Hành động dẫn nhập mua bán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành động dẫn nhập trong phần mở đầu cuộc thoại mua bán (trên cứ liệu ghi âm tại các chợ và một số trung tâm mua sắm ở hà nội) (Trang 34 - 43)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.3. Hành động dẫn nhập trong phần mở đầu cuộc thoại mua bán

1.3.2.2. Hành động dẫn nhập mua bán

Cũng giống như dẫn nhập nói chung, dẫn nhập trong mua bán được chúng tôi hiểu là hành động bắt đầu đi vào nội dung chính của cuộc mua bán, nghĩa là đề cập trực tiếp đến đối tượng mua bán bằng các dấu hiệu ngôn ngữ. Ở luận văn này, đối tượng chúng tôi khảo sát là hành động dẫn nhập trong phần mở đầu - nghĩa là chỉ tập trung xem xét dẫn nhập thuộc mở đầu chứ không phải phần dẫn nhập của giai đoạn khác trong mua bán. Hành động dẫn nhập là tên gọi chung dẫn các bên giao tiếp đi vào nội dung chính và được cụ thể hóa bằng các hành động khác nhau.

Ví dụ:

(12):

Sp1: Chị ơi táo này bán thế nào đấy?

Sp2: Táo chín nghìn một cân đấy! Em nhặt đi.

Sp1: Chín nghìn cơ á. Đắt thế. Táo còn có vết mà.

Sp2: Thì táo có vết mới có giá chín nghìn chứ. Táo đẹp bình thường nó phải mười lăm nghìn cơ. Chín nghìn là chị bán vốn cho em đấy.

Sp1: Táo có vết thế này thì trong hỏng hết.

Sp2: Ơ, có hỏng đâu. Đây này, em xem quả táo chị vừa bổ ra đây này (đưa xem hàng mẫu). Đấy ở ngoài có vết mà ở trong có sao đâu. Lấy mấy cân cho chị nhá. Em lấy mấy cân?

Sp1: Cho em một cân thôi.

(Chợ Dịch Vọng)

Như vậy, lời của Sp1 Chịơi táo này bán thế nào đấy? và Sp2 Táo chín nghìn một cân đấy! Em nhặt đi trong đoạn thoại trên là những lượt lời mở đầu đoạn thoại thương lượng hay cũng là mở đầu cho cả cuộc thoại. Với một

cuộc thoại được bắt đầu từ phần thương lượng thì hành động dẫn nhập nói chung được thực hiện bằng hành động hỏi về giá cả của người mua và được đáp lại bằng hành động xác nhận giá cả có thể kèm mời mua, hay gợi { mua từ người bán.

Nhìn chung lại, dẫn nhập trong mua bán được hiểu là hành động mà ở đó hai bên mua bán bắt đầu tiến hành mua bán. Dẫn nhập trong mua bán tùy theo từng phần mà có những chức năng và sự khác biệt nhất định.

b. Hành động dẫn nhập mua bán trong phần mở đầu cuộc thoại mua bán

Phần mở đầu cuộc thoại mua bán, nhiều tác giả như Dương Tú Thanh, Nguyễn Thị Đan, Hà Thị Sơn cho rằng đó là phần dẫn nhập, gợi mở bắt đầu một cuộc mua bán. Hiểu như vậy thì những hành động có trong phần mở đầu đều có thể coi là dẫn nhập liệu chính xác và toàn diện? Trên cơ sở tư liệu và dựa vào l{ thuyết hội thoại, chúng tôi cố gắng xác lập và phân chia sao cho tương đối rõ ràng cái gọi là hành động dẫn nhập trong phần mở đầu cuộc thoại mua bán. Đây cũng chính là đối tượng của luận văn.

Theo tác giả Hà Thị Sơn, đoạn dẫn nhập là “những đoạn của người bán hoặc người mua, bằng các tham thoại của mình xác định mục đích hoặc mua bán hàng hoặc giới thiệu hàng….Chỉ sau khi đoạn này kết thúc thì người bán và người mua mới bắt tay vào việc thảo luận, mặc cả nhằm đạt được hiệu quả là bán hoặc mua được hàng với giá thỏa thuận nào đó hoặc không đạt được hiệu quả”11. Qua cách hiểu trên, đoạn dẫn nhập theo quan điểm của Hà Thị Sơn trùng khít với phần mở đầu của một cuộc hội thoại. Tuy nhiên, toàn bộ phần mở đầu, không phải bất cứ hành vi nào trong đó cũng được gọi bằng cái tên dẫn nhập.

Xét ví dụ sau:

(13)

Sp1: Cửa hàng chị này di chuyển làm em tìm mãi.

Sp2: Thế dạo này đi đâu?

Sp1: Dạo này em chuyển về Giáp Bát.

Sp2: Thì tìm đúng chủ thôi quan tâm đến cửa hàng ở đâu làm gì.

Sp1: Chị xem có đôi dép nào không cho em em với.

Sp2: Em đi kiểu giày hở mõm này nhé?

Sp1+: Cho em xem nào. Đen quá chị ạ.

Sp2: Thì thứ màu khác. Nhiều màu mà em ưng kiểu là được.

Sp1: Vừa mua cái cặp cho con trai giờ qua đây mua dép cho em gái.

(nói với Sp1+): Kiểu này được đấy. Sơn móng chân vào nữa đẹp phải biết. Thôi lấy đi.

Sp1+: Em nghĩ đã.

Sp2 (nói với Sp1): Cứ để em thoải mái đi.

Sp1+: Thôi cho em kiểu này màu bạc.

(Chợ Nghĩa Tân)

Trong cuộc thoại này, từ [Sp1] - Cửa hàng chị này di chuyển làm em tìm mãi đến [Sp2] - Cứ để em thoải mái đi là phần mở đầu cuộc thoại. Tuy nhiên, trong phần mở đầu này không phải cặp thoại hay hành vi nào cũng có thể coi là dẫn nhập. Chẳng hạn như:

Sp2: Thế dạo này đi đâu?

Sp1: Dạo này em chuyển về Giáp Bát.

Sp2: Thì tìm đúng chủ thôi quan tâm đến cửa hàng ở đâu làm gì.

Trong đoạn thoại trên, cặp thoại chủ hướng Sp1 mở đầu và Sp2 kết thúc cũng như cặp chêm xen có hành vi hỏi thăm, nhưng chưa đi vào nội dung chính của cuộc mua bán mà có { nghĩa thiết lập mối quan hệ giữa người mua - người bán. Như vậy, rõ ràng là, trong đoạn thoại này không chứa hành động dẫn nhập một cách chính xác. Đoạn thoại này nằm ở phần mở đầu song chỉ đơn thuần là giới thiệu, gây một hiệu ứng nhất định về quan hệ mua - bán. Cho đến khi Sp1 nói: Chị xem có đôi dép nào không cho em em với, cũng chỉ xác định là tiền dẫn nhập và chỉ đến khi Sp2 nói: Em đi kiểu giày hở mõm này nhé mới được gọi là hành động dẫn nhập vì trong tham thoại này có chỉ ra một cách trực tiếp và cụ thể đối tượng (giày hở mõm này) sẽ trở thành nhân tố để phát triển cuộc thoại mua bán. Thêm vào đó, hồi đáp của lượt lời này Cho em xem đã tạo sự hoàn chỉnh về cách đưa và tiếp nhận đối tượng. Mặt khác, xét trong chỉnh thể của cấu trúc phần mở đầu, chúng ta thấy cặp thoại:

Sp2: Em đi kiểu giày hở mõm này nhé?

Sp1+: Cho em xem nào. Đen quá chị ạ.

trong đó lượt lời Sp2 được xác định có chứa hành động dẫn nhập vì những lượt lời đi trước lượt lời này chỉ có { nghĩa thiết lập và mở ra quan hệ giữa người mua và người bán. Những lượt lời đi sau hoặc đưa thêm thông tin về sản phẩm để củng cố tạo niềm tin cho khách hàng hoặc dẫn đến một sự việc “ngoài lề” nào đó. Hành động dẫn nhập trong tham thoại nêu trên đã chỉ ra một cách trực tiếp mặt hàng người bán gợi { đưa ra và bằng tham thoại hồi

đáp người mua thể hiện sự đồng tình để bắt tín hiệu này và tiếp tục phát triển cuộc thoại.

Có thể thấy, hành động dẫn nhập trong phần mở thoại mà chúng tôi xét đến phải là hành động mà khi người mua hay người bán đưa ra lượt lời có tham thoại trực tiếp chỉ đến mặt hàng cần mua. Nghĩa là ở đây, người mua hay người bán đã xác định được đối tượng mua bán.

Ví dụ:

(14)

Sp1: Chị ơi, cho em xem cái áo kia với..

Sp2: Lấy đưa cho khách

Sp1: Cái này bao nhiêu chị?

Sp2: 60 nghìn em ạ.

Sp1: Có ba lỗ thôi mà, 35 chị nhé.

Sp2: Em cứ sờ chất xem áo hai lớp của chị đấy.

Sp1: Mỏng tang ấy đáng bao nhiêu đâu.

Sp2: Bọn chị đi mua người ta cũng tính vào tiền đấy hết. Thôi mà em thích chị lấy 50.

Sp1: Không, cuối mùa rồi chị bán cho em đi.

Sp2: Không nói gì

Sp1: Thế bốn mươi chị nhé!

Sp2: Lắc đầu.

Sp2: Ừ, thôi còn cái cuối bán cho em.

(Cửa hàng ở Cầu Giấy)

Ở cuộc thoại này, phần mở thoại chỉ có một cặp thoại trong đó lượt lời của Sp1 có chứa hành động dẫn nhập giữa người mua và người bán và hồi đáp của người bán là hành động phi ngôn ngữ (lấy đưa cho khách). Chúng tôi xác định lượt lời của Sp1 có tham thoại Cho em xem cái áo kia với là hành động dẫn nhập vì về { nghĩa tham thoại này đề cập đến đối tượng mua bán rất trực tiếp, được biểu hiện bằng từ chỉ định đi kèm hàng hóa cái áo kia.

Ngoài ra hành vi này có thể cụ thể hóa bằng biểu thức ngôn ngữ là: cho + sp1 +hàng hóa + kia.

Như vậy, trong phần mở đầu hội thoại mua bán, khi xác định hành động dẫn nhập, chúng tôi luôn xem xét trên những l{ do sau:

- Về nghĩa: Hành động đó của người mua hay người bán phải chỉ đến được một hàng hóa sẽ trở thành đối tượng chính của cuộc mua bán.

- Trong chỉnh thể của phần mở thoại: xem xét mối quan hệ của tham thoại chứa hành động dẫn nhập với những tham thoại đi trước và đi sau để phân biệt được tương đối rõ ràng về mục đích liên quan đến mua bán. Thông thường những phần mở thoại chỉ có một cặp thoại việc xác định hành động dẫn nhập trở nên dễ dàng hơn. Thế nhưng với những phần mở thoại có trên hai cặp thoại, chúng tôi nhận thấy, những tham thoại đi trước tham thoại chứa hành động dẫn nhập thường thiên về việc xác lập quan hệ mua bán còn những tham thoại sau đó thì đi vào việc củng cố niềm tin khách hàng, tạo sự thu hút với khách bằng các cách đưa thêm tính chất, đặc điểm của hàng hóa.

- Yếu tố ngôn ngữ: đối tượng hàng hóa được đề cập trong hành động dẫn nhập được thể hiện qua ngôn từ cụ thể (có thể hàng hóa đi cùng

các đại từ chỉ định (kia, đó, này, đấy) hoặc hàng hóa cùng tính chất, đặc điểm).

- Biểu thức ngôn ngữ: Các hành động dẫn nhập được tường minh bằng biểu thức ngôn ngữ như thế nào.

Tiểu kết

Trong chương 1, chúng tôi quan tâm đến các vấn đề l{ thuyết hội

thoại liên quan đến đề tài. Hơn nữa, chúng tôi cũng muốn làm rõ hơn khái niệm, vị trí của hành vi dẫn nhập trong cuộc hội thoại nói chung và trong phần mở đầu hội thoại mua bán nói riêng. Theo đó, dẫn nhập đúng nghĩa chỉ khi người bán và người mua bắt đầu đề cập một cách cụ thể đến đối tượng mua bán.

CHƯƠNG 2

HÀNH ĐỘNG DẪN NHẬP CỦA NGƯỜI BÁN VÀ NGƯỜI MUA TRONG PHẦN MỞ ĐẦU CUỘC THOẠI MUA BÁN

Trên cơ sở lí thuyết của chương 1, chúng ta thấy hành động dẫn nhập là khi người bán và người mua bắt đầu đề cập trực tiếp vào hàng hóa. Sau

dẫn nhập, hai bên giao tiếp mua bán có thể sẽ đi vào việc mặc cả, thảo luận hàng hóa. Tùy vào mục đích cả hai bên có được thỏa mãn hay không mà việc thỏa thuận giá cả thành công và chuyển sang giai đoạn kết thúc mua bán.

Trong phần mở đầu, những hành vi có tính chất đưa đẩy, thăm hỏi không phải là đối tượng chúng tôi quan tâm.

Ví dụ:

(15)

Sp1 [1]: Cửa hàng chị này di chuyển làm em tìm mãi.

Sp2 [2]: Thế dạo này đi đâu.

Sp1 [3]: Dạo này em chuyển về Giáp Bát.

Sp2 [4]: Thì tìm đúng chủ thôi quan tâm đến cửa hàng ở đâu làm gì.

Sp1: Chị xem có đôi dép nào không cho em em với.

Sp2: Em đi kiểu giày hở mõm này nhé?

Sp1+: Cho em xem nào. Đen quá chị ạ.

Sp2: Thì thứ màu khác. Nhiều màu mà em ưng kiểu là được.

Sp1: Vừa mua cái cặp cho con trai giờ qua đây mua dép cho em gái.

(nói với Sp1+): Kiểu này được đấy. Sơn móng chân vào nữa đẹp phải biết. Thôi lấy đi.

Sp1+: Em nghĩ đã.

Sp2 (nói với Sp1): Cứ để em thoải mái đi.

Sp1+: Thôi cho em kiểu này màu bạc.

Rõ ràng là, các hành động của Sp1, Sp2 từ *1+ đến *4+ mang tính chất đưa đẩy, không phải dẫn nhập trực tiếp đến đối tượng cụ thể của cuộc mua bán. Tuy nhiên nếu dựa vào điều chúng tôi nói trên một cách cứng nhắc thì đôi khi có thể bỏ xót hành động dẫn nhập nào đó. Vì vậy, mỗi khi xem xét, xác nhận hành động dẫn nhập nào chúng tôi nhất thiết phải dựa vào những lí do đã đưa ở chương 1.

Trong chương này, chúng tôi muốn tường minh, cụ thể hóa các phương thức và cấu trúc hành động dẫn nhập của người mua và người bán. Để cho một hành động dẫn nhập được trọn vẹn, chúng tôi đồng thời vừa khảo sát hành động dẫn nhập (đối tượng chính) vừa tiếp cận đến hành động hồi đáp. Mục đích cuối cùng là tạo ra một chỉnh thể dẫn nhập - hồi đáp với { nghĩa có thể dựa vào hồi đáp l{ giải được những khác biệt khi người nói hay người mua lựa chọn hành vi nào đó để dẫn nhập. Từ đó, dẫn nhập chia ra làm hai loại: hành động dẫn nhập của người mua (kèm theo hồi đáp của người bán) và hành động dẫn nhập của người bán (kèm hồi đáp từ người mua).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành động dẫn nhập trong phần mở đầu cuộc thoại mua bán (trên cứ liệu ghi âm tại các chợ và một số trung tâm mua sắm ở hà nội) (Trang 34 - 43)