Những tác động trái chiều từ sự phát triển kinh tế đến đảm bảo trật tự an

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động biện chứng của sự phát triển kinh tế đến lĩnh vực bảo vệ an ninh – trật tự ở việt nam hiện nay (Trang 50)

8. Cấu trúc của đề tài

2.2. Những tác động trái chiều từ sự phát triển kinh tế đến đảm bảo trật tự an

tự an toàn xã hội ở nƣớc ta hiện nay

Ở Việt Nam, sự phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mới được thực hiện song tình hình tội phạm nói chung đã và đang phát triển theo xu hướng phức tạp.

2.2.1. Xu hướng tự phát trong quá trình tăng trưởng kinh tế tác động tiêu cực đến trật tự an toàn xã hội cực đến trật tự an toàn xã hội

Một là, sự tác động của tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, thị trường sức lao động ở nước ta vẫn mang đặc điểm của thị trường lao động mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu, mang tính tự phát và bị chia cắt manh mún, các quan hệ lao động trên thị trường đang trong quá trình phân hóa, biến đổi mà biểu hiện rõ nét nhất là tình trạng thiếu việc làm.

Vấn đề việc làm là vấn đề kinh tế xã hội bức xúc, nhạy cảm nhất trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế đòi hỏi phải sắp xếp lại sản xuất, tổ chức dây chuyền, phân công lao động xã hội… quá trình đó đã làm cho tình trạng thiếu việc làm có xu hướng gia tăng.

Hơn nữa, do tác động của quy luật cạnh tranh các đơn vị sản xuất đều muốn tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, buộc họ phải sắp xếp lại dây chuyền sản xuất, tinh giảm bộ máy hành chính. Số người chưa có việc làm hàng năm tăng vì được bổ sung từ các nguồn: do làm ăn thua lỗ, do doanh nghiệp phá sản, một số lao động là thanh niên mới trưởng thành… Do đó, tình

trạng người chưa có việc làm ngày càng nhiều, trở thành vấn đề xã hội căng thẳng, là nỗi lo của mỗi gia đình và của toàn xã hội. Nếu như vấn đề này không được giải quyết kịp thời sẽ nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực trong xã hội.

Khi xem xét vấn đề lao động và việc làm cần khẳng định ở hai góc độ: kinh tế và xã hội. Khi xã hội đáp ứng tốt nhu cầu việc làm, tạo điều kiện cho người lao động ổn định cuộc sống sẽ góp phần đảm bảo an ninh, trật tự xã hội và ngược lại, thất nghiệp, công ăn việc làm không ổn định là điều kiện phát sinh tội phạm. Bởi tiền đề cho sự hình thành và phát triển con người là lao động. Cha ông ta đã từng nói: “Nhàn cư vi bất thiện”. Chuyển sang kinh tế thị trường, do những bức xúc về việc làm mà nảy sinh những hiện tượng làm liều, hành vi trái pháp luật, bất chấp đạo lý, bằng mọi thủ đoạn để thỏa mãn nhu cầu cá nhân, trong đó đặc biệt đầu tiên là nhu cầu vật chất.

Cũng do thiếu việc làm, mà hiện tượng di dân tự do, di chuyển lao động tự phát tăng lên. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng “ly nông”, “ly hương” không chỉ là sự khác biệt về thu nhập mà điều chủ yếu là nhu cầu tìm việc làm. Lực lượng đó chủ yếu là những người hạn chế về trình độ học vấn, không có trình độ chuyên môn, không có nhà ở… Bởi vậy, họ chấp nhận làm tất cả những công việc khác nhau của người thuê lao động. Trong số họ có những người do mục đích lợi nhuận, do hạn chế nhận thức mà họ có thể bị lôi kéo, tuyển mộ tham gia vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế. Bên cạnh đó, tình trạng di dân tự do, bột phát, vô tổ chức đang gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý xã hội.

Thực tế tình trạng phức tạp về tội phạm hiện nay có liên quan mật thiết đến tình trạng thiếu việc làm. Lý luận Tội phạm học luôn nhấn mạnh, lực lượng lao động nhất là những đối tượng thanh niên, sinh viên nếu không được sắp xếp công ăn, việc làm ổn định, hoặc bộ phận đó rơi vào tình trạng thất nghiệp thì đây sẽ là ”đội quân dự bị” để bọn tội phạm lôi kéo, tuyển dụng.

Hai là, Sự mất cân đối trong cơ cấu nền kinh tế

Trong những năm vừa qua, nền kinh tế nước ta phát triển chủ yếu theo chiều rộng, mặc dù có sự tăng trưởng khá, song cái giá phải trả là quá đắt, thể hiện ở việc tăng trưởng một số lĩnh vực quá nhanh, quá nóng, thiếu kiểm soát và không bền vững. Chất lượng, hiệu quả xét từ góc độ kinh tế - xã hội chưa được quan tâm đầy đủ. Thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, ngân hàng, tín dụng, các tổng công ty Nhà nước, các tập đoàn kinh tế...có những dấu hiệu mất an toàn, làm tổn hại đến nguồn lực kinh tế quốc gia, hàng ngàn doanh nghiệp tuyên bố phá sản. Đội quân thất nghiệp gia tăng, sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm, dòng dân di cư tự do hỗn độn, gây khó khăn ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.

Nghiên cứu khảo sát về nguyên nhân tiềm ẩn phát sinh tội phạm từ quá trình di cư, các chuyên gia đã cho thấy chúng phát sinh từ nhiều nguyên nhân sau: Do sự phát triển của nền kinh tế thị trường làm nảy sinh các hiện tượng tiêu cực cho xã hội mà dân di cư bị ảnh hưởng rất nặng nề. Dân di cư, trong đó, có nhóm di cư từ nông thôn ra thành thị, là lao động đơn giản, có trình độ dân trí thấp rất dễ bị lôi cuốn bởi những mặt xấu của cơ chế thị trường; do không có hệ thống pháp lý, bộ máy quản lý lỏng lẻo, hoạt động quản lý lỏng lẻo. Mặc dù, trong những năm gần đây, thông qua hoạt động cải cách tư pháp và hoàn thiện pháp luật, chúng ta đã có một hệ thống pháp luật đảm bảo công tác quản lý trên các ngành, lĩnh vực riêng của xã hội. Tuy nhiên, hệ thống pháp lý này vẫn chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu quản lý xã hội luôn không ngừng phát triển và nảy sinh nhiều vấn đề mới. Mà trong đó, di cư là một vấn đề hết sức phức tạp và luôn phát sinh những khó khăn, thách thức mới cho các cơ quan quản lý và cơ quan lập pháp. Việc vận dụng các quy định quản lý đối với dân di cư còn nhiều bất cập, thủ tục rườm rà và có sự xung đột giữa các văn bản của các cơ quan chức năng quản lý. Không có nghề nghiệp, dân di cư

có trình độ văn hóa thấp rất dễ lao vào các tệ nạn xã hội như mại dâm, cờ bạc, rượu chè… đây là những điều kiện tiền đề mà khiến dân di cư dễ thực hiện những hành vi trái với chuẩn mực xã hội, vi phạm pháp luật; Dân di cư có thu nhập thấp không đủ trang trải đời sống hoặc không có việc làm, tập trung sống ở những khu xóm ổ chuột dễ có chung mục đích xấu, tụ tập thành băng ổ nhóm, đồng thời, cũng dễ bị đẩy vào các con đường xấu, dẫn đến các hành vi nguy hiểm cho xã hội, thậm chí hình thành các băng ổ nhóm tội phạm hình sự gây nguy hiểm cho cộng đồng.

Cùng với sự hình thành hàng loạt thị trường mới như thị trường vốn, thị trường sức lao động, thị trường chứng khoán, kéo theo nhiều loại tội phạm mới xuất hiện, những mánh khóe mới với thủ đoạn tinh vi như đầu cơ chứng khoán, phá sản giả tạo, tẩy rửa đồng tiền bất hợp pháp... Trên thực tế, một số ngành nghề mới hình thành trong nội bộ cơ cấu nền kinh tế những hành lang pháp lý để điều chỉnh, quản lý chưa hình thành một cách đồng bộ, sự phát triển mang tính tự phát, thiếu kiểm tra kiểm soát của Nhà nước nên tạo sơ hở cho các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội.

Sự mất cấn đối vùng miền trong cơ cấu phát triển kinh tế: Sự phát triển của kinh tế thị trường thường tập trung sầm uất ở các thành phố trực thuộc trung ương, những đầu mối giao thông huyết mạch của nền kinh tế, nơi biên giới, cửa khẩu thực hiện giao thương hàng hóa... Kết quả phân tích tình hình tội phạm cho thấy ở các địa bàn trọng điểm, ở các thành phố lớn còn diễn biến hết sức phức tạp, tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn, ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương... tội phạm có tổ chức hoạt động phức tạp, có sự đan xen, gắn kết với các hoạt động kinh tế, các băng nhóm hình sự hoạt động bảo kê, đâm thuê, chém mướn, đòi nợ thuê, cưỡng đoạt tài sản, cho vay nặng lãi, tổ chức các hoạt động cờ bạc, cá độ bóng đá... Nhiều vụ chúng trả thù lẫn

nhau, dằn mặt, ngang nhiên, lộng hành thách thức công luận. Năm 2011- 2012 lực lượng Cảnh sát đã tập trung đấu tranh với 330 băng nhóm, 1912 đối tượng nghi vấn phạm tội trên 18 địa bàn trọng điểm thuộc các thành phố nói trên [27; 183] .

Trong những năm vừa qua, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, các chính sách tài chính tiền tệ của Nhà nước thắt chặt hơn, tình hình kinh kế khó khăn, bức tranh kinh tế ảm đạm, hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản, người lao động mất việc làm, lạm phát tăng nhanh tác động trực tiếp đến các giai tầng trong xã hội đặc biệt là người nghèo và người lao động. Tình trạng vỡ nợ, vỡ hụi, hệ thống tín dụng đen gây rúng động xã hội, nó tràn về cả các vùng quê vốn yên bình nay cũng náo loạn, gây hoang mang dao động. Tình hình vỡ nợ, vỡ hụi, “tín dụng đen” trong nhân dân diễn ra nghiêm trọng ở nhiều địa phương gắn với các băng nhóm hoạt động đòi nợ thuê, xiết nợ, bắt giữ người trái pháp luật...nhằm chiếm đoạt tài sản. Nghiêm trọng hơn có một số băng, ổ nhóm “núp bóng” các doanh nghiệp để hoạt động phạm tội. Điển hình như băng nhóm Nguyễn Anh Tuấn (tức Tuấn thần đèn) cầm đầu đã bị công an Thanh Hóa triệt phá năm 2012, băng nhóm Lương Nguyễn Tiến Luận (tức Luận sẻ) cầm đầu đã bị công an Hải Dương triệt phá năm 2012. Theo báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương, từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2012 cả nước xảy ra 4327 vụ liên quan đến tội phạm dạng “ tín dụng đen” [15; 32]. Điều đó cho thấy những tồn tại trong đời sống kinh tế tác động nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội. Tâm lý làm giàu bằng mọi giá, liều lĩnh, bất chấp hậu quả của một số đối tượng đã gây nên hệ lụy nghiêm trọng đến đời sống an bình của nhân dân, nhiều người trở thành nạn nhân của sự lừa đảo tinh vi.

Các loại tội phạm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng rất đáng báo động với tính chất nghiêm trọng gây thiệt hại lớn cho Nhà nước. Đã phát hiện khoảng 40 vụ đại án, thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng. Điển hình như Công

ty cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam do Vũ Quốc Hảo làm Tổng Giám đốc người vừa bị kết án tử hình về tội Tham ô vì gây thiệt hại cho nhà nước trên 600 tỷ đồng; vụ án Nguyễn Thị Huyền Như nguyên trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ của ngân hàng Công thương Việt Nam – Vietinbank chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Theo bản án của Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh: năm 2007, Như đi vay trên 200 tỷ đồng với lãi suất cao để đầu tư kinh doanh bất động sản ở nhiều tỉnh thành. Từ năm 2010, do việc kinh doanh thua lỗ, mất khả năng trả nợ, Như đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của các các khách hàng nên lợi dụng quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, giả danh Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh huy động tiền rồi chiếm đoạt. Để thực hiện ý định, Như đã đưa ra mức lãi suất cao để dụ các tổ chức, cá nhân sau đó thực hiện hàng loạt hành vi gian dối như làm giả 8 con dấu của các đơn vị, giả chữ ký và lừa luôn lãnh đạo Vietinbank để chiếm đoạt tổng cộng gần 4.911 tỷ đồng của 3 ngân hàng, 9 công ty và 3 cá nhân... Sự thất thoát về kinh tế sẽ tác động nghiêm trọng đến sự ổn định kinh tế, làm giảm sút niềm tin trong xã hội, gây những nhận thức và hành vi trái chiều làm gia tăng tính phức tạp xã hội.

Ba là,Nguy cơ, biểu hiện chệch hướng XHCN của nền kinh tế thị trường

Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, kinh tế thị trường đã từng bước hình thành và phát triển, ngày càng tỏ rõ tính tất yếu của nó trong đời sống kinh tế xã hội, đồng thời có những tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là đến đạo đức với tất cả mặt tích cực và tiêu cực của nó. Việc xuất hiện ngày càng nhiều những hiện tượng tiêu cực trong đời sống đạo đức xã hội, tội phạm ngày càng gia tăng, đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên đang là vấn đề đáng lo ngại của xã hội. Nhiều giá trị xã hội bị đảo lộn, sự mất phương hướng, tệ sùng ngoại, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền...

Việc xây dựng một nền kinh tế thị trường là một tất yếu kinh tế khách quan, bởi kinh tế thị trường kích thích sự phát triển kinh tế, phát huy sức sản xuất, khơi dậy tính năng động, sáng tạo của con người, tính hiệu quả trong việc sử dụng hợp lý các nguồn lực... Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng có rất nhiều mặt trái, đó là sự cạnh tranh tàn khốc “cá lớn nuốt cá bé"; tạo ra sự bất công, bất bình đẳng, phân hóa giàu nghèo, phân cực trong xã hội; khai thác cạn kiệt môi trường, tài nguyên vì mục tiêu lợi nhuận kinh tế thuần túy; làm băng hoại nhiều giá trị đạo đức tốt đẹp; làm quan hệ con người với con người trở nên sòng phẳng, lạnh lùng hơn; làm phai nhạt những giá trị văn hóa truyền thống... Việc Đảng ta xác định xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính là để khắc phục những hạn chế vốn có của nền kinh tế thị trường.

Mặt trái của kinh tế thị trường sản sinh ra những định hướng giá trị, nhu cầu và lợi ích thấp kém, tác động và hình thành trong con người những phẩm chất tiêu cực, làm nên sự biến dạng, lệch lạc về nhân cách, không phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Do tác động của mặt trái kinh tế thị trường, tội phạm về tham nhũng trở thành quốc nạn, liên quan đến sự tồn vong của chế độ. Nghị quyết XI của Đảng nhận định nguy cơ tham nhũng:

tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu những tiêu cực và tệ nạn xã hội

chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp; quan liêu

tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng”. [10; 172] ; Nghị quyết Trung

ương 4 khóa XI thẳng thắn thừa nhận “ Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống... sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn

cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”. [10; 22] .

Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế năng động, nên dễ dẫn đến hiện tượng kinh doanh bất hợp pháp như: Hoạt động mại dâm, buôn bán ma túy,

hàng giả, buôn lậu, gây ô nhiễm môi trường...Tội tham ô, tội cố ý làm trái, tội hối lộ trong các ngành kinh tế như xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, chiếm đoạt vốn…

Quá trình cổ phần hóa hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp nhà nước không đem lại lợi ích chung cho mọi người mà phục vụ cho một nhóm lợi ích, gây cú sốc tâm lý bất bình cho người lao động, hiện tượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động biện chứng của sự phát triển kinh tế đến lĩnh vực bảo vệ an ninh – trật tự ở việt nam hiện nay (Trang 50)