Sự phát triển kinh tế góp phần kiến tạo sự ổn định chính trị, ổn định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động biện chứng của sự phát triển kinh tế đến lĩnh vực bảo vệ an ninh – trật tự ở việt nam hiện nay (Trang 39 - 42)

8. Cấu trúc của đề tài

2.1. Những thành tựu trong phát triển kinh tế góp phần đảm bảo trật tự an

2.1.1. Sự phát triển kinh tế góp phần kiến tạo sự ổn định chính trị, ổn định

xã hội, kiềm chế và từng bước đẩy lùi tội phạm

Trong những năm gần đây, tình hình quốc tế và khu vực có nhiểu biến động phức tạp, khó lường; đất nước ta gặp nhiều khó khăn, thách thức, các thế lực thù địch tăng cường chống phá cách mạng nước ta… Song công cuộc đổi mới ở nước ta vẫn thu được những thành tựu to lớn, tăng trưởng kinh tế vẫn tiếp tục được duy trì ở mức khá. Tiềm lực kinh tế, uy tín, vị thế quốc tế của nước ta được nâng cao.

Cương lĩnh xây dựng đất nước (bổ sung và phát triển) xác định phương hướng những năm tới là đất nước tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường. Sau 30 năm đổi mới, đất nước ta từ chỗ đói nghèo, lạc hậu, đến nay trở thành một quốc gia có thu nhập đầu người ở mức trung bình là một thành tựu quan trọng tạo ra thế và lực để giữ vững trật tự an toàn xã hội.

Đất nước sau 30 năm đổi mới, sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đã tạo nên sự thay đổi tích cực trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trước hết là sự ổn định về chính trị. Có thể nói những năm vừa qua, tình hình chính trị thế giới diễn biến hết sức phức tạp, chiến tranh khu vực, nội chiến dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, khủng bố quốc tế, chủ nghĩa ly khai, ly tâm, những sự trỗi dậy của chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc, ý thức hệ tôn giáo cuồng tín cực đoan đẩy các quốc gia vào cảnh chiến tranh, huynh đệ tương tàn, nồi da nấu thịt. Những

cuộc chiến nóng bỏng ở các nước Trung Đông, khủng hoảng chính trị ở Thái Lan, nhà nước Hồi giáo tự xưng, rồi làn sóng di cư của người tị nạn do chiến tranh, xung đột...Song Việt Nam trong con mắt của bạn bè thế giới luôn là một đất nước của sự ổn định, bình yên, là điểm đến an toàn.

Nhìn từ các chỉ số kinh tế để minh chứng, trong mười năm qua, thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt gần 7,3%/năm, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1.200 USD Việt nam bước vào ngưỡng nước có thu nhập trung bình. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng CNH, HĐH. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, thâm hụt ngân sách và nợ quốc gia được kiểm soát trong giới hạn an toàn. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện tốt hơn. Thu nhập thực tế bình quân đầu người 10 năm qua tăng khoảng 2,3 lần. Công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt nhiều thành tựu Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 58% trong đầu thập niên 90 của thế kỷ trước xuống còn 7,8% năm 2013. Tuổi thọ bình quân tăng từ 67 lên 72 tuổi. Chỉ số phát triển con người (HDI) không ngừng tăng lên, năm 2008 là 0,733, thuộc nhóm nước trung bình cao trên thế giới. Hệ thống phúc lợi và an sinh xã hội được coi trọng và từng bước mở rộng. Cùng với những kết quả to lớn trong việc xã hội hoá phát triển các lĩnh vực xã hội... Năm 2008, nước ta đã hoàn thành hầu hết các mục tiêu thiên niên kỷ đặt ra cho năm 2015.

Công tác bảo vệ môi trường được quan tâm và có mặt được cải thiện. Dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng, xã hội cởi mở và đồng thuận hơn. Quốc phòng, an ninh được giữ vững. Chính trị - xã hội ổn định. Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi; thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao; tạo ra những

tiền đề quan trọng để phát triển nhanh, bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Thực tiễn cho thấy bức tranh kinh tế Việt Nam qua tốc độ tăng trưởng, thành quả kiềm chế lạm phát ở mức 8- 10% hàng năm, cán cân xuất nhập khẩu gần đạt tới sự cân bằng, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng 9,5 - 10% , đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tăng mạnh... Kinh tế vĩ mô được giữ vững sự ổn định, an sinh xã hội và hệ thống phúc lợi xã hội cơ bản được bảo đảm. Nhiều việc làm được giải quyết nhờ mô hình năng động của kinh tế thị trường.

Trong năm 2014, cả nước đã giải quyết việc làm khoảng 1,6 triệu lao động, đa ̣t 100% kế hoa ̣ch, tăng 3,6% so với thực hiện năm 2013, trong đó: tạo việc làm trong nước khoảng 1,494 triệu lao động, đạt 98,8% kế hoạch, tăng 2,7% so với năm 2013. Những số liệu tổng kết nói trên về sự tăng trưởng phát triển kinh tế đã góp phần to lớn giữ gìn ổn định và trật tự an toàn xã hội.

Đánh giá thực trạng tình hình tội phạm trật tự an toàn xã hội trong những năm quan cho thấy: Kết quả nổi bật trên các mặt công tác là phát hiện, đấu tranh ngăn chặn kịp thời các hoạt động phá hoại, kích động gây rối, bạo loạn của các thế lực thù địch, phản động giữ được ổn định chính trị, không để bị động, bất ngờ. Tập trung mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, nắm chắc tình hình các loại tội phạm trên các tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm; rà soát, đấu tranh, triệt phá các băng nhóm tội phạm, các tụ điểm phức tạp về trật tự an toàn xã hội, trọng tâm là các băng nhóm tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, hoạt động đâm thuê, chém mướn, bảo kê, siết nợ, đòi nợ thuê, cho vay nặng lãi, cưỡng đoạt tài sản, tổ chức các hoạt động cờ bạc, cá độ bóng đá.

Công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm đạt kết quả cao hơn, đã tập trung điều tra, khám phá nhiều vụ án nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Điều tra, khám phá 44.033 vụ phạm

pháp hình sự, bắt, xử lý 88.259 đối tượng, đạt tỉ lệ 74,49% (cao hơn 1,09% so với năm 2012). Giải quyết dứt điểm một số vụ án tham nhũng còn tồn đọng, kết thúc điều tra chuyển Viện Kiểm sát đề nghị truy tố các vụ án kinh tế, tham nhũng lớn như vụ Huỳnh Thị Huyền Như, vụ Nguyễn Đức Kiên, vụ Dương Chí Dũng…; đồng thời khởi tố, điều tra 1.730 vụ, 3.068 bị can về các tội phạm kinh tế, tham nhũng. Tỷ lệ giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm đạt cao hơn năm 2012. Qua đó đã kiềm chế sự gia tăng tội phạm, tạo sự chuyển biến tích cực hơn về trật tự an toàn xã hội [13; 50]

Những năm qua, với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, năng suất lao động tăng, nhiều ngành nghề mở rộng, quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng được mở rộng, các tiềm năng và nguồn lực được huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh. Điều đó tất yếu góp phần quan trọng hạn chế sự gia tăng của tình hình tệ nạn xã hội. Nhận định của Đảng ta sau 20 năm thực hiện Cương lĩnh, chúng ta đã: “giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước thực hiện thành công bước đầu công cuộc đổi mới, ra khỏi tình trạng kém phát

triển; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt”[10; 20] .

Dù còn nhiều khó khăn, song những năm vừa qua, nền kinh tế không ngừng được tăng trưởng trước hết về chiều rộng, nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh ra đời, các làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn...sự tăng trưởng kinh tế thu hút lực lượng lớn lao động xã hội, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, vừa tăng trưởng kinh tế - vật chất vừa góp phần quan trọng đẩy lùi tệ nạn xã hội và các hành vi phi phạm pháp luật khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động biện chứng của sự phát triển kinh tế đến lĩnh vực bảo vệ an ninh – trật tự ở việt nam hiện nay (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)