Kiểu xưng hô: sp1 không xưng, không gọi sp2 nhưng có thể có ạ (nhé) ở cuối hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành động dẫn nhập trong phần mở đầu cuộc thoại mua bán (trên cứ liệu ghi âm tại các chợ và một số trung tâm mua sắm ở hà nội) (Trang 89)

2..2.1 Dẫn nhập bằng chào mời khách hàng

3.2. Cách xưng hô trong hành động dẫn nhập của người mua

3.2.4. Kiểu xưng hô: sp1 không xưng, không gọi sp2 nhưng có thể có ạ (nhé) ở cuối hành

(nhé) ở cuối hành động.

Ví dụ:

(47)

Sp2: Cô mua gì hả cô?

Sp1: Có quần ngố kiểu thế này không? (chỉ vào quần đang mặc). Hôm trước mua ở đây mà.

Sp2: Có đây ạ. Cô vào xem kiểu.

Sp1: Cho cô màu khác, không sáng thế này.

Sp1: Không tối quá. Kẻ chéo cơ.

Sp2: Tất cả các màu của cháu đây.

Sp1: Sao cứ như không phải đợt đầu ấy.

Sp2: Cháu chưa bán được chục chiếc, sao mà hết đợt đầu.

Sp1: Gớm phải bán tới tấp chứ.

…………..

(Chợ Ngã Tư Sở)

(48)

Sp1 và bạn xem hàng một lúc

Sp1: Cái này bé nhất chưa ạ?

Sp2: Bé nhất rồi đấy.

Sp1: Bao nhiêu tiền chị ơi?

Sp2: Trăm nhé. Cái này tốt, bền cực kz luôn đấy. Mà vừa mua đôi dép bà già ở đây đúng không?

Sp1: Vâng.

Sp2: Nhìn cái biết ngay.

………

(Chợ Hôm)

Kiểu xưng hô này xuất hiện rất ít bởi xét về mặt lịch sự trong xưng hô thì nó đã phần nào thể hiện sự vi phạm. Khi không tự xưng mình và cũng không gọi người khác thường sẽ tạo sự khó khăn để chúng ta hiểu về mối

quan hệ giao tiếp đó. Hơn nữa, nếu người mua kém tuổi hơn người bán thì rõ ràng kiểu xưng hô này dường như thiếu sự lễ phép, tôn trọng.

Thế nhưng, trong phần khảo sát tư liệu, chúng tôi nhận thấy dù thiếu cặp xưng hô trong hành động dẫn nhập song chúng ta dựa vào lượt lời đi trước và đi sau thì đều có thể nhận ra vai giao tiếp. Với ví dụ (47), rõ ràng người mua đã xác định được vai của mình cao hơn người bán nên dù không có cặp từ xưng hô, không kèm theo các thán từ nhưng họ vẫn có khả năng đảm bảo được tính lịch sự trong xưng hô. Còn với ví dụ (48) việc thêm thán từ cuối câu đã thể hiện vị trí người mua thấp hơn người bán trong quan hệ giao tiếp này. Chính vì lẽ đó dù người mua không tự xưng và gọi sp2 nhưng quan hệ mua bán vẫn được thể hiện theo đúng văn hóa Việt Nam.

3.2.5. Kiểu xưng hô có tự xưng của sp1 (không gọi Sp2) đi cùng cấu trúc: Cho + tự xưng trong các hành vi dẫn nhập đề nghị hoặc mong, muốn + tự xưng trong các hành vi dẫn nhập mong muốn.

Ở kiểu này hình thức tự xưng được người nói ứng biến linh hoạt nhanh nhạy. Tùy thuộc vào quan hệ giao tiếp mà người mua chọn cho mình từ xưng hô phù hợp nhất. Trên bề mặt, chúng ta không thấy vị trí của người bán qua từ xưng hô, nhưng thực chất vị trí ấy cũng được nhìn nhận qua cách tự xưng của người mua.

Ví dụ:

(49)

Sp2: Chị ơi, xem hoa đi. Hôm nay, có nhiều hoa đẹp lắm.

Sp1: Cho tôi xem hồng vàng.

Sp1: Thế chị bán bao nhiêu?

Sp2: Nghìn rưỡi một bông.

…….

(Chợ hoa Quảng Bá)

(50)

Sp2: Mua gì không cháu ơi?

Sp1: Cháu muốn xem mấy cái áo thu đông ở đây.

Sp2: Để cô dẫn cháu đến dãy áo thu đông. Cháu cứ chọn thoải mái đi.

Sp1: Cái này bao nhiêu hả cô?

Sp2: Một trăm hai mươi nghìn.

…………..

(Cửa hàng trên đường Cầu giấy)

Kiểu xưng hô cũng này thường xuất hiện trong các hành động dẫn nhập đề nghị hoặc mong muốn. Các hành động này luôn cần sự hợp tác cao từ người nghe và bao giờ cũng thể hiện { kiến, nguyện vọng, đề đạt của người nói. Do đó, có thể người mua khi tiến hành dẫn nhập không cần gọi người bán bằng một đại từ nhân xưng song việc họ lựa chọn đúng đại từ tự xưng mình theo quan hệ giao tiếp được thiết lập thì vẫn có khả năng tăng cường hợp tác từ phía người bán.

Trong ví dụ (49), bằng việc dùng đại từ “tôi” người mua thể hiện mối quan hệ xã giao với người bán, và quan hệ ở đây là ngang hàng. Chúng ta cũng có thể đoán được vai của người bán và người mua chỉ cần thông qua đại từ “tôi”. Ngược lại trong ví dụ (50), đại từ “cháu” cho thấy người bán ở vị

trí cao hơn người mua. Cách xưng hô thế này, cho dù người mua không gọi người bán nhưng vẫn tạo khoảng cách thân mật, gần gũi.

3.2.6. Kiểu xưng hô có phần hô gọi nhưng sau đó người mua không gọi người bán cũng không tự xưng mình mà chỉ luôn đến mặt hàng.

Phần hô gọi, (không tự xưng) (không gọi sp2) + hàng hóa

Anh (ơi), đặc điểm (tính chất) hàng hóa Chị

Ví dụ:

(51)

Sp1: Cô ơi, ở đây có phích không?

Sp2: Có, đây này. Phích tốt lắm, giữ nóng lâu.

Sp1: Bao nhiêu ạ?

Sp2: Sáu mươi nghìn.

……….

(Cửa hàng ngoài chợ Nghĩa Tân)

(52)

Sp1: Chị ơi, ở đây có vải phin hồng may áo sơ mi không ạ?

Sp2: Có đấy em ạ. Đây này. Xem có được không? Bây giờ loại này đang mốt đấy.

Sp1: Vâng, để em xem. Nếu em muốn may một áo dài tay, dài thân thì khoảng bao nhiêu ạ?

Sp2: Thế thì chị cắt em mét ba nhé.

Sp1: Bao nhiêu tiền hả chị?

Sp2: Chị lấy em rẻ ba mươi nghìn. Thoải mái chưa?

Sp1: Bớt đi chị, em sinh viên làm gì có tiền.

………..

(Chợ Hôm)

Kiểu xưng hô này thường xuất hiện trong các hành động dẫn nhập có dạng cấu trúc hỏi. Có một điểm đáng chú { là tuy người mua không tự xưng và cũng không gọi sp2 khi đề cập đến mặt hàng cụ thể nhưng nhờ có thành phần hô gọi đầu tiên nên đã biểu hiện được quan hệ giao tiếp giữa họ. Chẳng hạn, cô ơi, chị ơi đã bộc lộ vai của người mua và người bán. Chính vì điều này nên nếu bỏ phần hô gọi ở đây thì nhiều khi có thể làm hành động dẫn nhập trở nên thiếu tính lịch sự trong giao tiếp vì các vai giao tiếp không được thể hiện. Mặc dù không gọi người bán nhưng người mua cũng có cách quy chiếu đến không gian mua bán như cửa hàng, cửa hàng nhà mình, ở đây … Tuy nhiên, hành động dẫn nhập có chứa kiểu xưng hô này và kèm thán từ như ạ, nhé ở cuối câu vẫn làm cho ta nhận ra được quan hệ giao tiếp ở đây như thế nào nên dù không có cặp từ xưng hô và thậm chí bị bỏ phần hô gọi thì hành động dẫn nhập vẫn có thể đảm bảo được tính lịch sự. Chẳng hạn, ở ví dụ (52): Chị ơi, ở đây có vải phin hồng may áo sơ mi không ạ? Nếu có bỏ phần hô gọi Chị ơi thì nhờ từ cuối câu mà hành vi này không bị vi phạm tính lịch sự. Bằng các kiểu thay thế này nên dù không tự xưng và gọi người bán nhưng người mua vẫn đảm bảo tính lịch sự được thể hiện trong hành động dẫn nhập, tôn ti, thứ tự trong quan hệ mua bán vẫn được giữ gìn.

So sánh với kiểu xưng hô 3.2.4 ta thấy chúng có điểm giống nhau là đều không có cặp từ xưng hô. Tuy nhiên ở kiểu 3.2.6 có phần hô gọi nên nó vẫn được người mua sử dụng nhiều trong hành vi dẫn nhập còn kiểu 3.2.4 do không có phần hô gọi có thể dẫn đến khả năng vi phạm tính lịch sự nên ít được lựa chọn hơn.

Chúng ta có thể so sánh các cách sử dụng kiểu xưng hô trong hành vi dẫn nhập của người mua qua bảng sau:

Các kiểu xưng hô Tổng

Kiểu 1 Kiểu 2 Kiểu 3 Kiểu 4 Kiểu 5 Kiểu 6

Số lượng 47 38 121 8 36 59 309

Tỷ lệ 15.2% 12.3% 39.2% 2.6% 11.7% 19% 100%

(Bảng 3.1: Các kiểu xưng hô trong hành vi dẫn nhập của người mua)

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy kiểu xưng hô 3 chiếm tỷ lệ cao nhất 39.2%, tiếp đó là kiểu xưng 6 (19%) và kiểu 1 (15.2%). Kiểu xưng hô 4 chiếm tỷ lệ thấp nhất (2.6%). Kiểu 3 là kiểu có phần hô gọi người bán, sau đó người mua tự xưng mình và chỉ đến mặt hàng cần. Kiểu xưng hô này thường xuất hiện ở các hành động dẫn nhập đề nghị hoặc mong muốn. Thực tế trong quá trình thu thập tư liệu, chúng tôi nhận thấy kiểu này được ưa chuộng và cũng dễ thiết lập mối quan hệ giao tiếp bởi các vai giao tiếp đều được biểu hiện. Kiểu xưng hô 6 chiếm tỷ lệ cao thứ hai dù chỉ có phần hô gọi và chỉ ngay đến mặt hàng nhưng không hề vi phạm quy tắc lịch sự trong giao tiếp. Thông qua hô gọi người bán, người mua đã ngầm ẩn thiết lập thứ bậc trong mua bán. Mặt khác, bằng việc dùng các đại từ quy chiếu để chỉ đến không gian mua bán một cách cụ thể như cửa hàng mình, ở đây …đã giúp cho các hành động

dẫn nhập có kiểu xưng hô 6 không vì thế mà vi phạm các quy tắc lịch sự cũng như ảnh hưởng đến quá trình phát triển cuộc mua bán. Kiểu xưng hô 4 chiếm tỷ lệ thấp nhất (2.6%) vì nó không có cả phần hô gọi lẫn cặp từ xưng hô. Mặc dù có thể nhờ thán từ cuối câu để nhận diện vai giao tiếp thì đây cũng không phải là kiểu xưng hô được lựa chọn. Môi trường mua bán rất thoải mái và không gò ép nhưng dường như nhân tố văn hóa dân tộc đã chi phối rất lớn đến việc lựa chọn đại từ nhân xưng nên trong không gian được coi là “tự do” thì cả người mua và người bán vẫn muốn tuân thủ quy tắc “xưng khiêm hô tôn”.

3.3. Cách xưng hô trong hành động dẫn nhập của người bán

Giống như người mua, người bán cũng có những cách xưng hô khác nhau trong hành động dẫn nhập của mình. Mỗi kiểu xưng hô đều thể hiện l{ do và ít nhiều chiến lược của người bán trong môi trường giao tiếp đặc biệt này.

3.3.1. Kiểu xưng hô có cả tự xưng của người bán (sp2) và gọi người mua (sp1). Lớp từ xưng hô chủ yếu thuộc về gia đình, huyết thống như:

Cô - cháu, Chị - em, Anh - em

Ví dụ:

(53)

Sp2: Quần kiểu đấy, em phải mặc cỡ 27, chị lấy xem nhé!

Sp1: Chị cho em cỡ đó đi.

Sp2: Hàng thu năm nay đấy, sinh viên như bọn em mặc rất hợp.

Sp2: Không phải lăn tăn gì cả. Cứ xem đi.

Sp1: Chỉ có kiểu này hả chị?

Sp2: Ừ, đẹp thế còn gì. Em xem dáng ôm người thế này, kiểu may vừa đẹp.

Sp1: Em không thích hàng nhăn thế này.

Sp2: Mốt nó thế.

Sp1: Thôi chị cất cho em.

(Chợ Hôm)

(54)

Sp2: Mua hồng cho đi cháu, hồng ngon đấy.

Sp1: Bao nhiêu tiền một cân ạ?

Sp2: Mười sáu nghìn một cân.

Sp1: Mười lăm nghìn được không ạ.

Sp2: Không cô bán đúng giá đấy.

Sp1: Giảm giá cho sinh viên đi cô.

Sp2: Không được.

(Chợ nhà Xanh)

Kiểu người bán tự xưng và có gọi người mua (tồn tại một cặp đại từ nhân xưng) thường xuất hiện trong các hành động dẫn nhập mời hoặc gợi {. Với người bán, mời và gợi { là hai hành động xét ở khía cạnh nào đó thu hút sự chú { của người mua rất cao, đặc biệt mời là hành động đặc trưng trong mua bán. Khi mời ai đó mua hàng thì việc dùng nguyên cặp đại từ nhân xưng rõ ràng phát huy tác dụng cao trong việc tạo lập mối quan hệ mua bán.

Người mua qua cách xưng hô ít nhiều có những thiện cảm ban đầu. Đây là điều quan trọng để cuộc mua bán có cơ hội phát triển và đi đến đích.

3.3.2. Kiểu xưng hô: người bán (sp2) không tự xưng và gọi sp1 (cô, em, cháu …)

Sp2 không tự xưng, gọi sp1 - cô/ em/ con/ cháu …

Ví dụ:

(55)

Sp2: Mua đi con, áo đẹp lắm.

Sp1: Chất mỏng thế cô.

Sp2: Mùa hè mặc mát mà.

Sp1: Đúng giá bao nhiêu đây cô?

Sp2: Sáu mươi nhé.

Sp1: Thôi bớt cho cháu đi, bốn mươi nhé.

Sp2: Không được, giá cuối năm mươi chứ nói thách cô nói cao hơn rồi.

Sp1: Khiếp quá ạ. Vâng, lấy cháu cái túi.

(Chợ Nghĩa Tân)

(56)

Sp2: Mua xoài đi em ơi! Xoài ngon đấy!

Sp1: Chị bán thế nào đây?

Sp1: Khiếp đắt thế. Tám nghìn nhé.

Sp2: Đúng mười nghìn. Chị mua đã chín nghìn rồi.

Sp1: Hôm qua em mua có tám nghìn mà.

Sp2: Xoài ngon thế mà em bảo tám nghìn.

Sp1: Thế thôi chị ạ.

(Chợ Dịch Vọng)

Kiểu xưng hô này chỉ khác kiểu 3.3.1 ở chỗ người bán trong những trường hợp này không tự xưng. Tuy nhiên không vì thế mà hiệu quả giao tiếp không được phát huy. Người bán dựa vào tuổi tác, dựa vào vị thế để lựa chọn từ gọi sp1. Những từ xưng gọi ở đây thường mang tính gia đình như cô, con, em, cháu … chứ không phải là { nghĩa xã giao nên chắc chắn vẫn phát huy được tác dụng trong phần mở đầu giao tiếp mua bán. Việc lựa chọn những lớp từ xưng hô gia đình sẽ tạo thiện cảm tốt, tin cậy cho người mua. Kiểu xưng hô này cũng xuất hiện nhiều trong các hành động dẫn nhập mời, hỏi - đề nghị.

3.3.3. Kiểu xưng hô có phần hô gọi, không gọi người mua (sp1), người bán (sp2) tự xưng.

Em ơi,

Anh ơi, không gọi sp1, sp2 tự xưng

Cô ơi, …

Ví dụ:

Sp2: Em ơi, mua hàng cho chị đi.

Sp1: Chị ơi, cái áo này bao nhiêu vậy?

Sp2: Một trăm lăm mươi nghìn em ạ.

Sp1: Trăm ba được không chị?

Sp2: Uhm, quay lại chị bán cho.

……

(Chợ Ngã Tư Sở)

(58)

Sp2: Em ơi, vào mua hộ chị đi, rau tươi mới hái sáng nay đấy.

Sp1: Bao nhiêu tiền mớ này hả chị?

Sp2: Mười nghìn em ạ.

Sp1: Sao đắt thế hả chị?

Sp2: Vừa mới lũ mà em. Nãy chị còn bán mười lăm nghìn một mớ. Bây giờ chị bán rẻ cho em rồi đấy. Rau tươi lắm mua cho chị đi.

……..

(Chợ Dịch Vọng)

Kiểu xưng hô này dù không có phần gọi người mua trong tham thoại chủ hướng của hành động dẫn nhập nhưng với phần hô gọi và tự xưng của sp2 chúng ta vẫn hoàn toàn hình dung được quan hệ mua bán như thế nào. Tuy nhiên, kiểu xưng hô này không được sử dụng nhiều và xuất hiện trong các hành động dẫn nhập mời là chủ yếu. L{ do là với phần hô gọi và việc tự xưng của sp2 thực sự không thể lôi kéo người bán đến gian hàng. Nó chỉ

giống như một lời chào hàng thoáng qua và xuất hiện nhiều trong các chợ truyền thống Việt Nam. Kiểu xưng hô này thường đi cùng với hành động mời và hành vi hồi đáp là hỏi ngay vào giá thành sản phẩm nếu người bán ưng { với hàng hóa. Đối với hành động dẫn nhập có kiểu xưng hô này, nếu chúng ta bỏ phần hô gọi cũng không hề ảnh hưởng đến hành động vì phần tự xưng của sp2 đã thiết lập được quan hệ, thứ bậc giao tiếp.

3.3.4. Kiểu xưng hô: người bán (sp2) không tự xưng cũng không gọi người mua (sp1) mà chỉ ngay đến mặt hàng.

Sp2 không xưng, không gọi sp1, chỉ mặt hàng

Ví dụ:

(59)

Sp2: Vào xem hàng đi cháu.

Sp1: Vâng, kệ cháu.

Sp2: Xem đi, hàng mới về đấy, loại áo đấy đang hot nhất đấy.

Sp1: Thế cái này bao nhiêu hả cô?

Sp2: Một trăm nghìn, cô không nói thách đâu.

Sp1: Cô không giảm à?

Sp2: Không cô bán đúng giá mà.

Sp1: Vâng, vậy thì lấy cho cháu cái áo xanh kia.

Có nhiều trường hợp, khi sp2 không tự xưng và cũng không gọi sp1 thì thường kèm thêm tiểu từ tình thái cuối câu. Tuy nhiên như ví dụ trên không hề có tiểu từ tình thái nên chắc chắn người bán có tuổi tác hơn người mua và dựa vào các phần phát triển tiếp sau của hội thoại chúng ta dễ dàng nhận ra điều đó. Kiểu xưng hô này rõ ràng không thể gây những hiệu lực giao tiếp tốt như những kiểu trên vì trong hành động dẫn nhập đã khuyết đi cả vai nói và vai nghe thể hiện qua đại từ xưng hô. Hơn nữa kiểu này thông thường vẫn bị quy là nói “trống không” nên không thật phù hợp với văn hóa Việt Nam. Bởi vậy, việc lựa chọn xưng hô kiểu này ít hơn. Hơn nữa, xét vị thế giao tiếp, người bán phải luôn cần thể hiện sự khiêm nhường với người mua, cần tạo cho khách hàng vị trí cao hơn mình nên việc không có cặp đại từ nhân xưng cũng không có phần phụ chú liên quan đến nhân xưng thì kết quả giao tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành động dẫn nhập trong phần mở đầu cuộc thoại mua bán (trên cứ liệu ghi âm tại các chợ và một số trung tâm mua sắm ở hà nội) (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)