Không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân, thu hẹp khoảng cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động biện chứng của sự phát triển kinh tế đến lĩnh vực bảo vệ an ninh – trật tự ở việt nam hiện nay (Trang 87 - 90)

8. Cấu trúc của đề tài

3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự tác động của phát triển

3.2.1. Không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân, thu hẹp khoảng cách

cách giàu nghèo

Chừng nào xã hội còn phân chia giai cấp, chừng đó vẫn còn tội phạm, bởi nguyên nhân, điều kiện hình thành và phát triển tội phạm vẫn tiếp tục tồn tại. Tuy nhiên, mỗi xã hội với những hình thái kinh tế - xã hội khác nhau thì hình thức và mức độ hoạt động của tội phạm có sự khác nhau. Sự xuất hiện, tồn tại và hoạt động của tội phạm phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, vào mối quan hệ giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng và vào sự quan tâm của xã hội với công tác phòng, chống tội phạm trong xã hội đó.

Nguyên nhân của tội phạm có nhiều song nếu xét dười góc độ Xã hội học, có thể thấy, sự gia tăng và diễn biến phức tạp của một số tội phạm xuất phát từ nhiều nguyên nhân sâu xa của xã hội trong đó việc chưa giải quyết tốt các vấn đề xã hội, thực hiện an sinh xã hội đã tạo ra môi trường xã hội thuận lợi cho tội phạm có điều kiện tồn tại và phát triển. Trong bất kỳ thể chế xã hội nào, an sinh xã hội cũng là lĩnh vực hết sức quan trọng, cần thiết cho sự ổn định và phát triển bền vững xã hội. Trước hết, an sinh xã hội nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, góp phần giảm thiểu bất bình đẳng xã hội. An sinh xã hội thực hiện trợ giúp xã hội, giảm phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội, ngăn ngừa sự phân cực xã hội.

An sinh xã hội còn góp phần tích lũy con người. Ở đây, khi thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, những người trong nhóm xã hội yếu thế, thiệt thòi sẽ được trợ giúp; các nguồn lực ở họ sẽ được phát huy; những thiết yếu của họ sẽ được bổ khuyết. Tiềm năng của con người sẽ được đánh thức tối đa. Mạng lưới xã hội của con người sẽ được mở rộng, tính nhân văn, nhân bản, nhân ái của con người sẽ được đề cao. Đây là môi trường tất thuận lợi cho việc ngăn ngừa các hành vi sai lệch xã hội và tội phạm. Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội còn góp phần làm cho đoàn kết cộng đồng thêm bền chặt. Khi người giàu có thể giúp đỡ người nghèo, người nghèo học tập, noi gương người giàu, cả xã hội sẽ phát triển hài hòa. Những khác biệt về sắc tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, vùng miền, lối sống cũng dễ dàng được khắc phục. Sự đoàn kết xã hội sẽ được củng cố. Mọi âm mưu chia rẽ của các thế lực thù địch cũng sẽ ít có điều kiện được thực hiện. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội có điều kiện được giữ vững. Như vậy, phát triển kinh tế là yếu tố trực tiếp góp phần điều chỉnh mâu thuẫn xã hội, giảm xung đột xã hội và ngăn ngừa bùng nổ xã hội. Việc tổ chức lại xã hội, thực hiện tốt các chính sách xã hội vì con

người, giải phóng con người ra khỏi những sự tha hóa về kinh tế là cách để giải quyết tận gốc rễ nguồn gốc nảy sinh tội phạm và tệ nạn xã hội.

Triển khai và thực hiện có hiệu quả các chương trình xóa đói giảm nghèo các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn điều chỉnh phân tầng xã hội, tạo dựng xã hội phát triển bền vững.

Phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo là một trong những nguồn gốc của bất bình đẳng, bất công xã hội. Do vậy, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ những hộ nghèo có tư liệu sản xuất, có vốn để phát triển sản xuất, tiếp cận thị trường là cách thức giúp hộ nghèo tự đứng vững, vượt lên giảm khoảng cách giàu nghèo, giảm phân cực xã hội tạo ra những điều kiện đảm bảo sự đồng thuận xã hội, góp phần ngăn ngừa xung đột xã hội và tội phạm.

Trong bối cảnh hiện nay, khi chúng ta ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới thì vấn đề đảm bảo trật tự an toàn xã hội ngày càng được đặt ra với vai trò quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên khi phân hóa giàu nghèo đang có xu hướng diễn ra ngày càng sâu sắc thì thật khó có thể đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Bởi lẽ phân hóa giàu nghèo sẽ dẫn đến những tác động sau đây: Thứ nhất, phân hóa giàu nghèo khắc sâu thêm hố sâu ngăn cách giữa nhóm giàu với nhóm nghèo, từ đó dẫn tới mối liên kết giữa các nhóm xã hội ngày càng lỏng lẻo. Đây là một yếu tố gây ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc - yếu tố cơ bản trong việc đảm bảo vấn đề an ninh chính trị. Thứ hai, phân hóa giàu nghèo là tiền đề tác động đến tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội. Vì vậy, để ổn định tình hình TTATXH thì một trong những biện pháp mang tính phòng ngừa là ổn định nền kinh tế vĩ mô, tạo nhiều công ăn việc làm ổn định, đảm bảo cuộc sống cho mọi người dân trong cả nước. Thứ ba, cùng với tệ nạn tham nhũng, phân hóa giàu nghèo là 2 hiện tượng có tác động trực tiếp đến bất bình đẳng xã hội. Tạo ra tâm lý bất bình đối với tệ nạn tham nhũng và sự phân hóa giàu nghèo. Cùng với xu hướng tất yếu của nền kinh tế

thị trường là sự thương mại hóa các lĩnh vực y tế, giáo dục sẽ làm cho người nghèo khó có thể tiếp cận. Vì thế, họ không được hưởng các phúc lợi xã hội mà lẽ ra họ có quyền được hưởng... dẫn tới người dân suy giảm lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, vào chế độ; tạo ra tâm lý chống đối, làm phát sinh “khiếu kiện” và những “điểm nóng” với những biến phức tạp về an ninh xã hội. Thứ tư, phân hóa giàu nghèo vừa là điều kiện làm cho nội bộ cán bộ đảng viên tự diễn biến theo chiều hướng xấu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh chính trị nội bộ; dẫn đến tình trạng bộ máy nhà nước hoạt động kém hiệu lực; các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bị vô hiệu hóa và bị xuyên tạc; sự lãnh đạo của Đảng suy yếu. Thứ năm, phân hóa giàu nghèo có mối quan hệ chặt chẽ với tăng trưởng và phát triển. Nếu giải quyết tốt vấn đề phân hóa giàu nghèo sẽ tác động tích cực tới mục tiêu phát triển nền kinh tế một cách bền vững. Tránh được những hệ lụy do quá trình đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nền kinh tế như môi trường, tài nguyên bị phá hoại, chuyển đổi mục đích sử dụng tài nguyên không đúng dẫn tới sự lãng phí trong việc khai thác sử dụng tài nguyên. Như vậy, phân hóa giàu nghèo có mối liên hệ chặt chẽ với vấn đề an ninh môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động biện chứng của sự phát triển kinh tế đến lĩnh vực bảo vệ an ninh – trật tự ở việt nam hiện nay (Trang 87 - 90)