Tương lai các nền văn minh trong bối cảnh chính trị hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của samuel p huntington về tương lai các nền văn minh trong tác phẩm sự va chạm của các nền văn minh (Trang 63 - 68)

S.P.Huntington đƣa ra cảnh báo về “một cuộc chiến tranh tồn cầu với sự tham gia của các quốc gia chủ chốt thuộc các nền văn minh lớn” hồn tồn cĩ thể xảy ra trong tƣơng lai, bởi các nguyên nhân nhƣ phân giới văn minh bất hợp lý, mà chủ yếu liên quan đến ngƣời Hồi giáo và phi Hồi giáo, đặc biệt là sự thay đổi cán cân sức mạnh khi Trung Quốc và các quốc gia châu Á đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, vƣơn lên khẳng định giá trị của mình. Huntington nhận thấy sự mất cân bằng của các nền văn minh. Ơng dành chƣơng cuối để bàn về mối quan hệ giữa phƣơng Tây và phần cịn lại của thế giới. Ơng cho rằng Hồi giáo và Trung Quốc là hai nền văn minh cĩ thể cĩ

những xung đột căng thẳng nhất với phƣơng Tây, và cĩ khả năng hợp tác hoặc liên minh với nhau để chống lại kẻ thù chung là phƣơng Tây. Các nền văn minh cịn lại thì hoặc phụ thuộc ở một mức độ nào đĩ vào phƣơng Tây hoặc “chao đảo giữa một bên là phƣơng Tây, và bên kia là các nền văn minh Hồi giáo và văn minh Trung Hoa”. Khổng giáo, đứng đầu là Trung Hoa, sẽ là mối lo ngại về quân sự và kinh tế. Trong khi đĩ, sự gia tăng mạnh về dân số cùng nhiều bất đồng về văn hĩa của các quốc gia thuộc văn minh Hồi giáo tạo nên một mối đe dọa lớn nhất đối với phƣơng Tây. Huntington ít bàn về Khổng giáo, ngƣợc lại, ơng phân tích nhiều về văn minh Hồi giáo, và cho rằng đây chính là hiểm họa cho mọi xung đột trên thế giới. Ba lĩnh vực chia rẽ phƣơng Tây với phần cịn lại của thế giới, theo Huntington là:

- Khơng phổ biến và chống phổ biến vũ khí, cũng nhƣ chuyển giao vũ khí.

- Gây sức ép lên các xã hội khác về vấn đề dân chủ và nhân quyền.

- Hạn chế số lƣợng ngƣời phi phƣơng Tây nhập cƣ hoặc tị nạn vào xã hội phƣơng Tây.

Các nƣớc phƣơng Tây xem đây là những nỗ lực nhằm duy trì ƣu thế quân sự, thúc đẩy các giá trị và thể chế chính trị phƣơng Tây, bảo vệ sự đồng nhất về văn hĩa, xã hội và sắc tộc. Cịn các nƣớc phi phƣơng Tây xem đây là những “toan tính” của phƣơng Tây – đặc biệt là Hoa Kỳ - nhằm phổ quát nền văn minh phƣơng Tây trên tồn thế giới.

Huntington nêu lên những thách thức mà phƣơng Tây đang phải đối mặt, tuy nhiên câu hỏi đặt ra là: liệu chúng cĩ thể làm xĩi mịn quyền lực của phƣơng Tây hay khơng? Những thách thức đến từ bên ngồi bao gồm những nền văn minh nổi lên đang ngày càng tự khẳng định mình và chống đối phƣơng Tây. Những thách thức bên trong bao gồm sự xĩi mịn về các vấn đề kinh tế, nhân khẩu; cao hơn nữa là suy giảm đạo đức, tự sát văn hĩa và sự

chia rẽ chính trị ở phƣơng Tây. Ơng cho rằng, để tiếp tục duy trì quyền lực chính trị tồn cầu, phƣơng Tây cần đổi mới để thích ứng với quyền lực và sự ảnh hƣởng đang ngày càng gia tăng của các nền văn minh khác. Nếu khơng, phƣơng Tây sẽ suy giảm sức mạnh và ảnh hƣởng, hoặc va chạm với những nền văn minh lớn mạnh khác.

Chính vì vậy, theo quan điểm của Huntington thì trong kỷ nguyên sắp tới những va chạm giữa các nền văn minh là mối đe dọa lớn nhất với nền hịa bình thế giới. Các nhà lãnh đạo cần chấp nhận sự khác biệt và hợp tác để duy trì tính đa văn minh của nền chính trị tồn cầu. Trật tự thế giới dựa trên các nền văn minh là đảm bảo chắc chắn nhất để chống lại chiến tranh thế giới trong tƣơng lai. Huntington cho rằng trong kỉ nguyên tới, “để tránh khỏi các cuộc chiến tranh giữa các nền văn minh lớn địi hỏi các quốc gia chủ chốt phải kiềm chế can thiệp vào những cuộc xung đột bên trong các nền văn minh khác”[28, tr.556], thực hiện Luật khơng tham gia và Luật cùng hịa giải. Tức là, các quốc gia chủ chốt khơng tham gia can thiệp vào những cuộc xung đột trong các nền văn minh khác, địi hỏi một nền hịa bình trong thế giới đa văn minh, đa cực. Mặt khác, các quốc gia chủ chốt sẽ đàm phán với nhau để kiềm chế hoăc ngăn chặn những cuộc chiến tranh do phân giới văn minh bất hợp lý giữa các quốc gia hoặc giữa các nhĩm bên trong nền văn minh của họ.

Đặc biệt, nếu nhƣ trƣớc đây, nền văn minh phƣơng Tây cĩ sức mạnh bao trùm nhất, cĩ giá trị phổ cập trong thế giới các nền văn minh thì ngày nay, sức mạnh ấy đang bị suy giảm. Những quốc gia chủ chốt của các nền văn minh ngồi phƣơng Tây cĩ xu hƣớng liên kết với nhau để cân bằng quyền lực với phƣơng Tây và khơng ngừng khẳng định giá trị, bản sắc của mình. Chính vì vậy, phƣơng Tây khơng nên can thiệp sâu vào những cuộc chiến thuộc về những nền văn minh khác, thay vào đĩ là xu thế đối thoại văn hĩa trong tƣơng lai.

Thơng điệp cốt lõi mà cĩ lẽ Huntington muốn gửi gắm trong tác phẩm đĩ là: cần phải cảnh giác với những nét đặc thù và khác biệt về mặt văn hĩa trong quan hệ quốc tế, đừng để sự cách biệt văn hĩa giữa các nền văn minh dẫn lồi ngƣời đến xung đột và chiến tranh, “những va chạm giữa các nền văn minh là mối đe dọa lớn nhất cho nền hịa bình thế giới và một trật tự quốc tế dựa trên các nền văn minh là một đảm bảo an tồn chắc chắn nhất để chống lại chiến tranh”[28, tr.567].

Lý thuyết của Huntington cĩ thể sẽ ít gây chú ý nếu thế giới khơng trải qua những biến động dữ dội từ đầu thế kỷ XXI đến nay. Mƣời năm sau bài báo của S.P.Huntington đã xảy ra vụ khủng bố ngày 11/9 ở Mỹ - sự kiện lớn đầu tiên đánh dấu cuộc xung đột giữa tổ chức Hồi giáo cực đoan Al-Qaeda và văn minh phƣơng Tây mà Mỹ là đại diện. Phản ứng của Mỹ: phát động chiến tranh ở Afghanistan, Iraq dƣới danh nghĩa “chống chủ nghĩa khủng bố” đã đẩy cả thế giới vào một thời kỳ mới, khác xa so với thế giới của thế kỷ XX trở về trƣớc. Từ đĩ đến nay, xung đột chẳng những khơng dịu xuống mà ngày càng lan rộng, lơi cuốn cả Bắc Phi và Trung Đơng vào lị lửa chiến tranh và đặt một số thủ đơ vào tình trạng bất an: khủng bố ở Madrid (Tây Ban Nha) tháng 3-2004, London (Anh) tháng 7-2005, Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ) tháng 10- 2015; Beirut (Liban) tháng 11-2015; Paris (Pháp) tháng 1 và tháng 11-2015. Ngay cả máy bay chở du khách Nga bay trên trời cũng bị đặt bom làm hơn 200 ngƣời thiệt mạng... Tất cả những vụ tấn cơng đều do các tay súng Hồi giáo thực hiện.

Những tƣ tƣởng của S.P.Hungtington mặc dù cịn gây nhiều tranh cãi, với những luận điểm nhiều khi cịn khiên cƣỡng, chủ quan, nhƣng nhìn chung đã mở ra hƣớng đi mới cho cộng đồng thế giới trong việc tìm kiếm giải pháp để hạn chế những xung đột quốc gia, khu vực và tồn cầu do sự khác biệt của

các nền văn minh gây ra. Xu hƣớng khả thi và tích cực nhất cĩ lẽ là hƣớng tới cuộc đối thoại giữa các nền văn minh, để đƣa nhân loại xích lại gần nhau hơn.

Ngày 2/11/2001, ngay sau sự kiện khủng bố ngày 11/9 làm xấu đi mối quan hệ giữa phƣơng Tây và thế giới Hồi giáo, UNESCO đã lập tức thơng qua “Tuyên bố chung về sự đa dạng văn hố” - một văn kiện đƣợc đánh giá là quan trọng khơng kém so với “Tuyên bố chung về quyền con ngƣời”. Tuyên bố này đã phát triển những luận giải của S. Hungtington thành một kết luận mang ý nghĩa tồn cầu: đối thoại giữa các nền văn hố là sự bảo đảm tốt nhất cho hồ bình thế giới.

Đại diện cho lƣơng tri của hầu hết các cộng đồng quốc gia dân tộc trên thế giới ngày nay, bản Tuyên bố viết: “Đại hội đồng khẳng định rằng, tơn trọng sự đa dạng văn hố, lịng khoan dung, đối thoại và hợp tác trong bầu khơng khí hiểu biết và tin tƣởng lẫn nhau là một trong những bảo đảm tốt nhất cho hồ bình và an ninh quốc tế; rằng, quá trình tồn cầu hố đƣợc thúc đẩy bởi sự phát triển nhanh chĩng của cơng nghệ thơng tin và truyền thơng mới, tuy là một thách thức đối với đa dạng văn hố nhƣng cũng đồng thời tạo ra các điều kiện nhằm tiếp tục sự đối thoại giữa các nền văn hố và văn minh”.

Phát biểu tại Đại hội đồng, cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac cho rằng, “Với thảm kịch ngày 11 – 9 vừa qua, quả thật cách nhìn khơng tƣởng về thiên niên kỷ mới, coi nĩ là sự tận cùng của lịch sử, đã bị lay chuyển đến tận cốt lõi… Chúng ta cịn ngày càng nghe nĩi đến sự đụng độ giữa các nền văn minh. Điều này, nhƣ nĩ đƣợc quả quyết sẽ là đặc trƣng của thế kỷ XXI, cũng nhƣ thế kỷ XIX đã chứng kiến sự xung đột giữa các dân tộc và thế kỷ XX đã chứng kiến sự xung đột giữa các hệ tƣ tƣởng… Trƣớc hết, điều quan trọng là phải chống lại luận điệu đĩ bằng một thực tế khác về chính trị, đạo đức, văn hố, một ý chí khác: ý chí tơn trọng, ý chí trao đổi, ý chí đối thoại giữa tất cả

các nền văn hố, một ý chí khơng tách rời sự khẳng định rõ ràng và khơng nhân nhƣợng về những giá trị làm cho chúng ta trở thành chúng ta hiện nay”[17].

Cĩ thể nĩi, những động thái đĩ của tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới đã cho thấy nỗ lực to lớn của cộng đồng quốc tế nhằm kiến tạo một nền hồ bình vĩnh cửu cho nhân loại, trong đĩ cuộc đối thoại giữa các nền văn minh đƣợc xem là mục tiêu lớn nhất cần đạt tới. Và theo một nghĩa nào đĩ, những kết quả nghiên cứu của S.P.Hungtington đã khơng chỉ dừng lại ở giá trị lý luận, mà cịn gĩp phần hƣớng nhân loại vào những hành động thực tế cấp thiết để duy trì và phát triển thế giới này trong sự tồn tại hồ bình và bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của samuel p huntington về tương lai các nền văn minh trong tác phẩm sự va chạm của các nền văn minh (Trang 63 - 68)