đặc biệt là vận động, làm cho mối quan hệ mẹ - con trở nên phong phú thêm, quan hệ xã hội của trẻ cũng đa dạng hơn có thể tỏ ra găn bó với nhiều người.

Từ 12 – 24 tháng tuổi, việc biết bò và biết đi cho phép trẻ điều chỉnh và được sự gần gũi hoặc khoảng cách đối với người chăm sóc. Việc tìm kiếm sự gần gũi cũng được xem như là hành vi tìm kiếm sự an toàn. Trẻ quay về phía người chăm sóc để được thoải mái, trợ giúp, hoặc đơn giản là để “nạp thêm năng lượng cảm xúc”. Qua năm thứ 2, đặc biệt đến năm thứ 3, thì trẻ cũng hình thành mối quan hệ gắn bó không chỉ với mẹ mà có thể gắn bó với một số người khác, thường là bố hay là người gần gũi nhất với trẻ sau mẹ nó, nhất là trong hoàn cảnh khó khăn.

Sau một thời gian thiết lập được sự gắn bó với mẹ, thì khi được khoảng 2 – 3 tuổi trẻ lại bước vào một giai đoạn muốn tách biệt với mẹ để bước những bước chân chập chững trên con đường tự khẳng định, tự làm chủ bản thân. Đó là một trạng thái phát triển tâm lý cần thiết. Nếu một người mẹ không am hiểu, vì lòng thương con cứ tiếp tục quyến luyến, ôm ấp và làm thay cho con quá nhiều thì trẻ có thể không phát triển về tâm lý. Đôi khi tình trạng này kéo dài cho đến tận tuổi … trưởng thành. Lúc đó, bề ngoài trẻ là một chàng thanh niên lưng dài vai rộng, hay một cô thiếu nữ yểu điệu dịu dàng, nhưng tâm lý vẫn là một đứa trẻ, không giám tự mình quyết định một

việc gì, không dám đương đầu với những thách thức của cuộc sống và thường bị cuốn hút bởi những trào lưu xã hội [7, tr.89-90].

Trong thế kỉ XX, Rudolph Schaffer và Peggy Emerson (1964) đã nghiên cứu sự phát triển của một nhóm trẻ Scotland. Mỗi tháng một lần, họ phỏng vấn các bà mẹ và rút ra kết luận: Ở trẻ, quá trình hình thành sự gắn bó mẹ con thường diễn ra qua 4 giai đoạn [7, tr.91]:

Giai đoạn tiền xã hội ( – 6 tuần tuổi): Còn gọi là pha phi xã hội. Trẻ

mới đẻ phi xã hội theo nghĩa là các kích thích xã hội hoặc phi xã hội thường tạo ra phản xạ thích thú, chỉ một số ít tạo phản xạ phản đối. Cuối pha này, trẻ thể hiện sự ưa thích đối với những kích thích xã hội như khuôn mặt đang cười.

Giai đoạn xã hội chưa phân tách (6 tuần tuổi- 6, 7 tháng tuổi): Trong

giai đoạn này trẻ thích bầu bạn cùng mọi người nhưng không phân tách. Trẻ cười nhiều với mọi người và những vật thể giống người như búp bê và có vẻ rối rít khi người lớn không đồng tình. Mặc dù trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi dành nụ cười tươi nhất cho người mẹ, người chăm sóc, nín ngay khi được người ấy dỗ nhưng chúng cũng thích thú khi được người khác chú ý, bất kể đó là người quen hay lạ.

Giai đoạn gắn bó đặc biệt (7-9 tháng tuổi): Trong giai đoạn này trẻ

thường gắn bó với một người duy nhất (mẹ, người chăm nuôi). Trẻ bắt đầu phản đối khi tách khỏi mẹ, thường bò theo mẹ, lại gần mẹ và vui mừng khi thấy mẹ, đồng thời hay sợ người lạ. Sự gắn bó mạnh mẽ với mẹ giúp trẻ khảo sát môi trường xung quanh nó.

Giai đoạn đa gắn bó (sau tháng tuổi): Trẻ có thể gắn bó với mọi

người, trước hết là những người thân trong gia đình như bố, mẹ, anh, chị, ông, bà… Sau 18 tháng sẽ còn rất ít trẻ chỉ gắn bó với một người.

Nhìn chung sự gắn bó chặt chẽ giữa mẹ và con diễn ra mạnh mẽ ở trẻ trong suốt 6 tháng đầu, đặc biệt là giai đoạn từ 6-9 tháng tuổi.

Theo Nguyễn Khắc Viện (2002), trong quá trình hình thành mối quan hệ gắn bó mẹ con sớm, từ lúc lọt lòng, trẻ em đã có những ứng xử làm cho mẹ quan tâm và chăm sóc:

- Kỳ đầu, ngay sau khi sinh, là xu hướng của trẻ bé tìm quan hệ với một người khác, với một loạt ứng xử có tính chủ động. Lúc này trẻ có thể ở với bất kỳ người nào cũng được.

- Sau 3 tháng, trẻ biết phân biệt lạ quen. Những phương tiện hiện đại (quay phim) cho thấy sự phân biệt này xuất hiện có khi sớm hơn. Trước đó, người ta cho rằng sau 6 tháng mới xuất hiện sự phân biệt này.

- Đến tháng thứ 6 – 7 trở đi, trẻ tìm cách bám gần mẹ, bắt đầu có sự lựa chọn và tập trung vào một người. Trước đó, mặc dù trẻ đã có phân biệt lạ quen, nhưng vẫn đón nhận bất kỳ người nào; và lúc mẹ có mặt hay không có mặt, trẻ cũng không phản ứng. Sau 6 – 7 tháng, khi mẹ bỏ đi, trẻ có phản ứng, cố tìm mẹ; và lúc mẹ trở về, trẻ tỏ ra vui mừng. Trẻ bắt đầu có một biểu tượng thống nhất về mẹ. Đến một môi trường không quen thuộc, trẻ càng tỏ ra bám lấy mẹ.

Qua sáu tháng, trẻ tiến bộ nhiều mặt, đặc biệt là vận động. Điều này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự gắn bó mẹ con sớm và ảnh hường của nó đến quá trình phát triển tâm lý của trẻ em 2 3 tuổi (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)