Quan niệm của John Locke

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển quan niệm về nhà nước pháp quyền trong triết học phương tây cận đại (Trang 53)

1.2.3 .Tư tưởng về nhà nước pháp quyền thời kỳ phục hưng

2.1.2. Quan niệm của John Locke

John Locke (1632 – 1704) là nhà triết học nổi tiếng người Anh, là người có nhiều đóng góp cho chủ nghĩa tự do. Những tư tưởng của ông về quyền tự nhiên, khế ước xã hội và nhiều đóng góp khác đã làm cho ông trở thành một nhà tư tưởng lớn của phong trào khai sáng và có ảnh hưởng đến cuộc cách mạng Mỹ và bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ.

Từ John Locke trở đi cho đến phong trào khai sáng Pháp thế kỷ XVIII, vấn đề quyền con người và quyền công dân ngày càng được cụ thể hóa, gắn với hiện thực xã hội của thời đại. Locke thừa nhận các quyền cơ bản của con người do Hobbes đưa ra trong lý luận về quá trình chuyển hóa từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái xã hội công dân và bổ sung thêm quyền sở hữu, là quyền thiêng liêng nhất và là động cơ thúc đẩy mọi người bước vào xã hội để bảo vệ tài sản của mình. Locke đã điều chỉnh theo tinh thần thể chế hóa quyền con người, quyền con người trong trạng thái nhà nước là sự chuyển tiếp và tiếp biến của quyền con người trong trạng thái tự nhiên. Ông đề cao các quyền của con người, coi đó là quyền tự nhiên vốn có thuộc về bản chất người. Quan niệm này của Locke tiếp tục được kế thừa, bổ sung và phát triển bởi các nhà khai sáng Pháp như Ch.S.Motesquieu và J.J.Rousseau.

Locke cho rằng con người có quyền sống, quyền tự do hoàn hảo, quyền bình đẳng tự nhiên, quyền sở hữu và quyền chiếm hữu, các quyền này bắt nguồn từ bản chất muôn đời và bất biến của con người. Quan niệm này của Locke là bước đột phá quan trọng để đi đến giải phóng con người hoàn toàn khỏi những luật lệ hà khắc của chế độ phong kiến. Mọi cố gắng của con người để bảo tồn bản thân là quyền thiêng liêng nhất của con người “một khi được sinh ra, có quyền bảo toàn đối với bản thân họ, và do đó, ăn, uống và những việc khác tương tự như thế, là những nỗ lực tự nhiên cho sự tồn tại của

họ” [38, tr61]. Bởi vậy mà, con người có quyền tự nhiên để bảo vệ an ninh cho mình chống lại bất kỳ sự xâm phạm nào, nhà nước có nghĩa vụ đảm bảo sự an ninh đó.

Quan niệm của Locke về tự do thể hiện rõ sự tiến bộ hơn so với người đi trước. Ông cho rằng, con người có quyền tự do lựa chọn hành động cho mình nhưng dưới sự dẫn dắt của lý trí. Chính lý trí đã vạch ra và giới hạn nhất định, con người được sử dụng quyền tự do của mình mà không xâm phạm đến quyền tự do của người khác. Nhờ có lý trí mà con người nhận ra rằng họ không có quyền tước đoạt, giết hại hay xâm phạm đến tài sản của người khác. Bởi vì, con người là hoàn toàn bình đẳng với nhau nên khi họ xâm phạm đến quyền tự do của người khác thì người khác cũng có thể làm như vậy với mình. Trạng thái tự nhiên vì thế mà không phải là trạng thái hỗn loạn như quan điểm của Hobbes mà là một trạng thái hòa bình dưới sự kiểm soát của luật tự nhiên – luật của lý trí.

Con người có quyền tự do lựa chọn hành động nhưng không phải vì thế mà lấy đi tự do hay tài sản của người khác. Đó là những quyền hạn mà luật tự nhiên đặt ra cho mỗi người. Điều đó giữ cho trạng thái tự nhiên là một trạng thái tự do hoàn hảo mà vẫn có những quy tắc và trật tự nhất định của nó. Con người có một quyền tự do không có sự kiểm soát để sắp đặt con người hay tài sản của mình. Nhưng anh ta không chỉ không được phép xâm phạm đến quyền tự do và tài sản của cá nhân khác, mà còn không được làm việc đó với chính bản thân hay tài sản mà anh ta sở hữu. Quan niệm này của tác giả thể hiện tính nhân văn sâu sắc, cá nhân con người không được phép xâm phạm đến tài sản thuộc sở hữu của người khác, mà ngay cả với bản thân và sở hữu của anh ta. Nó chống lại tư tưởng của chế độ chiếm hữu nô lệ và phong kiến về chiếm hữu, phản đối sự tự hủy hoại bản thân của cá nhân con người.

Khác với Hobbes khi khẳng định tự do là được làm những gì cá nhân muốn trong phạm vi sức mạnh mà anh ta có, Locke lại cho rằng: “Tự do

không phải là, như được nói với chúng ta, quyền tự do để mỗi người làm điều mà mình muốn (vì ai có thể tự do cho được khi mà ý thích của những người khác có thể áp chế anh ta?), mà là quyền tự do để sắp đặt và bố trí như anh ta muốn, đối với con người, hành động, tài sản, cũng như toàn bộ sở hữu của anh, trong khuôn khổ cho phép của hệ thống luật mà anh ta sống dưới sự chi phối của nó, nơi anh không phải chịu sự khuất phục trước ý chí độc đoán của người khác, mà là tự do tuân theo ý chí của chính mình” [38, tr93-94]. Quan

niệm về tự do của Locke khác hẳn về chất so với quan niệm của Hobbes. Quan niệm của Hobbes mang tính tự phát, bản năng “muốn làm gì thì làm” tới Locke, tự do mang tính tự giác dưới sự hướng dẫn của lý trí.

Như vậy, dù con người bẩm sinh đã có tự do nhưng để thực hiện quyền tự do thì phải có sự trưởng thành về mặt lý trí. Tự do không đơn giản là một “quyền” như theo cách hiểu của Hobbes mà còn là một “quan hệ xã hội”. Bởi nhờ có lý trí hướng dẫn con người biết phải xử sự ra sao đối với đồng loại, giúp cải thiện quan hệ giữa người với người. Con người được tự do nhưng không phải là tự do vô đối, tự do trong khuôn khổ của pháp luật. Giữa tự do và pháp luật ta thấy giữa chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Tự do cần có pháp luật để triển khai, phổ biến và pháp luật từ trong bản chất của nó, không đàn áp, bóp nghẹt tự do. Tư tưởng về mối quan hệ giữa pháp luật và tự do của Locke chứa nhiều nội dung tiến bộ, ảnh hưởng sâu sắc tới hiến pháp, pháp luật của nước Anh sau này nói riêng và toàn nhân loại nói chung.

Kế thừa lý thuyết pháp quyền tự nhiên của Hobbes và tiếp tục phát triển hơn nữa lý thuyết này Locke khẳng định, mỗi một con người với tư cách là một cá nhân riêng lẻ sinh ra đã bình đẳng về tinh thần chỉ đơn giản vì tư cách con người, chứ không kể đến ưu thế quyền lực hay tài sản. Do đó, tất cả mọi người phải tôn trọng quyền bình đẳng của nhau. Con người sinh ra phải được bình đẳng ngay cả khi trên thực tế không được bình đẳng. Đây chính là điểm tiến bộ của Locke so với Hobbes. Con người bình đẳng về tinh thần khi lý trí

của con người có thể nhìn nhận những quy luật tự nhiên quy định quyền và nghĩa vụ của con người.

Locke khẳng định con người được bình đẳng sử dụng những thứ có sẵn trong tự nhiên, sử dụng năng lực của mình. Hành động của con người được dẫn dắt bởi lí trí của họ nên họ nhận thức được mình có nghĩa vụ như thế nào đối với cộng đồng: “Đó cũng là một trạng thái bình đẳng khi mà tất cả quyền lực và quyền thực thi công lí có tính tương hỗ… cũng phải là những sinh vật bình đẳng với nhau mà không có sự lệ thuộc hay khuất phục” [38, tr33]. Nhờ có lý trí con người hiểu rằng những gì làm cho người khác bị xâm phạm thì cũng giống như chính bản thân mình bị xâm phạm vậy. Locke chỉ ra động lực thúc đẩy hành động con người là bổn phận và nghĩa vụ cá nhân. Như vậy, ở đây quyền lợi gắn liền với nghĩa vụ, khi thực hiện quyền tự do, bình đẳng của cá nhân thì đồng thời cũng phải có nghĩa vụ tôn trọng đến quyền của người khác. Locke đã khắc phục quan điểm về tự do không giới hạn của Hobbes.

Cùng với tự do và bình đẳng thì sở hữu cũng là một quyền thuộc về bản chất của con người, gắn với con người. Khi sinh ra con người đã có sở hữu. Xuất phát từ chính nhu cầu đảm bảo cho sự sinh tồn của con người mà sở hữu tài sản là quyền tự nhiên vốn có và được sinh ra do lao động. Nó có trước cả nhà nước, do vậy nhà nước không có quyền can thiệp vào.

Con người có một sở hữu chung đó là sở hữu những sản vật do tự nhiên ban cho con người, ngoài sở hữu này còn có sở hữu riêng thuộc về bản thân. Đó không phải là cái gì khác ngoài cơ thể của anh ta, “có một sở hữu riêng đối với cá nhân con người mình, và không một ai có bất cứ quyền gì đối với sở hữu này ngoài anh ta” [38, tr.63]. Cơ thể của con người, sự sống của con người là do tạo hóa ban tặng cho từng người, vì vậy, nó phải thuộc quyền sở hữu riêng của mỗi cá nhân, không ai ngoài anh ta có quyền đối với chính bản thân anh ta. Đôi tay, đôi chân trên cơ thể anh ta là thuộc của riêng anh ta, đây là điều không phải bàn cãi. Vì nếu như con người không có quyền sở hữu

đối với chính bản thân mình mà bản thân anh ta lại thuộc quyền sở hữu của người khác thì sẽ không còn tự do nữa, quyền sống sẽ bị vi phạm, quan điểm này nhằm phê phán chế độ nô lệ. Ở điểm này ta thấy sự sở hữu bản thân có mối liên hệ với quyền sinh tồn của con người, việc con người được sở hữu chính bản thân mình là điều đảm bảo cho sự sinh tồn của họ.

Trong quan niệm về quyền sở hữu của Locke, sở hữu gắn liền với lao động. Ông cho rằng, chính việc con người sử dụng sức lao động của mình gắn vào một thứ nào đó đã tách nó ra khỏi quyền hạn chung của những người khác đối với vật đó và biến chúng thành sở hữu riêng của cá nhân anh ta. Luận chứng cho tính tất yếu của quyền sở hữu này ông đã giả định rằng, sẽ có những người không thừa nhận quyền sở hữu đối với sản phẩm của người đã đem lao động của họ gắn kết vào đó. Bởi cho rằng, anh ta không có sự chấp thuận của những người sống trong cộng đồng đó và những thứ mà anh ta sở hữu đó là đồ đi chiếm đoạt, vì anh ta đi nhận về cho bản thân mình những thứ chung vốn thuộc về tất cả mọi người, nếu như bắt buộc phải có được sự chấp thuận. Như vậy, con người trên trái đất này sẽ không thể tồn tại được bởi vì họ sẽ chết đói, chết rét. Để tồn tại được thì việc con người có quyền sở hữu tài sản là điều tất yếu và hợp lý. Locke nêu ra hình thức chiếm hữu đơn giản nhất là vào thời kỳ đầu của xã hội loài người, để duy trì sự sống của mình con người đã tìm ra những cách thức để lấy những sản phẩm có sẵn trong tự nhiên như hái lượm, săn bắt để lấy thức ăn. Như vậy, Locke đã chỉ ra vai trò to lớn của lao động đối với việc tạo ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu tồn tại của con người. Điều này về sau Rousseau cũng đã khẳng định để đảm bảo quyền sống của mình con người có quyền làm việc, quyền được lao động.

Nhưng không phải cứ khảm lao động vào cái gì đó thì nó trở thành sở hữu riêng của ai đó. Để đảm bảo được quyền bình đẳng về sở hữu thì quyền sở hữu được thực hiện thông qua lao động cũng phải có giới hạn và đặt dưới luật tự nhiên (luật của lý trí). Luật tự nhiên với tư cách là công cụ đem lại cho

chúng ta quyền sở hữu, đồng thời cũng ràng buộc chính sở hữu đó, việc con người để cho những sản phẩm thuộc sở hữu của mình bị hư hỏng là người đó đã xâm phạm vào quyền sở hữu của người khác. Bởi vì theo Locke tự nhiên không tạo ra cho con người bất cứ thứ gì có thể dư thừa, bỏ đi một cách vô ích nên sự dư thừa của người này sẽ là sự thiếu hụt của người khác. Đây đồng thời còn là tư tưởng về việc chống lãng phí. Một cá nhân chỉ có được quyền chiếm giữ cho riêng mình nếu hành động chiếm giữ đó không gây thiệt hại hay xâm phạm đến phần sở hữu vốn thuộc về người khác. Nếu như trong số những thứ mà anh ta chiếm giữ bị hư hỏng, thối rữa, phải bỏ đi. Tức là anh ta đã vi phạm vào quyền sở hữu của người khác. Nhưng nếu như anh ta biết mang những sản phẩm mà mình không dùng đến để đổi lấy những sản phẩm hữu dụng cho bản thân, hay mang bán ra những sản phẩm có thời hạn sử dụng quá ngắn để mua về nhưng sản phẩm có thời hạn sử dụng lâu dài hơn thì sở hữu của anh ta sẽ không vi phạm vào phần sở hữu của người khác. Vậy là, chiếm hữu tư nhân là tất yếu trong xã hội dân sự và nó chỉ xuất hiện khi có giao dịch thương mại: “nơi mà anh ta không có hy vọng giao dịch thương mại với những vùng khác của thế giới, để tiền bạc có thể chạy vào túi anh ta từ việc bán sản phẩm? Sẽ không đáng để mà rào đất lại, và chúng ta thấy rằng anh ta sẽ từ bỏ [đất đai chiếm hữu] để lại đến với cái đất công hoang dại tự nhiên, thay vì sẽ cung cấp bất cứ thức gì cho cuộc sống tiện nghi đã có được ở đấy cho anh và gia đình” [38, tr87]. Giải quyết việc con người sử dụng lao động của mình để tích lũy tài sản mà không bị lãng phí hay hư hỏng. Theo Locke cần phải có lưu thông tiền tệ thay cho việc tích lũy hàng hóa. Đồng thời, ông cũng chỉ ra rằng sự bất bình đẳng ở con người là do sự bất bình đẳng trong việc sử dụng tiền tệ. Locke đã có vai trò trong việc điều hòa mâu thuẫn trong tích lũy của cải không có giới hạn với việc phân phối của cải một cách bình đẳng hơn, nhưng ông chưa đưa ra được nguyên tắc để thực hiện điều này.

Như vây, con người có quyền sở hữu ngay từ khi sinh ra. Đó là quyền sở hữu chung mà tất cả mọi người đều có, không ai hơn ai đối với những sản vật mà tự nhiên tạo ra cho con người. Không ai có bất kỳ quyền lực gì để chiếm nó thành của riêng trừ khi họ khảm sức lao động của mình vào đó. Quyền sở hữu là một trong những quyền tự nhiên cơ bản của con người, đó là sở hữu mà người ta có được đối với chính cá nhân họ và tài sản của họ.

Có thể nói, tư tưởng về quyền sở hữu của Locke chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hiện thực xã hội nước Anh khi mà nền công thương nghiệp phát triển mạnh mẽ, giao thương được mở rộng và hiện tượng chiếm đoạt ruộng đất của quý tộc, địa chủ đối với nông dân lao động. Những tư tưởng của Locke ủng hộ cho giai cấp tư sản đang lên đấu tranh chống lại sự kìm kẹp của chế độ phong kiến, thúc đẩy nền sản xuất mới phát triển

Tóm lại, Locke có vai trò quan trọng khi đưa thêm quyền sở hữu vào

một trong những quyền cơ bản của con người và chỉ ra rằng chính quyền sở hữu và để bảo đảm quyền sở hữu là nguồn gốc, động lực thúc đẩy con người đi đến ký kết “khế ước xã hội” và đây là điểm mà Locke tiến bộ hơn so với Hobbes. Với sự ra đời của tiền giúp cho sở hữu của con người được mở rộng

ra, làm cho con người có thể sở hữu được nhiều hơn mà không vi phạm đến quyền sở hữu của người khác. Tuy nhiên, trong quan niệm của mình, Locke bảo vệ cho sở hữu của giai cấp tư sản chứ không phải là sở hữu của nhân dân,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển quan niệm về nhà nước pháp quyền trong triết học phương tây cận đại (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)