Phụ nữ trong quan niệm của Nho giáo và trong văn học của các nhà nho trước thế kỷ X

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhân vật chinh phụ và cung nữ trong văn học trung đại Việt Nam qua Chinh phụ ngâm và Cung oán ngân khúc (Trang 46 - 61)

NHÌN TỪ GĨC ĐỘ TÍNH NỮ

2.1.Phụ nữ trong quan niệm của Nho giáo và trong văn học của các nhà nho trước thế kỷ X

nho trước thế kỷ XVIII

2.1.1. Quan niệm của Nho giáo về phụ nữ

Trong suốt chiều dài lịch sử thời kỳ phong kiến, đặc biệt từ thế kỷ XV trở đi, Nho giáo là học thuyết chính thống của nhà nước với các tư tưởng trở thành giáo dục chính thức. Theo cấu trúc xã hội của Nho giáo, phụ nữ ở tất cả các cấp bậc đều thấp hơn nam giới. Người đàn ơng ln có địa vị áp đảo và tôn quý với người phụ

Các nhà nữ quyền trong cuộc cách mạng nữ quyền ở phương Tây cuối thập niên 60 đầu thập niên 70 của thế kỷ XX chỉ ra thực trạng rằng, suốt một thời kỳ dài, nam giới luôn đồng nghĩa với nhân loại, đồng nhất với lịch sử, còn phụ nữ như một cái khác (other) luôn phụ thuộc, dựa dẫm vào nam giới. Phụ nữ không chỉ phụ thuộc vào nam giới trong các vai trò xã hội mà cịn trong cái nhìn về thế giới: họ nhìn theo những quy chuẩn đã được người đàn ơng đặt ra.

Trong xã hội Nho giáo thống trị, nhiều tư tưởng mang tính chất nam quyền áp đặt và chế ngự người phụ nữ, trở thành những khn phép bắt buộc họ phải có. Phụ nữ bị trói buộc trong tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tịng tử); tứ đức (cơng, dung, ngơn, hạnh). Những chuẩn mực đạo đức khắt khe biến phụ nữ trở thành công cụ dễ bảo, định hướng và áp đặt họ theo hướng phục vụ và hy sinh cho người đàn ơng. Sự bất bình đẳng về giới trong gia đình phong kiến kéo dài hàng thế kỷ. Người phụ nữ thậm chí cịn bị khinh miệt, bị hạ thấp ở đáy xã hội cùng hạng với tiểu nhân. Khổng Tử khi đối đáp với Lỗ Định Công, cho rằng: “Đàn bà và tiểu nhân là khó có thể chung đụng với họ được. Nếu gần gũi với họ, chúng ta sẽ phạm vào vô lễ”. Ơng cịn nói: “Nước lũ và thú dữ có thể chế ngự được. Chỉ có đàn bà và tiểu nhân thì khơng sao chế ngự được”.

Phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bị xem xét trong mối quan hệ bổn phận, nghĩa vụ và thiên chức. Mạnh Tử từng nói: “Bổn phận của phụ nữ khơng phải là điều khiển và gánh vác. Bổn phận của phụ nữ là sinh con trai”. Người phụ nữ chỉ được vinh dự có sức mạnh khi họ là một người mẹ và một người mẹ chồng trong gia đình. Qua nhiều năm trong văn học viết, người phụ nữ được gia đình định hướng về sự kiềm chế ham muốn, về nghi thức, mối quan hệ với nhà chồng, về tài nội trợ, sự nhẫn nhịn và giữ gìn trinh tiết. Các trang viết về những phụ nữ đáng phục đều nhấn mạnh tới sự trung thành không màng đến bản thân và sự sẵn sàng hy sinh để làm bất cứ điều gì giúp chồng và gia đình anh ta.

Phụ nữ trong xã hội nam quyền khơng được nhìn nhận, trân trọng ở góc độ giới. Các nhà nữ quyền chỉ ra rằng, trước khi có sự giải phóng thiên tính nữ, phụ nữ bị coi là cái giới tính vốn khơng phải là giới tính (women are the sex which isn’t one).

Trong nhân học văn hóa, hai thuật ngữ sex (giới) và gender (giống) có một sự khu biệt mang tính quy ước: sex chủ yếu đề cập đến khía cạnh sinh vật học, khía cạnh của giải phẫu; gender lại là một hiện tượng thuộc về văn hóa. Nói cách khác, sự khác biệt trong vai trò xã hội giữa giống đực và giống cái là có nguyên nhân từ tập quán, từ hoàn cảnh xã hội hơn là có nguyên nhân từ tự nhiên. Trong cuốn Nho giáo

và phụ nữ, tác giả người Mỹ Li-Hsiang Lisa Rosenlee cũng nhận xét về sự thiếu

vắng yếu tố giới trong quan niệm của Nho giáo về phái nữ: “Giới nữ như là phụ nữ luôn luôn được xem cùng với sự tranh luận về vai trò xã hội khác nhau, đặc biệt vai trị gia đình, họ hàng và cùng với sự theo dõi về nghi thức đúng đắn và sự trau dồi của tiết hạnh tương ứng. Trong văn bản cổ, từ Nữ được sử dụng ban đầu để chỉ người con gái trẻ, chưa chồng và từ Phụ để chỉ người đã lấy chồng. Những thuật ngữ về phụ nữ thường gắn với quan hệ xã hội. Một trong những kinh sách sớm nhất là cuốn Kinh thi, từ Nữ được tìm thấy trong một bài thơ nổi tiếng: Quan thư: “yểu

điệu thục nữ”, đề cập tới một cô gái trẻ đoan chính, một người hoàn hảo để kết duyên với một người con trai. Trong quan điểm truyền thống, sự hình dung về phụ nữ như là giới nữ ln ưu tiên các mối quan hệ gia đình hơn là q trình nữ tính. Một người phụ nữ phụ thuộc chủ yếu vào hai phạm trù xã hội khác nhau: Nữ (chưa chồng) và Phụ (có chồng hoặc là vợ/mẹ).

Những từ dùng để chỉ giới nữ trong ngơn ngữ Trung Quốc cũng đã có sự gắn kết với bổn phận và vai trị của họ trong gia đình. Cuốn Jiaonu Yigui của Trần Hồng Mao (Chen Hongmou) (thế kỷ 18) viết: “Khi một người ở trong gia đình họ là Nữ (con gái), khi kết hôn, họ là phụ, khi sinh con họ là mu (mẹ). Nếu bắt đầu là một xiannu (cơ gái trong trắng) sau đó họ sẽ kết thúc với xianfu (tiết phụ - người vợ tiết hạnh). Nếu là vợ, người đó sẽ là xian mu - tiết mụ). Người mẹ tiết hạnh sẽ là người có con để nối dõi” [27, tr. 43-48].

Phụ nữ được công nhận, đánh giá theo các mối quan hệ gia đình, họ hàng. Sự cố gắng xác định nữ giới là giới (sexed) độc lập với mối quan hệ xã hội hầu như khơng có. Giới (sex) chỉ được sử dụng để biểu thị mối quan hệ giống đực và giống

cái của động vật, tương đương với phạm trù mu-pin, xiong-ci, được Mặc Tử nhắc đến, thuộc vào địa hạt của chim và thú. Điều này lý giải vì sao, trong văn học truyền thống của các nhà nho, khái niệm về nam và nữ dựa đơn thuần trên sự khác biệt về giới tính hầu như khơng được sử dụng. Những yếu tố nữ tính như sắc đẹp, sự hấp dẫn của cơ thể… không được đề cập tới hoặc không được nhắc đến với thái độ trân trọng. Ở Việt Nam, điều này cũng đúng với sáng tác của đa số nho gia.

Một khía cạnh trong cái nhìn lệch lạc về nữ giới là quan niệm khinh miệt, cảnh giác nữ sắc. Nhà nho coi sắc đẹp là hiểm họa, là nguyên nhân của những tai ương gây ra cho gia đình và quốc gia. Sử gia kết tội nhiều người đẹp của các vị vua đã làm sụp đổ triều đình: “Hậu dĩ Muội Hỉ, Thương dĩ Đát Kỷ, Chu dĩ Bao Tử…” (nàng Muội Hỉ làm mất nhà Hạ, Đát Kỷ làm mất nhà Thương, Bao Tử làm sụp đổ nhà Chu). Nho gia còn nhắc đến Tây Thi khiến nước Ngô tan nát, Dương Quý Phi khiến nhà Đường nghiêng ngả. Thực ra, trong xã hội nam quyền phương Đông xưa, người phụ nữ luôn là nạn nhân của sự chuyên quyền độc đoán của đàn ơng. Họ khơng có quyền lựa chọn cách sống, số phận của mình. Đặc biệt những phụ nữ có sắc đẹp càng bất hạnh hơn khi họ trở thành nạn nhân của tình trạng dâng nạp, gả bán cho quan lại, vua chúa hoặc bọn lắm tiền. Họ là công cụ phục vụ cho ham muốn nhục dục và tham vọng về chính trị của giới có chức quyền. Tuy nhiên, người đẹp lại bị xã hội lên án, miệt thị như là nguyên nhân gây ra tai họa quốc gia và gia đình. Sự thực, chính vua chúa ăn chơi, hưởng lạc, tài cán kém cỏi gây ra bi kịch nước mất, nhà tan.

Những người có nhan sắc trong xã hội xưa thường bất hạnh chính vì lẽ đó. Sắc đẹp khơng phải là một giá trị được đề cao, trân trọng mà chỉ khiến số phận của người phụ nữ thêm rủi ro, thăng trầm. Thêm vào đó, họ cịn bị mang tiếng xấu muôn đời nếu sắc đẹp của họ làm mê đắm những bậc vua chúa đã để dân tộc, triều đại suy vong. Nhà nho truyền lại những câu “răn sắc” cực đoan như: “Ham sắc đẹp của người con gái là chuốc lấy cái ác nghiệt vậy” (Tuân Tử). Vương Sung thời Hán viết: “Yêu khí sinh ra sự xinh đẹp, nên những người xinh đẹp phần lớn tà ác…

người có sắc đẹp có mang châm độc”. Ngay từ thời Khổng Tử đã cảnh giác với sắc đẹp của phụ nữ. Khổng Tử nhận ra: “Ngô vị kiến hiếu đức như hiếu sắc giả” (ta chưa từng thấy ai hiếu đức như hiếu sắc cả). Khổng Tử đưa đức mục khắc kỷ vào nội hàm của phạm trù Nhân (Khắc kỷ phục lễ vi nhân – Luận ngữ, Nhan Uyên).

Nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn nhận định về sự xung đột giữa nhà nho và sắc đẹp: “Nghiêm khắc với sắc đẹp phụ nữ hầu như là một nét tính cách tiêu biểu của Khổng Tử và đã trở thành một phẩm chất không thể thiếu nơi những người hiền nhân quân tử, anh hùng trong văn hóa phương Đơng. Với ơng, khơng thể có sự dung hòa giữa đạo nhân với sắc đẹp phụ nữ” [46, tr. 388]. Với người phụ nữ để chọn làm vợ, nhà nho chỉ nhấn mạnh vào cái đức mà bỏ qua sắc: “Thú thê, yếu đức bất yếu sắc (Lấy vợ quan trọng ở đức chứ không ở sắc). Gạt bỏ giá trị của sắc đẹp, vốn là biểu hiện mạnh mẽ của tính nữ, văn chương của các nhà nho rất thiếu vắng những tác phẩm đề cao vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ, khiến những trang viết khô khan, giáo điều và công thức, khiến văn học dường như chỉ “đứng trên một chân”, phục vụ một giới.

Khinh miệt nữ sắc cũng là một cách để nhà nho tránh xa sự cám dỗ của tình dục, bởi trong văn hóa của người xưa, phụ nữ đẹp, tượng trưng cho dục vọng bản năng, đáng sợ như ma quỷ. Các nhà nho quan niệm: “Đàn bà là chước cám dỗ về xác thịt, là xác thịt nghĩa là tội lỗi, dơ bẩn. Do đó phải xa lánh đàn bà” [51, tr. 12]. Trong quan niệm của nhà nho, tình dục là một thứ xấu xa, thấp hèn, đáng khinh miệt và bị cấm kỵ nhắc đến. Hậu quả là văn học nho giáo luôn khiếm khuyết về đề tài về tính dục. Dục tính trở thành một vùng cấm khơng dám đụng tới, khơng dám nói tới và nghĩ tới.

Nhà nho gặp gỡ với các tư tưởng tôn giáo khác ở việc chối bỏ cuộc sống bản năng. Tất cả các tơn giáo đều ít nhiều khinh miệt những gì là vật chất, xác thịt và đề cao những gì là tâm linh, tinh thần. “Người ta coi tinh thần như một lý tưởng để vươn tới hay gồm những giá trị đích thực của đời sống con người. Vật chất, xác thịt bị coi như những chướng ngại vật ngăn cản người ta hướng thượng, vươn tới tinh thần, đời sống bằng tâm trí” [51, tr. 7].

Nhà nho vừa cảnh giác, vừa cấm đốn, vừa có cái nhìn lệch lạc về tình dục. Họ cũng cho rằng, bản năng tình dục có hại cho việc tu dưỡng theo lý tưởng thánh nhân. Con người thánh nhân quân tử là người có khả năng vượt lên trên mọi cám dỗ dục vọng và những hấp dẫn của thế giới vật chất nói chung. Theo nhà nho, việc tiết chế được dục vọng, chế ngự được bản năng sẽ giúp đạt được trật tự xã hội, mọi rối loạn xã hội sẽ khơng cịn. Chính vì vậy Nho giáo đặt ra những lễ giáo, quy chuẩn để kiểm sốt tình dục. Nhà nho hướng đến những mệnh đề như “tồn thiên lý, khử nhân dục”…

Khổng Tử vốn không xem nhẹ dục (ham muốn) của con người, và nói rõ kỷ dục thì nên thế nào “kỷ sở bất dục” thì phải ra sao. Nhưng đến Đổng Trọng Thư thời Hán lại chủ trương tồn dục. Đến đời Tống thì Trình Di kiên quyết diệt dục, vô dục. Chối bỏ, thủ tiêu bản năng là điều không thể vì bản năng vốn tồn tại khách quan, là một phần hình thành nên con người. Việc khinh miệt bản năng dẫn đến thái độ cực đoan, phản nhân đạo, chà đạp lên quyền sống của con người. Bản năng tình dục bị chế ngự, kìm nén. Những người có tình dục phóng túng bị khinh rẻ, chê cười và thậm chí chịu hình phạt nặng nề. Có thể nói, việc nhà nho cấm dục và khắc kỷ với dục chỉ là lý thuyết ảo tưởng. Bản năng tự nhiên của con người không thể nào chối bỏ được. Nguyễn Văn Trung cũng chỉ ra sự mâu thuẫn, sai lầm trong quan điểm nhị nguyên về con người: tách rời thân xác và tinh thần của các tư tưởng tôn giáo. “Nếu xác thịt chỉ là tổng số những tế bào bộ máy sinh lý, công cụ của tinh thần thì tại sao lại quy trách nhiệm cho nó và trừng phạt nó? Có 4 điều kiện xác định tội: Ước muốn, hiểu biết, ưng thuận và làm. Nhưng ước muốn, ý thức phân biệt phải trái, tự do lựa chọn, quyết định ý chí là khả năng của tinh thần hay của xác thịt. Nếu của tinh thần, tâm trí, tại sao lại đổ tội cho xác thịt chỉ biết làm. Đó là sai lầm khi đề cao tinh thần, miệt thị thân xác” [51, tr. 8].

Tình dục là nhu cầu, sự khao khát của cả phái nam và nữ nhưng nhà nho lại quy hết tội lỗi cám dỗ cho người phụ nữ. Những cô gái hấp dẫn về thân xác bị coi là tà dâm. Ở Việt Nam thời phong kiến, những cô gái lỡ mang thai trước khi kết hôn hoặc

lỡ ngoại tình sẽ bị cả làng bêu giếu và chịu những hình phạt tàn bạo như gọt đầu bôi vôi, thả bè trôi sông, đánh đuổi khỏi làng. Thế nhưng đàn ông lại không bị tội trạng nặng nề như vậy. Sự bất bình đẳng về giới thể hiện ngay trong quyền với tình dục. Đàn ơng có quyền sở hữu tình dục tuyệt đối với đàn bà chứ khơng có chiều ngược lại. Trong đạo lý Nho giáo, tình dục hợp thức của phụ nữ là nằm trong nghĩa vụ và thiên chức (làm mẹ) chứ không phải là đam mê và quyền lực. Phụ nữ giống như là cơng cụ phục vụ nhu cầu tình dục của đàn ơng và là cỗ máy sinh con. Mục đích của hơn nhân phong kiến là “hợp lưỡng tính chi hảo, thượng dĩ sự tôn miếu, nhi hạ dĩ kế hậu thế dã” (kết hợp cái tốt đẹp của nam nữ, trên nhằm phụng sự tổ tiên, dưới nhằm có người nối dõi – Lễ ký, Hơn nghĩa). Tình dục của phụ nữ nếu gắn với hưởng lạc

sẽ không được thừa nhận và bị người đời phỉ báng, chẳng hạn như kỹ nữ - ả đào, mặc dù đây là những người được đàn ơng say mê. Chính vì thế đàn ơng được năm thê bảy thiếp, được quyền trăng hoa trong khi đàn bà phải chung thủy một chồng. Sự bất bình đẳng này thể hiện cao nhất ở chế độ cung nữ, khi một mình vua độc chiếm hàng trăm nghìn mỹ nữ và tất cả những người đẹp này đều chỉ phục vụ mình vua. Những cơ gái trinh trắng mịn mỏi chờ vua đối hồi tới, có khi tuổi xn trơi qua trong chốn cung cấm mà cả đời khơng được nhìn mặt vua một lần. Có biết bao khao khát sinh lý bị kết thành khối, thành ẩn ức và nỗi ốn hận.

Có một thực tế khác là mặc dù luôn miệng rao giảng đạo đức cấm đốn dâm dục, tầng lớp trên lại chính là những người ăn chơi hưởng lạc nhất. Trong Sử Việt đọc vài quyển, Tạ Chí Đại Trường viết: “Lê Tương Dực tuy để các quan ra văn thư

làm phép khuôn mẫu cho việc trị bình mn đời, cấm các quan không được sai người dắt mối đĩ để vui chơi nhưng có sẵn người thì cũng khơng nề hà gì mà khơng thụ hưởng. Vua sai bọn nữ sử (đàn bà con gái trong cung) trần truồng chèo thuyền chơi trên hồ Tây... vua cùng đi chơi thích lắm. Vào nửa sau thế kỷ 18, chúa Trịnh Sâm bắt chước cũng khơng có gì lạ. (…) Đầu năm mới (1501), Hiến Tông về tây kinh thăm quê cha đất tổ, ra lệnh cấm các quan không được mang theo vợ, con, đĩ để bừa bãi tình dục” [52, tr.77]. Chắc hẳn đã ln xảy ra tình trạng “bừa bãi tình dục” nên mới có lệnh cấm đốn như vậy. Tình dục bị cấm đốn chung nhưng những

người đàn ơng có quyền thế vẫn thoải mái hưởng lạc. Rõ ràng, nó cịn phụ thuộc vào phái tính và quyền lực.

Trong khi hạ thấp những yếu tố thuộc về giới tính, bản năng tự nhiên của con người, nhà nho lại đề cao những phẩm chất đạo đức hà khắc và định hướng người

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhân vật chinh phụ và cung nữ trong văn học trung đại Việt Nam qua Chinh phụ ngâm và Cung oán ngân khúc (Trang 46 - 61)