Sự phát triển về ngôn ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự gắn bó mẹ con sớm và ảnh hường của nó đến quá trình phát triển tâm lý của trẻ em 2 3 tuổi (Trang 38 - 40)

. 2 Những nghiên cứu về gắn bó mẹcon sớm tại Việt Nam

.3.2 Sự phát triển về ngôn ngữ

Ngôn ngữ ở lứa tuổi này đang trên đà phát triển. Trẻ luôn học từ mới, biết sử dụng từ có ý nghĩa, khởi sự tập ghép các từ ấy với nhau với từ khoảng 30 từ, nhưng cách phát âm chưa rõ ràng và còn ngọng. Sự phát triển ngôn ngữ không đồng đều giữa các trẻ. Vốn từ có khoảng 200 – 300 từ. Thời gian chú ý lâu hơn và trẻ lắng nghe khi người lớn giải thích một điều gì đó. Trong giai đoạn này, trẻ thích nói chuyện với những trẻ cùng lứa hơn là với người lớn

Tác giả Trương Thị Khánh Hà cho rằng, trong giai đoạn này, trẻ em thường nói về những gì diễn ra trong hoàn cảnh trực tiếp, về những hành động mà trẻ đang tham gia trong đó. Một hiện tượng gây nhiều sự chú ý của các nhà khoa học là ngôn ngữ tự kỷ của trẻ em trong giai đoạn này. Nếu quan sát các đối thoại của trẻ với nhau, chúng ta thấy nhiều lúc trẻ tự hỏi rồi trẻ tự trả lời, không quan tâm đến các bạn có trả lời mình không và trả lời ra sao. [6, Tr.91]

1.3.3. Sự phát triển tâm lý

Sự nhận thức của trẻ được coi là yếu tố quan trọng nhất trong việc nắm vững ngôn ngữ, hình thành khái niệm và các mối quan hệ. Bên cạnh đó,

khoảng 2 tuổi trẻ đã bắt đầu nhận biết mình trong gương. Nhận ra mình trong gương là hình thức tự ý thức sơ đẳng đầu tiên. [6, Tr.93]

Trong giai đoạn này, trẻ tự chủ hơn, biết cách đòi cái mà mình muốn và làm được một điều người lớn yêu cầu mà nó thích. Tính tò mò tăng lên đối với môi trường xung quanh, đồng thời nó cũng đối phó với những ý tưởng ngày càng phức tạp hơn. Trẻ háo hức ứng dụng với tất cả những gì mà mình đã học được vào cuộc sống và những việc xung quanh trẻ. [26, Tr.73 -74]

Tư duy của lứa tuổi này là tư duy trực quan hành động; cụ thể là, những biểu hiện tư duy của trẻ đang gắn chặt với hành động trong những tình huống cụ thể. [6, Tr.88]

Khi hai tuổi, vốn từ về tên người và đồ vật tăng lên nhanh chóng, giúp trẻ có thể mô tả và nhận xét một số đồ vật trong gia đình. Trẻ biết tuân theo những mệnh lệnh phức tạp, kiểm tra được một món đồ chơi mà nó đã chơi trước đó. Trẻ nói nhiều và thỉnh thoảng mới đặt câu hỏi. Dần dần trẻ biết mình là ai và nói được tên của mình.

Từ 2 tuổi rưỡi đến 3 tuổi, nhận thức của trẻ phát triển hơn, nó đưa thêm chi tiết vào các khái niệm khái quát. Chúng thường hỏi “tại sao?” và nói “không”. Trẻ nhận thức được hình dạng của đồ vật, cũng có thể vẽ lại được hình tròn nếu như người lớn vẽ cho xem nhưng chưa phải là vòng tròn hoàn toàn. Trẻ nắm bắt được khái niệm về các con số. Trong lứa tuổi này, trẻ cũng bắt đầu để ý đến bộ phận sinh dục của mình và trẻ khác giới. Nói cách khác, trẻ bắt đầu biết có sự khác nhau giữa con trai và con gái.

Sự phát triển nhận thức không thể tách rời sự phát triển cảm xúc của trẻ. Trong giai đoạn này, trẻ chỉ có những phản ứng xúc cảm (như là ngạc nhiên, vui sướng, sợ hãi....) đối với những gì trẻ được trực tiếp tri giác. Trẻ có thể vừa khóc vì bị lấy mất đồ chơi, xong lại nín ngay khi được cho xem cái gì

đó mới. Bắt đầu có sự biểu hiện đồng cảm với người khác. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những biểu hiện “đồng cảm” ở những đứa trẻ 2 tuổi bắt nguồn từ sự gắn bó an toàn (tin cậy) và từ cách đối xử của mọi người với chúng khi chúng tức giận hoặc cần giúp đỡ (Azar, 1997) [6, Tr.92]. Bên cạnh đó, Greenspan (1985) cho rằng, ở giai đoạn lứa tuổi này, trẻ đã có khả năng tưởng tượng về mặt cảm xúc và tư duy cảm xúc, chúng là cơ sở cho việc hình thành các cảm xúc xã hội và tự đánh giá sau này.

Khủng hoảng tuổi lên 3: Ở trong giai đoạn này, chúng ta không thể không nhắc tới sự “khủng hoảng tuổi lên 3”. Trẻ thường bùng lên những phản ứng cảm xúc mạnh đối với những khó khăn mà trẻ gặp phải khi làm một việc gì đó một mình nhưng không đạt được kết quả mong muốn, hoặc có những cơn hờn dỗi khóc lóc khi trẻ đòi hỏi gì đó mà không được người lớn đáp ứng. Sự ngang ngạnh của trẻ biểu hiện ở việc trẻ không những phản đối yêu cầu của người lớn, mà đôi khi còn cố tình làm ngược lại, biểu hiện của các phản ứng là “kệ”, “kệ con”. Những điều trước đây trẻ làm theo nay bỗng nhiên không muốn làm theo. Trẻ muốn tách mình khỏi người lớn, muốn làm theo ý mình. Có thể coi đây là thời điểm bước sang giai đoạn mới của sự phát triển nhận thức của trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự gắn bó mẹ con sớm và ảnh hường của nó đến quá trình phát triển tâm lý của trẻ em 2 3 tuổi (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)