Những đĩng gĩp trong quan điểm về tương lai các nền văn minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của samuel p huntington về tương lai các nền văn minh trong tác phẩm sự va chạm của các nền văn minh (Trang 68 - 71)

2.3. Đánh giá những đĩng gĩp và hạn chế trong quan điểm của

2.3.1. Những đĩng gĩp trong quan điểm về tương lai các nền văn minh

S.P.Huntington về tƣơng lai các nền văn minh

2.3.1. Những đĩng gĩp trong quan điểm về tương lai các nền văn minh của S.P.Huntington S.P.Huntington

Thứ nhất, S.P.Huntington đã đƣa ra một khái niệm phản ánh rất rõ cục diện chính trị thế giới hiện nay, đĩ là “Thế giới đa cực và đa văn minh”. Với quan niệm văn minh là một cộng đồng văn hố cao nhất, là trình độ cao nhất của tính đồng nhất văn hố, trong đĩ tơn giáo đƣợc xem nhƣ yếu tố căn bản và chủ đạo, Huntington phân chia thế giới hiện nay là 7 hay 8 nền văn minh lớn. Nhƣ vậy, Huntington đã thừa nhận sự đa dạng về văn hố, văn minh trong thế giới hậu chiến tranh lạnh, tức trong giai đoạn tồn cầu hố hiện nay. Nhƣng ơng lại xem chính sự đa dạng văn hố ấy là nguyên nhân dẫn đến xung đột giữa các nền văn minh, mà trƣớc hết là giữa văn minh phƣơng Tây dựa trên Cơ đốc giáo với văn minh Hồi giáo và Nho giáo. Theo ơng, khối Nho giáo – Hồi giáo đã hình thành nhƣ là “sự thách thức với các lợi ích, giá trị và sức mạnh của phƣơng Tây”. Vì thế, “trong tƣơng lai gần, các lị lửa xung đột

chủ yếu sẽ là quan hệ qua lại giữa phƣơng Tây và một loạt nƣớc Hồi giáo - Nho giáo”.

Sai lầm cơ bản nhất của Huntington là ở chỗ ơng đã đồng nhất, hay “bỏ chung vào một rọ” [19] một thiểu số thế lực tơn giáo cuồng tín, cực đoan với đại đa số tín đồ chân chính của mọi tơn giáo (kể cả Hồi giáo) mà bản chất của họ là hƣớng thiện và khoan dung. Hơn nữa, Huntington cịn khơng thấy đƣợc hoặc khơng dám chỉ ra những kẻ gây chiến và xâm lƣợc từ xƣa đến nay – từ cuộc Thập tự chinh thế kỷ XI – XIII đến cuộc chiến tranh ở Irắc hiện nay - đều theo đuổi các mục tiêu kinh tế, chính trị là chủ yếu, chứ khơng hẳn là chỉ do sự khác biệt về văn hố dẫn đến xung đột giữa các nền văn minh.

Tuy nhiên, xét bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, đặc biệt là ở Trung Đơng - Bắc Phi và các nƣớc theo đạo Hồi, nhiều ngƣời đặt ra câu hỏi: Vì sao tất cả cuộc bạo động, khủng bố đều liên quan đến Hồi giáo? Cốt lõi của vấn đề này là ở đâu? Phải chăng đĩ là xung đột giữa các nền văn minh S. Hungtington đã viết, và động cơ của các xung đột này là do sự phân giới văn minh bất hợp lý? Để giải thích cho vấn đề này, cĩ lẽ chúng ta khơng nên phủ nhận hồn tồn những đĩng gĩp của Huntington, đặc biệt là yếu tố tơn giáo trong các vấn đề xung đột và chủ nghĩa khủng bố. Trƣớc đây, xung đột trong thế giới Hồi giáo chủ yếu là giữa Hồi giáo cực đoan (tồn thống) và Hồi giáo cải cách (tiến bộ). Hồi giáo cực đoan chống nền văn minh của Mỹ và phƣơng Tây Kitơ giáo cũng nhƣ chống cải cách xu hƣớng Hồi giáo địi quay lƣng lại theo khuynh hƣớng hiện đại hĩa. Cịn những ngƣời theo Hồi giáo dân chủ, họ tiến bộ hơn bởi muốn xây dựng một Nhà nƣớc thế tục, dù coi trọng đạo Hồi nhƣng kiên quyết xĩa bỏ thể chế Nhà nƣớc - Hồi giáo, hài hịa truyền thống Hồi giáo với xu thế chính trị mới. Đấy là tình hình của nhiều năm trƣớc. Nhƣng kể từ khi khu vực này nổ ra phong trào Mùa xuân Ả - Rập, cĩ sự can thiệp phƣơng Tây vào theo kiểu cách mạng “màu” để rồi từ đĩ, các xu hƣớng

chính trị Hồi giáo phát triển đến mức cực đại khĩ lƣờng. “Nhà nƣớc Hồi giáo” (IS) hiện nay khơng chỉ là dấu cộng của các tổ chức Hồi giáo cực đoan và khủng bố mà cịn hiện ra nhƣ một “Siêu Nhà nƣớc”, cĩ cuồng vọng xây dựng một Nhà nƣớc Hồi giáo khơng biên giới bằng máu, bằng các biện pháp phi nhân tính nhất. Nhƣ vậy, cĩ thể thấy, trong chừng mực nhất định, luận điểm “xung đột văn minh” của Huntington khơng phải khơng cĩ tính tiên tri. Xung đột giữa các thế lực Hồi giáo cực đoan, các nƣớc Hồi giáo “phi phƣơng Tây” đã chứng minh điều đĩ. Nĩi cách khác, bên cạnh các yếu tố xung đột cĩ tính căn bản (kinh tế, chính trị, xã hội) thì lồi ngƣời vẫn phải đối diện với xung đột cĩ tính tơn giáo.

Thứ hai, chúng ta phải cơng nhận rằng Huntington đã cĩ những phân tích khá sâu sắc về sự hình thành, tồn tại của các nền văn minh, cho dù là đứng trên gĩc độ tơn giáo. Chẳng hạn ơng cho rằng những nền văn minh cổ điển nào vẫn tồn tại đƣợc cho đến ngày nay chính là do nền tảng tơn giáo của nĩ đƣợc bảo vệ vững chắc bằng những quyền lực thế tục. Những đế quốc cổ điển nhƣ Mơng Cổ, Rumani, đã khơng tồn tại đƣợc lâu vì thiếu yếu tố này. Hay nhƣ Phật giáo đã từng ảnh hƣởng mạnh ở Ấn Độ và Trung Quốc, nhƣng nay sự ảnh hƣởng nhƣ vậy chỉ cịn ở những quốc gia ngoại vi của hai nƣớc này, vì Phật giáo khơng cĩ đƣợc sự ủng hộ của các lực lƣợng thế tục. Trong khi đĩ đạo Hindu và Nho giáo, nhờ điều này, lại trở thành những quyền lực thống trị quốc gia. Trƣờng hợp Mỹ Latin và Hạ Sahara thì do tơn giáo của họ quá cơ lập, đến nỗi văn minh của họ đƣợc kết tinh trƣớc khi nhận đƣợc đầy đủ tính phổ quát tơn giáo, và sự đình trệ từ đây, trong việc phát triển văn minh-xã hội, đã khiến chúng khơng thể trở thành những nền văn minh chính.

Thứ ba, Huntington cho rằng phƣơng Tây khơng nên can thiệp vào những cuộc chiến thuộc về những nền văn minh khác. Theo ơng, “thế giới mới” sẽ khơng chịu ảnh hƣởng của nền dân chủ phƣơng Tây và càng khơng

thể áp đặt những giá trị văn hĩa Tây phƣơng vào bất kỳ một nền văn minh nào khác. Đây là những lý luận chính xác của ơng trong bối cảnh biến động chính trị thế giới. Và cũng chính nhƣ vậy, con đƣờng tốt nhất để các nền văn hĩa, văn minh khác nhau cùng tồn tại trong thời đại tồn cầu hĩa hiện nay là đối thoại văn hĩa, văn minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của samuel p huntington về tương lai các nền văn minh trong tác phẩm sự va chạm của các nền văn minh (Trang 68 - 71)