Thông tin chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự gắn bó mẹ con sớm và ảnh hường của nó đến quá trình phát triển tâm lý của trẻ em 2 3 tuổi (Trang 53)

Chƣơng 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1. Thông tin chung

Họ và tên: V.X.L Giới tính: Nam

Sinh năm: 21/02/2011 Nơi sinh: Hà Nội Họ và tên bố: V. X. H Tuổi: 37

Nghề nghiệp của bố: Kiến trúc sư

Họ và tên mẹ: N. T. L Tuổi: 38 Nghề nghiệp của mẹ: Nhà báo.

Địa đểm quan sát: Các quan sát lâm sàng được thực hiện tại gia đình và tại các trường mầm non mà L theo học

Vào thời điểm nhà tâm lý bắt đầu tiến hành các quan sát và hỏi chuyện lâm sàng tại gia đình và tại các trường mầm non, bé L được 28 tháng tuổi. L là con trai đầu trong gia đình. L có em gái kém L 15 tháng. Gia đình hiện tại của L có 6 người, bao gồm ông bà nội, bố mẹ, em gái và L. Cả gia đình hiện đang sống ở một chung cư khá chật chội.

3.1.2. Lý do và yêu cầu can thiệp đối với L

Bố mẹ cảm thấy L chậm nói so với lứa tuổi, chậm phát triển trí tuệ so với các bạn nên đưa bé đến trung tâm để được đánh giá.

Một số kết luận của các chuyên gia tại trung tâm (đầu năm 2013) về phát triển tâm vận động của L như sau:

- Về mặt cá nhân xã hội, L mới ở độ phát triển của trẻ từ 15-18 tháng tuổi.

- Về ngôn ngữ: 18-20 tháng, đã phát âm được một số từ đơn thi thoảng nói được hai từ. Nhìn chung, sự phát triển ngôn ngữ của L tương ứng với trẻ ở khoảng 18-20 tháng tuổi.

- Đối với lĩnh vực vận động thô: L đạt đến mức phát triển của trẻ 24-30 tháng tuổi. Trong khi đó, vận động tinh L mới dừng ở mức 18-20 tháng tuổi.

- Nhận thức của L có ít nhiều nhưng vẫn chậm so với lứa tuổi

Vì không có thời gian đưa L đến trung tâm can thiệp nên bố mẹ L đã tìm một người có thể tới tận nhà can thiệp, cũng như có thể tới cùng L trong các buổi học ở lớp. Yêu cầu của bố mẹ L là mong muốn người can thiệp phát triển được ngôn ngữ và tăng nhận thức cho L.

- Qua những quan sát trong các buổi đầu tiếp xúc với L tôi nhận thấy, về hình dáng bên ngoài, L nhỏ hơn các bạn cùng lứa tuổi, thân hình gầy gò, ốm yếu, xương ngực nhô ra trước. Khi tôi tiến hành những đánh giá ban đầu thông qua chơi trò chơi hay hỏi chuyện, L đều thể hiện không tập trung, không có giao tiếp mắt với người đối diện,L mới biết nói được 2 đến 3 từ (bà, mẹ). Khi có điều gì đó khiến L không hài lòng, L hay ngậm tay, mút tay và khóc.

3.1.3. Bức tranh ban đầu về vấn đề của trẻ thông qua hỏi chuyện lâm sàng sàng

Thông qua hỏi chuyện lâm sàng với mẹ, ông bà nội của L và với các cô giáo đã dạy và chăm sóc L tại trường mầm non cũ và mới, những vấn đề liên quan tới sự gắn bó của L với mẹ bước đầu được bộc lộ.

Hỏi chuyện lâm sàng với mẹ: Theo chia sẻ thông tin của mẹ L được sinh ra trong sự mong đợi và tình yêu thương của bố mẹ. Trong quá trình mẹ mang thai L, mọi chuyện trong gia đình cũng như trong công việc của mẹ L diễn ra bình thường. Khi chào đời, L nặng 3 kg, khỏe mạnh, ăn uống bình

thường. Sự phát triển thể chất cũng diễn ra bình thường cho đến tháng thứ 15. Đây là thời điểm mẹ chuẩn bị sinh em bé.

Vào lúc mẹ sinh em, L ốm rất nặng, không ăn uống được và khóc suốt 10 ngày. Do đó, mẹ sinh em bé xong, không dám nằm viện lâu mà vội về nhà nhanh để chăm sóc L. Cũng trong thời gian này, mẹ rất mệt mỏi, tinh thần chán nản vì lúc nào cũng phải “gồng hết sức để vừa chăm sóc L, vừa chăm

sóc em bé”. Mẹ cho biết: “từ khi mẹ từ bệnh viện về, L nhất định không cho mẹ bế. Mỗi khi mẹ bế thì L lại khóc thét lên, tím tái mặt mũi, nhất quyết đòi theo bố và bà nội (chủ yếu là theo bố, dù trước đó L rất yêu quý mẹ, gắn bó với mẹ nhất). Bố đi đâu L đi theo đó. Không có bố ở nhà thì L lại theo bà. Cứ mỗi lần mẹ định bế, L lại khóc”. Tình trạng này kéo dài hơn 1 tháng, sau đó L

mới cho mẹ bế. Tuy nhiên, người mà L theo chủ yếu vẫn là bố.

Bên cạnh việc không cho mẹ bế, đêm đến, L cũng mất ngủ, thức dậy nhiều lần và khóc lóc, những lúc đó chỉ có bố mới bế và làm cho L không khóc nữa. Mất bốn đến năm hôm cả nhà mất ngủ vì L thức dậy lúc nửa đêm và khóc

Cùng với việc không cho mẹ bế, mất ngủ, thức dậy nhiều lần lúc nửa đêm và khóc lóc, L có những thay đổi trong việc ăn uống. L không ăn bất cứ thức ăn nào, nếu cho bất cứ thứ gì vào miệng thì L nôn trớ và nhả ra. Sự thay đổi này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như thể trạng của L. L trở nên nhỏ và gầy đi. Khi được đưa đến bệnh viện khám, bác s chẩn đoán là L bị suy dinh dưỡng nặng. Tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài cho đến tận bây giờ. L chủ yếu uống sữa; thỉnh thoảng, may mắn lắm L mới ăn được vài hạt cơm trắng.

Khi được hỏi về sự tiếp xúc của L với trẻ con hàng xóm, mẹ L chia sẻ: “L không chơi với trẻ con hàng xóm, cùng lắm thì mỗi tuần có chị con nhà

bác đến chơi (chị hơn L 3 tuổi) nhưng L cũng không chơi với chị mà chỉ ôm và giữ khư khư đồ chơi một mình không cho chị mượn”. Mẹ L lo lắng là L khó

thích ứng với môi trường giao tiếp xã hội.

Khi L 2 tuổi, mẹ cho L đi nhà trẻ. Trong khoảng thời gian L mới đến trường, mẹ rất chán nản, bởi L không giống như những đứa trẻ khác. Mỗi lần được đưa đến lớp hay được đón về, L đều khóc rất nhiều và rất lâu. Việc này diễn ra từ khi L đi học cho đến khi nghỉ học ở trường cũ. Không những khóc nhiều, mới đầu đi học, L còn bị ốm và phải nghỉ học mất 1 tháng.

Trong thời gian L học ở trường cũ, theo những trao đổi giữa mẹ và cô giáo phụ trách lớp về sự giao tiếp của L với các bạn cùng lớp, “L không chơi

với bạn nào” và “lúc nào cũng bám dính lấy cô, cô đi một bước L theo một bước”.

Hỏi chuyện lâm sàng với ông bà nội của L: Sau mẹ, bà nội là người thường xuyên chăm sóc cho L. Bà nói rằng: “L sinh ra khỏe mạnh, nhưng từ

khi mẹ sinh em bé, nó thay đổi hoàn toàn về mọi mặt như ăn, ngủ, vệ sinh cũng như sinh hoặt hàng ngày. Về ăn uống, cháu gần như không ăn gì cả, có đút cơm thì cũng chỉ được một đến 2 miếng đầu. L gần như được nuôi sống bằng sữa, nên mỗi lần cho L ăn, bà và ông rất khổ”. Ông bà là người thường

xuyên đưa L đi học và chiều đón về. “Thường là L 8h sáng đến lớp và chiều

4h ông bà đón về. Đón về sớm để ông bà cho ăn sớm vì sợ ở lớp các cô không cho L ăn được gì và sợ nó đói. Sau đó thì ông bà cho L đi tập thể dục như đi bộ hoặc chơi đá bóng cùng ông”.

Bà nội cũng chia sẻ thêm những thông tin như là: trong thời gian mẹ sinh em bé, “L khóc suốt đêm, mất rất lâu để dỗ dành L đi vào giấc ngủ. Hai

là, L khó ngủ, giấc ngủ không sâu, thường quẫy đạp và trở mình nhiều lần trong giấc ngủ”. Trong sinh hoặt hàng ngày, L hay quấy khóc. Điều đó làm

cho ông bà rất mệt mỏi. Suốt ngày, L bắt ông bà bế dù L đã biết đi và đi nhanh, bắt ông bà dẫn đi chơi. Khi ông bà không thực hiện theo yêu cầu, L lăn ra khóc, làm cho ông bà mệt mỏi và đành phải chiều theo ý để L ngoan hơn và không khóc nữa.

Một vấn đề nữa là, trong việc vệ sinh hàng ngày, “L hay đi đái rắt, mỗi

lần đi tè chỉ tè một ít, không biết nói với ông bà là cho đi vệ sinh. Vì thế, cách tốt nhất để L không làm bẩn ra nhà ông bà đã đóng bỉm hàng ngày cho L (cả ngày)”.

Ông bà cũng đánh giá, “L là đứa trẻ không biết sợ ai, cũng như không

biết sợ bất kỳ một con vật nào (như là chuột, gián, chó, mèo... hay đồ vật như dao, lửa, kéo, roi... như những đứa trẻ cùng tuổi). Khi bị người lớn đánh thì L lăn ra ăn vạ”.

Bên cạnh đó, “L còn là đứa trẻ chưa có kỷ luật”. Mỗi lần thích đi chơi, L đòi đi chơi bằng được, đòi cái gì cũng đòi bằng được. Khi ra ngoài chơi, L không quan tâm xem có ai đi cùng không, cứ chạy hoặc chơi những gì mình thích. L có thể sẵn sàng đẩy bạn khác ra để cướp đồ chơi của bạn.

Hỏi chuyện lâm sàng với cô giáo trường cũ: Trong thời gian làm việc

với L, tác giả luận văn có xin phép hiệu trưởng trường mần non nơi L học ban đầu để gặp, hỏi chuyện cô giáo phụ trách lớp và quan sát L khi tham gia các hoạt động trong lớp.

Theo cô giáo, L có nhiều vấn đề khó khăn như là: “Sáng nào mẹ và bà

đưa đến lớp thì L cũng khóc liên tục khoảng hơn tiếng, mặc dù các cô đã làm hết các cách nhưng L cũng không thôi khóc. Sau khi hết khóc thì L chỉ theo cô thôi. L thường xuyên bắt cô bế, nếu cô đi đâu thì L đi theo đấy, không thấy cô thì L khóc ầm lên. Đến chiều về, cứ đến giờ bà đến đón thì L lại khóc và gọi bà (lúc đó L chỉ nói được từ bà) và khi bà đến đón thì L lại càng khóc

to hơn. Đưa đồ chơi cho L thì L vất đi. L không biết đi vệ sinh dù đã hơn 2 tuổi, suốt ngày đóng bỉm, không biết nói. Khi không vừa lòng thì lại khóc”.

Các cô giáo ở trường rất khó khăn khi chăm sóc cho L. Trong giờ ăn, L không ăn. Khi được cô giáo đút cho ăn, L lắc đầu, cô ép cho thức ăn vào miệng được thì L lại phun hết ra, làm bẩn hết sàn. Những lúc như vậy, cô giáo không biết phải làm gì với L.

Ở lớp, lúc nào trên tay L cũng cầm 1 cái ô tô đồ chơi. Nếu có bạn nào lại cướp thì L khóc và đẩy bạn để đòi lại chiếc ô tô, luôn giữ khư khư cái ô tô ở trong tay. Bên cạnh đó, L luôn tự ti, không dám tiếp xúc cũng như không dám lại chơi với các bạn cùng lớp

L đi học được hơn 1 tuần thì ốm. L ốm gần 1 tháng nên bố mẹ cho nghỉ ở nhà. Sau khi hết ốm, L đi học lại và lại tiếp tục khóc, không ăn, cũng như không chơi với các bạn, tiếp tục đẩy các bạn như những tuần trước.

Tuy nhiên, trong thời gian này, ngôn ngữ của L đã có sự tiến bộ. L đã nói được nhiều hơn, nhưng vẫn chưa nói được câu có 2 từ. Về nhận thức, cô giáo chia sẻ: “L cũng có khả năng nhận thức tốt hơn mặc dù hơi chậm hơn so

với số bạn trong lớp. Nhưng cô giáo bảo gì, hỏi gì là L biết”.

Sau 4 tháng theo học ở trường, những khó khăn kể trên của bé L vẫn không chấm dứt. Do đó, bố mẹ và ông bà nội quyết định chuyển L sang một trường mầm non khác ở gần nhà.

Hỏi chuyện lâm sàng với cô giáo trường mới: Lớp học ở trường mới là lớp học theo kiểu gia đình. Trường có khoảng 20 học sinh và 3 cô giáo, được chia làm 2 lớp: Một lớp dành cho trẻ trên 3 tuổi và 1 lớp dành cho trẻ dưới 3 tuổi. Thời gian đầu, L học lớp dành cho trẻ dưới 3 tuổi. Nhưng sau đó, mẹ L xin cho L lên lớp dành cho trẻ trên 3 tuổi để cho L có thể bắt chước ngôn ngữ của trẻ lớp trên 3 tuổi, vì mẹ cho rằng, “dưới 3 tuổi, các bạn nói ít và một số

bạn chưa biết nói nên L không thể phát triển khả năng nói được”. Hiện tai, L

học ở trường này được hơn 3 tháng.

Khi hỏi chuyện, cô giáo phụ trách lớp mới của L cho biết, từ khi cô dạy ở trường này tới giờ, L là trường hợp đặc biệt nhất và làm cho các cô giáo ở trường cũng vất vả nhất. Trong thời gian đầu, mỗi sáng mẹ, bố hoặc bà đưa đến lớp, L cũng gào thét dữ dội. Khi bố, mẹ hoặc bà đi về, L chạy theo. Khi các cô giữ lại và bế lên thì L tát vào mặt các cô và cứ gọi mẹ hoặc bố. L khóc liên tục khoảng hơn 20 phút mới ngừng, luôn làm cho cả lớp bị rối loạn, “làm

cho các bạn ở trong lớp khóc theo”.

Trong giờ chơi, L luôn giữ khư khư đồ chơi 1 mình, có bạn nào động vào thì L lại lăn ra ăn vạ hoặc là đẩy các bạn ngã. Khi tham gia các trò chơi, L không tuân theo trật tự hoặc quy luật của trò chơi mà luôn chơi theo ý mình dù đã được các cô giáo hướng dẫn. Cũng như vậy, trong giờ học, dù đã được cô giáo hướng dẫn ngồi vào chỗ, hoặc hướng dẫn những động tác cụ thể (trong tập thể dục hay múa hát) nhưng L vẫn không làm theo, “thích gì thì

làm nấy”. Trong khi cả lớp đang học, L lại chạy vòng quanh lớp và chơi trò

chơi theo ý mình. Những lúc như thế cô giáo cảm thấy L thật là “bất trị”. Cô giáo nói rằng, giờ ăn đối với L và đối với các cô như một cực hình. “L không ăn gì … cháo không, thịt không, cá không, trứng không ... Thỉnh

thoảng mới đút cho L được một vài miếng cơm không”. Về vấn đề đi vệ sinh,

ban đầu, cô giáo không dám cởi bỉm cho L, chỉ sợ L tè ra lớp. Sau đó, khi cởi bỉm cho L, các cô lại gặp phải vấn đề khác, đó là “L liên tục đi về sinh, 5 phút

một lần, mỗi lần đi được rất ít”. Tuy nhiên, L đã biết gọi cô giáo cho đi vệ

sinh khi có nhu cầu.

Trong trường, L cũng không sợ bất kỳ ai dù các cô đã dùng bất kỳ hình thức nào như là dọa, phạt. Mỗi lần bị dọa, phạt, L lại lăn ra ăn vạ, không ai dỗ

và làm gì được, mọi người phải chịu thua. Bên cạnh đó, thỉnh thoảng, khi không vừa lòng với cô giáo, L lại đánh các cô giáo ở trường. Theo cô giáo kể, “một lần, trong giờ ăn, L không muốn ăn, đòi đứng dậy đi chơi chỗ khác. Cô

giáo giữ L lại để đút cơm cho L ăn tiếp nhưng L đã khóc, phì cơm trong miệng ra. Không những khóc, L còn lấy tay hất hết những bát cơm của L cũng như của các bạn đang ăn ở trên bàn”. Điều đó làm cho cô giáo hoảng hốt và

rất tức giận với thái độ của L.

Thời gian gần đây, mẹ L cũng cho em gái của L đến học tại trường. Các cô giáo ở trường nghĩ và hi vọng, khi hai anh em học trong một trường thì L sẽ yêu thương em mình. Nhưng trái ngược với suy nghĩ của các cô, L tỏ thái độ không quen biết với em gái, dù em mới đi học vẫn còn lạ lẫm và hay khóc. Không những thế, nếu để cho hai anh em ở gần nhau thì L luôn đánh em hoặc đẩy em ngã. Bên cạnh việc hay đánh, đẩy em gái, L cũng đẩy các em nhỏ hơn mình. Vì thế, các cô giáo ở trường học luôn phải để mắt đến L, chỉ sợ L làm các bạn, các em bị thương.

Về sự phát triển ngôn ngữ của L, cô giáo cho biết: trong những tháng học tai trường, ngôn ngữ của L cũng có nhiều tiến bộ. Thời gian đầu đến lớp, L chỉ nói được 1 từ. Sau ba tháng học ở trường, L đã nói được 3 từ trở lên, thỉnh thoảng còn nói được cả 1 câu dài có nghĩa. L đã bắt đầu có thể giao tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự gắn bó mẹ con sớm và ảnh hường của nó đến quá trình phát triển tâm lý của trẻ em 2 3 tuổi (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)