Đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo đảm trật tự an

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động biện chứng của sự phát triển kinh tế đến lĩnh vực bảo vệ an ninh – trật tự ở việt nam hiện nay (Trang 94 - 105)

8. Cấu trúc của đề tài

3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự tác động của phát triển

3.2.4. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo đảm trật tự an

toàn xã hội, xây dựng lực lượng CAND chính quy tinh nhuệ, từng bước hiện đại

Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo giữ gìn ANQG và TTATXH. Trong đó xác định rõ cơ chế Đảng lãnh đạo trực tiếp và toàn diện, Nhà nước tăng cường quản lý bằng pháp luật, lực lượng CAND có vai trò nòng cốt, xung kích. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm, giữ gìn ANQG và TTATXH; Các ban ngành, đoàn thể và nhân dân có trách nhiệm

tích cực tham gia công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo đảm ANQG và TTATXH.

Một là: Nâng cao hiệu quả công tác năm tình hình, phân tích dự báo tình hình, đề xuất Đảng, Nhà nước những chủ trương, giải pháp chiến lược trong công tác phòng chống tội phạm

Chủ động đề xuất Đảng, Nhà nước các chủ trương, biện pháp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Xây dựng thế trận cảnh sát nhân dân trên các tuyến, địa bàn. Chuyển mạnh từ tư duy bó hẹp trong phạm vi quốc gia sang tư duy bao quát toàn cầu, phấn đấu đi trước một bước và đảm bảo thế chủ động kiểm soát tình hình trong mọi tình huống.

Hai là: Xác định vai trò nòng cốt của lực lượng CAND trong công tác phòng chống tội phạm, giữ gìn ANGQ và TTATXH, đẩy mạnh thực hiện chiến lược xã hội hóa công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Tiếp tục tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48- CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới; Chỉ thị 21/ BCT của Bộ Chính trị về tăng cường công tác phòng chống và kiểm soát ma túy.

Tham mưu cho Chính phủ đẩy mạnh thực hiện chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm buôn bán người; chiến lược quốc gia phòng chống ma túy đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia công tác phòng chống tội phạm

Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

Thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 09 của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xây dựng toàn dân bảo vệ ANTQ. Phát huy vai trò

của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và nghiên cứu đề xuất các biện pháp phù hợp, chính sách đãi ngộ một cách hợp lý nhằm khuyến khích động viên nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân phòng chống tội phạm, thực hiện các biện pháp phòng ngừa xã hội, cảm hóa giáo dục người phạm tội, người nghiện, tù tha, đặc xá, thanh thiếu niên hư tại gia đình và cộng đồng dân cư, tạo ra thế trận toàn dân phòng chống tội phạm ngay từ địa bàn cơ sở.

Củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng lòng cốt tại địa bàn cơ sở, đặc biệt là Công an xã, bảo vệ dân phố, dân phòng, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp…tạo chỗ dựa cho phong trào quần chúng phát triển rộng khắp.

Ba là: Rà soát, xây dựng và đề xuất hoàn thiện các văn bản pháp luật tạo thành hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo giữ gìn TTATXH, phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp, cải cách hành chính

Tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực đấu tranh, phòng chống tội phạm liên quan đến chứng cứ điện tử, xử lý tội phạm tham nhũng, môi trường… Rà soát, đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trong đấu tranh, phòng chống tội phạm, giữ gìn ANTT, TTATXH. Đẩy mạnh quá trình cải cách tư pháp của đất nước trong đó CAND đóng vai trò lòng cốt trong công tác bảo vệ ANTT, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.

Bốn là: Tiếp tục tổ chức các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, nâng cao hiệu quả công tác lập hồ sơ đưa đối tượng đi Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng và hiệu quả công tác bắt, vận động đối tượng truy nã ra đầu thú

Căn cứ vào tình hình phức tạp nổi lên trên từng tuyến, địa bàn có thể tổ chức các đợt cao điểm tấn công tội phạm, đảm bảo TTATXH trên phạm vi toàn quốc. tập trung đấu tranh có hiệu quả với tội phạm có tổ chức, hoạt động

theo kiểu “xã hội đen”, các hoạt động bảo kê nhà hàng, bến bãi, siết nợ, đòi nợ thuê, hoạt động của tội phạm hình sự nguy hiểm sử dụng vũ khí, vật liệu nổ gây án nghiêm trọng, tội phạm chống người thi hành công vụ, buôn bán phụ nữ, trẻ em, tội phạm buôn bán, vận chuyển ma túy, tội phạm có yếu tố nước ngoài…

Năm là: Đẩy mạnh công tác đấu tranh tội phạm kinh tế, tham nhũng, môi trường, tội phạm sử dụng công nghệ cao trong các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, phục vụ thực hiện hiệu quả nhiệm vụ tái cấu trúc nền kinh tế.

Tập trung phát hiện, đấu tranh với các loại tội phạm kinh tế mới nổi lên trong thời kỳ hội nhập quốc tế, trước mắt cần tập trung cao cho đấu tranh chống tội phạm kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản, chứng khoán…phục vụ trực tiếp nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là nhiệm vụ tái cấu trúc nền kinh tế, trọng tâm trên ba lĩnh vực tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng Thương mại, các Tổng Công ty Nhà nước và đầu tư công.

Tăng cường công tác nắm tình hình, chủ động dự báo những vấn đề liên quan để đề xuất Đảng, Nhà nước chỉ đạo có những giải pháp bịt kín sơ hở, thiếu sót không để tội phạm lợi dụng hoạt động, có những giải pháp điều hành hợp lý nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội.

Tập trung đấu tranh, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững đất nước.

Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án của Chính phủ về đấu tranh phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, nhằm đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả loại tội phạm này.

Sáu là: Tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo TTATXH

Chú trọng sơ kết, tổng kết kinh nghiệm hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm. Đề xuất xây dựng và thực hiện các Hiệp định tương trợ tư pháp, dẫn độ tội phạm với các nước.

Tranh thủ các nguồn tài trợ để nâng cao năng lực cho các lực lượng trong nước nhằm đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm có tính quốc tế. Trong hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm cần ưu tiên hợp tác với các nước trong khu vực, đối tác truyền thống, đối tác chiến lược, trọng tâm là phòng, chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, tội phạm khủng bố, hoạt động xen kẽ giữa kinh doanh và tội phạm của các công ty độc quyền xuyên quốc gia…

Nghiên cứu đề xuất triển khai mạng lưới Sĩ quan liên lạc của Cảnh sát Việt Nam ở các nước có nhiều người Việt Nam sinh sống và làm việc, nhằm ngăn chặn và đấu tranh chống tội phạm có tổ chức từ xa và tạo điệu kiện cho tăng cường hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm.

Bảy là: Tăng cường công tác xây dựng lực lượng Cảnh sát nhân dân trong tình hình mới.

Trước hết cần kiện toàn bộ máy và tổ chức hoạt động để bổ xung biên chế, trang thiết bị kỹ thuật nhằm năng cao năng lực hoạt động cảu lực lượng CSND đáp ứng yêu cầu đấu tranh bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới

Đặc biệt quan tâm đến việc quản lý giáo dục, rèn luyện nâng cao lập trường tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho mỗi cán bộ chiến sĩ Cảnh sát nhân dân

Đây là những vấn đề có tính then chốt đảm bảo thắng lợi trong công tác đảm bảo TTATXH là phải tăng cường năng lực cho các lực lượng chuyên trách; trong đó cần ưu tiên cho những lực lượng trực tiếp chiến đấu tại địa bàn cơ sở.

Tiếp tục nghiên cứu, đổi mới mô hình cho phù hợp, đặc biệt là sự phân công phối hợp đảm bảo hiệu quả hoạt động điều tra, trinh sát. Tiếp tục nghiên cứu, đổi mới mô hình tổ chức Cơ quan điều tra phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp, cải cách mô hình tố tụng

Tiếp tục đào tạo, chỉ đạo quyết liệt, thực hiện chỉ đạo tăng cường năng lực CSND cho cấp Huyện. Tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất, đầu tư kinh phí, trang bị phương tiện khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại cho công tác đấu tranh chống tội phạm, đảm bảo TTATXH.

Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ” và “CAND chấp hành nghiêm Điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa, vì nhân dân phục vụ”, xây dựng người chiến sỹ cảnh sát nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tiểu kết chƣơng 3

Một số phương hướng cơ bản nhằm tăng cường tác động tích cực của phát triển kinh tế đến TTATXH ở Việt Nam hiện nay: Phát triển kinh tế nhanh gắn với phát triển bền vững; Gắn phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh và quốc phòng - an ninh với phát triển kinh tế - xã hội; Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường tác động tích cực của phát triển kinh tế đến TTATXH ở Việt Nam hiện nay: Không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo; Giải quyết tốt việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động; Gắn kết văn hóa giáo dục với phát triển kinh tế bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững; Đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, xây dựng lực lượng CAND chính quy tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

KẾT LUẬN

Theo quan điểm duy vật biện chứng, không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối, biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác. Trong xã hội, giữa phát triển kinh tế và trật tự an toàn xã hội có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, trong đó sự phát triển kinh tế tạo ra cơ sở vật chất bền vững cho việc đảm bảo trật tự an toàn xã hội, ổn định xã hội.

Trong giai đoạn hiện nay, thực trạng TTATXH diễn ra hết sức phức tạp, có sự tăng giảm trong từng giai đoạn, nhiều loại tội phạm có xu hướng gia tăng cả về tính chất nghiêm trọng, phức tạp và về số vụ xảy ra cùng với sự thay đổi về cơ cấu tội phạm. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do tác động của phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế là yếu tố nền tảng tác động đến sự vững mạnh của an ninh quốc gia nói chung, giữ gìn trật tự an toàn xã hội nói riêng.

Những nghiên cứu trên đây phần nào đã làm rõ được tác động tích cực của phát triển kinh tế đối với nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn xã hội, cũng như những bức xúc trong phát triển kinh tế tác động tiêu cực đến tình hình TTATXH ở nước ta. Đã chỉ ra được nguyên nhân của những tác động đó và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tác động của phát triển kinh tế góp phần giữ gìn TTATXH trong giai đoạn hiện nay.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, để khắc phục những tác động tiêu cực trong phát triển kinh tế tới nhiệm vụ đảm bảo TTATXH trước hết và cơ bản cần khắc phục triệt để mặt trái của kinh tế thị trường, bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng và tiến bộ xã hội, phát triển văn hóa giáo dục, giải quyết tốt nhu cầu việc làm cho người lao động, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường và hoàn thiện thể chể kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố an ninh quốc phòng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ môn Nghiệp vụ cơ sở (2007), Quản lý Nhà nước về an ninh trật tự, Nxb Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội.

2. Bộ Nội vụ, Tổng cục Cảnh sát nhân dân (1994), Tội phạm ở Việt Nam thực

trạng, nguyên nhân và giải pháp, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

3. Phạm Thái Bình (2008), Đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực bảo vệ an ninh

quốc gia trong thời kỳ mở cửa ở Việt Nam hiện nay, Nxb Công an nhân

dân, Hà Nội.

4. Vũ Thế Công (2013), Tội phạm gây rối trật tự công cộng thực trạng và công tác đấu tranh phòng ngừa gây rối trật tự công cộng góp phần giữ

vững an ninh trật tự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

5. Đinh Xuân Dũng (2011), Phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp

hành trung ương khóa X , Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 ban chấp

hành trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Vũ Văn Hiền (2000), Một số vấn đề về mối quan hệ giữa ổn định xã hội

13. Học viện Cảnh sát nhân dân (2015), Đảm bảo trật tự an toàn xã hội ở Việt

Nam trong tình hình mới, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

14. Học viện Cảnh sát nhân dân, Viện Kinh tế học Việt Nam (2014), Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phòng chống tội phạm góp phần bảo

đảm an ninh, trật tự ở Việt Nam, Hà Nội.

15. Học viện Chính trị Công an nhân dân (2015), Tài liệu bồi dưỡng Lý luận chính trị hè cho giảng viên, giáo viên giảng dạy các môn lý luận chính trị

trong các học viện, trường Công an nhân dân, Hà Nội.

16. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 3, Nxb CTQG, Hà Nội. 17. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội. 18. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội. 19. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 7, Nxb CTQG, Hà Nội. 20. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 8, Nxb CTQG, Hà Nội. 21. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 10, Nxb CTQG, Hà Nội.

22. Nguyễn Mạnh Hưởng (2013), Góp phần chống“Diễn biến hòa bình” trên

lĩnh vực tư tưởng, lý luận, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Đặng Đức Nghĩa (2001), Ảnh hưởng của những yếu tố tiêu cực của kinh tế thị trường đến quá trình hoạt động của tội phạm có tổ chức ở nước ta

hiện nay, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động biện chứng của sự phát triển kinh tế đến lĩnh vực bảo vệ an ninh – trật tự ở việt nam hiện nay (Trang 94 - 105)