Gắn kết văn hóa giáo dục với phát triển kinh tế bảo đảm sự ổn định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động biện chứng của sự phát triển kinh tế đến lĩnh vực bảo vệ an ninh – trật tự ở việt nam hiện nay (Trang 92 - 94)

8. Cấu trúc của đề tài

3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự tác động của phát triển

3.2.3. Gắn kết văn hóa giáo dục với phát triển kinh tế bảo đảm sự ổn định

và phát triển bền vững

Sự gắn kết văn hóa giáo dục với kinh tế ngày càng chặt chẽ. Văn hóa thực sự trở thành động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều nước trên thế giới coi văn hóa là một bộ phận của nền kinh tế - xã hội. Nhiều nước trên thế giới coi văn hóa là một bộ phận của kinh tế xã hội, do vậy họ xác định đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho phát triển.

Công tác giáo dục, tuyên truyền cần định hướng và khẳng định cái đúng, cái đẹp, lên án cái sai, cái ác, đáp ứng nhu cầu tinh thần lành mạnh cho nhân dân, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên. Về phương diện nhận thức lý luận, các hành vi phạm tội luôn là những hành vi tiêu cực, đi ngược lại những quy định chuẩn mực của xã hội. Mà hành vi của con người được thúc dục bởi động cơ bên trong liên quan đến chuẩn mực đạo đức, lối sống và các định hướng giá trị. Công cuộc đổi mới của nước ta đã trải qua 30 năm, bên cạnh những thành tựu đạt được rất đáng tự hào thì chúng ta đang phải đối diện với những thách thức rất nghiêm trọng về sự xuống cấp của văn hóa, đạo đức xã hội. Các vụ thảm sát vừa qua ở Bình Phước, Nghệ An, Yên Bái là những dẫn dụ sâu sắc để suy ngẫm về vai trò của chức năng giáo dục đạo đức, nhân cách cho con người nhất là thế hệ trẻ.

Sau nhiều năm chúng ta đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế làm trọng tâm, chúng ta không thể không thừa nhận có hiện trạng đáng lo ngại là biểu hiện của chủ nghĩa duy kinh tế. Triết lý phát triển kinh tế bằng mọi cách, mọi

giá đã góp phần tạo ra nhưng “ lệch lạc” xã hội rất đáng lo ngại. Tội phạm những năm qua có xu hướng trẻ hóa, các hành vi phạm tội mang tính dã man, tàn độc, đã là sự nhắc nhở mạnh mẽ trách nhiệm của công tác giáo dục đạo đức, nhân cách từ trong mỗi gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

Kiên quyết khắc phục xu hướng thương mại hóa, xa rời tôn chỉ, mục đích của hoạt động báo chí xuất bản; Có biện pháp quản lý, hạn chế mặt trái của Internet cũng như sự bùng nổ vượt khỏi tầm kiểm soát của mạng xã hội những năm gần đây. Những tính năng, vai trò tích cực mà Facebook mang tới cho người sử dụng là không thể phủ nhận. Nhưng ngoài những gì có ích mà Facebook đem lại thì nó cũng đã và đang gây ra những ảnh hưởng rất tiêu cực khó kiểm soát. Các phần tử xấu cũng lợi dụng Facebook nhằm tập hợp, lôi kéo những người nhẹ dạ cả tin, thiếu hiểu biết, thiếu bản lĩnh chính trị tham gia vào các nhóm với mục đích gây rối an ninh - trật tự, kích động bạo lực, kêu gọi biểu tình. Facebook đang trở thành công cụ mà tội phạm có thể sử dụng lợi dụng để có thể thực hiện hành vi phạm tội của mình. Do tội phạm sử dụng internet đặc biệt là lợi dụng Facebook để thực hiện hành vi phạm tội, đây là loại tội phạm rất khó để phát hiện và đấu tranh nên công tác đấu tranh phòng ngừa loại tội phạm này gặp rất nhiều khó khăn và chưa đạt hiệu quả cao nên dẫn đến tình hình phạm tội diễn biến phức tạp gây ra thiệt hại về cả vật chất và tinh thần cho nhiều cá nhân, tổ chức gây ảnh hưởng đến công tác đảm bảo an toàn xã hội.

Theo số liệu thống kê hình sự của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao (C50) - Bộ Công an trong 5 năm từ năm 2010 đến năm 2015 trên cả nước đã xảy ra 156 vụ sử dụng mạng Internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tính trung bình mỗi năm trên cả nước xảy ra hơn 31 vụ. Cơ quan Điều tra trên cả nước đã khởi tố, điều tra tất cả 156 vụ phạm tội sử dụng mạng Internet để CĐTS với 390 bị can, trong đó có 73 vụ phạm tội sử dụng

mạng xã hội facebook để lừa đảo chiếm đoạt tài sản (chiếm 46,8%) với 168 bị can (chiếm 43,1%). Như vậy, nhìn vào số liệu trên cho thấy, số vụ và số người phạm tội sử dụng mạng xã hội facebook để lừa đảo chiếm đoạt tài sản khá lớn so với tổng số vụ sử dụng mạng Internet để CĐTS. Không những vậy, tính chất của những vụ phạm tội này rất nghiêm trọng, gây hậu quả lớn về tài sản cũng như gây hoang mang trong cộng đồng dân cư.

Mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế về về văn hóa, giáo dục đi đôi với ngăn chặn, đẩy lùi tác hại của văn hóa phẩm đồi trụy xâm nhập vào nước ta, nâng cao sức đề kháng của công chúng, nhất là thế hệ trẻ.

Đề cao trách nhiệm gia đình, cộng đồng và xã hội trong phòng chống tệ nạn xã hội. Đầu tư kinh phí xây dựng và quản lý có hiệu quả các trung tâm cai nghiện, tạo công ăn việc làm để con người thuận lợi tái hòa nhập cộng đồng nhanh chóng trở thành những công dân tốt.

Không ngừng tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về ý thức chấp hành luật lệ giao thông đi đôi với tăng cường hạ tầng kỹ thuật, phương tiện giao thông công cộng, năng lực tổ chức, quản lý để giảm tới mức thấp nhất tai nạn giao thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động biện chứng của sự phát triển kinh tế đến lĩnh vực bảo vệ an ninh – trật tự ở việt nam hiện nay (Trang 92 - 94)