Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hà nội (Trang 29 - 33)

III. Hiệu quả hoạt động huy động vốn

2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM

2.1. Các chỉ tiêu định lượng

Để việc đánh giá về hiệu quả về hoạt động huy động vốn tại các ngân hàng được chính xác và đầy đủ, người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu cơ bản sau:

* Chỉ tiêu xác định chi phí huy động.

- Thông thương người ta thường sử dụng phương pháp tính chi phí trung bình theo nguyên giá.

Phương pháp này có ưu điểm là đánh giá được tình hình nguồn vốn trong quá khứ.

Công thức:

Chi phí trả lãi bình quân gia quyền =

Chi phí trả lãi

Tổng các khoản tiền gửi và vay

Chi phí đặt ra = Chi phí trả lãi Tài sản có sinh lời

Để bù đắp được các khoản chi phi trả lãi

Chi phí đặt ra = Chi phí trả lãi + Các khoản CF khác Tài sản có sinh lời

Để hoà vốn - Ngoài ra, người ta còn sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp tính phí huy động vốn biên, phương pháp tính phí dự kiến bình quân gia quyền.

* Chỉ tiêu đánh giá quy mô chất lượng của hoạt động huy động vốn. - Tỷ lệ vốn huy động vốn tự có:

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng huy động vốn tính trên một đồng vốn tự có Tỷ lệ vốn huy động = Vốn huy động x 100%

trên vốn tự có Vốn tự có

- Tỷ lệ vốn huy động trên tổng dư nợ:

Chỉ tiêu này cho phép so sánh khả năng cho vay với khă năng huy động vốn, cho biết khẳ năng đáp ững nhu cầu vốn, từ đó đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Tỷ lệ huy động vốn trên dư nợ = Vốn huy động x 100% Tổng dư nợ - Tỷ trọng từng loại hình huy động:

Chỉ tiêu này dùng để xác định kết cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng theo từng thời kỳ, từ đó phát hiện những ưu và nhược điểm của ngân hàng trong công tác huy động vốn.

Tỷ trọng từng loại =

Số dư từng loại tiền gửi

x 100% Tổng nguồn vốn huy động

- Lãi suất duy động bình quân:

Chỉ tiêu này xác định lãi xuất huy động bình quân của ngân hàng trong từng thời kỳ nhất định. Qua đó, so sánh khả năng hấp dẫn khách hàng của ngân hàng bằng lãi xuất đông thời cho phép so sánh chi phí huy động giữa các ngân hàng.

Lãi suất đầu vào bình quân =

Chi phí lãi tiền gửi

x 100% Số vốn huy động

2.2. Các chỉ tiêu định tính.

2.2.1. Mức thuận lợi và lợi ích của khách hàng gửi tiền.

Đây là nhân tố quan trọng trong mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Mặc dù các ngân hàng ngày nay cạnh tranh với nhau chủ yếu ở chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhưng giá cả mỗi ngân hàng vốn là một nhân tố hấp dẫn khách hàng. Nghĩa là ngân hàng phải trả cho khách hàng thoả đáng nếu không muốn nói là tốt hơn các ngân hàng khác. Một khách hàng không muốm mang vốn nhàn rỗi của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mình đầu tư váo sản xuất kinh doanh, họ có thể mang đến ngân hàng để gửi tiền để thu lãi tiền gửi. Ngân hàng nào đem lại cho khách hàng mức lợi nhuận tối đa và lợi ích tốt nhất ngân hàng đó sẽ huy động được vốn nhàn rỗi từ khách hàng. Khi đánh giá chất lượng công tác huy động vốn, người ta thường sử dụng chỉ tiêu trên để xem xét, đánh giá.

Hiện nay khi NHNN ban hành cơ chế lãi suất thoả thuận, tức là giao quyền tự quyết và lãi suất huy động và cho vay cho các ngân hàng. Ngân hàng nào đưa ra mức lãi suất huy động vừa có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng bạn, lại vừa hấp dẫn được khách hàng thì chứng tỏ công tác huy động vốn của ngân hàng đó là rất tốt. Hơn nữa, nếu ngân hàng rút ngắn được quy trình huy động vốn, hạ được chi phí huy động vốn đảm bảo thuận lợi cho người gửi tiền về thời hạn, loại tiền, lãi suất huy động, đại điểm giao dịch thì khách hàng sẽ đem vốn nhàn rỗi gửi tại ngân hàng đó và ngân hàng cùng hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Một số ngân hàng khi cần thiết một khối lượng vốn lớn đã áp dụng tiền gửi tiết kiệm có thưởng. Hình thức đó phần nào hấp dẫn được khách hàng bởi khách hàng là người luôn được lợi mà hoàn toàn không gặp rủi ro nào hết. Việc huy động vốn theo hình thức này có thể được tổ chức theo từng đợt huy động vốn, giá trị của giải thưởng tuỳ thuộc vào lượng tiền dự định trong đợt huy động. Phương pháp này xét kỹ còn có lợi hơn phương pháp lãi suất. Mặc dù bản chất là giống nhau. Ngân hàng bị giảm mộ phần lợi nhuận nhưnh bù lại số lượng khoản giao dịch tăng lên nên cuối cùng lợi nhuận ngân hàng sẽ tăng lên. Bên cạnh đó ngân hàng có thể áp dụng một số biện pháp khác: tặng quà nhân dịp ngày lễ, tết hay những ngày trọng đại đối với khách hàng có số tiền gửi lớn và thường xuyên.

Thông thường tại các ngân hàng hiện nay, mỗi khi ngân hàng có nhu cầu gửi thêm tiền mặt hoặc rút ra thì họ phải trực tiếp mang sổ tiết kiệm tới tổ chức tín dụng nơi họ gửi vào. Khi có sự thoả thuận giữa các ngân hàng với nhau thì khách hàng có thể gửi tiền vào và rút tiền ra tại nơi thuận tiện nhất đối với họ. Điều này cần có sự tăng cường quan hệ chặt chẽ giữa các ngân hàng. Mỗi ngân hàng không thể tự khép kín hoạt động của mình mà cần có sự liên kết với nhau có như vậy khả năng cung cấp cho khách hàng của mình mới phát triển và hiệu quả.

2.2.2. Uy tín ngân hàng và số lượng vốn bị rút trước hạn.

Với phương châm “đi vay để cho vay” ngân hàng muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì ngân hàng phải tạo được uy tín đối với khách hàng. Uy tín của ngân hàng có sự tác động tới công tác huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng. Khi ngân hàng có uy tín, khách hàng sẽ tìm đến với ngân hàng đó để giao dịch, ngân hàng thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi từ khách hàng. Ngược lại, khi ngân hàng mất uy tín khách hàng sẽ không đến với ngân hàng bởi vì họ sợ gặp rủi ro. Khi đó, những khách hàng đã gửi tiền tại ngân hàng sẽ tìm cách rút tiền gửi ra khỏi ngân hàng mặc dù số tiền gửi đó chưa đến hạn và khách hàng phải chịu thiệt vì số tiền lãi mà họ được hưởng được tính theo lãi suất thấp hơn hoặc lãi suất bằng không. Nếu số lượng vốn bị rút trước hạn quá lớn, ngân hàng đó sẽ rơi vào tình trạng mất cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Ngân hàng sẽ không còn khả năng thanh toán và cuối cùng là phá sản.

Vì vậy, để đánh giá chất lượng công tác huy động vốn của một ngân hàng người ta còn so sánh tỷ lệ rút vốn trước hạn của một ngân hàng với các ngân hàng khác. Nếu tỷ lệ này cao thì chứng tỏ uy tín của ngân hàng không cao, công tác huy động vốn chưa được phát huy tốt.

2.2.3. Mức độ đa dạng hoá của các hình thức huy động vốn.

Phần lớn các ngân hàng hiện nay đều huy động vốn theo các hình thức truyền thống: tiền gửi tiết kiệm, phát hành các công cụ nợ kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu…do vậy các ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng. Trong thời gian gần đây, một số ngân hàng đã tích cực đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đặc biệt là ngân hàng đầu tư và ngân hàng công thương thông qua việc phát hành chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi bảo hiểm, phát hành các loại thư điện tử, thẻ rút tiền tự động (ATM)…Cụ thể ngày 12/02/2003 ngân hàng đầu tư đã phát hành chứng chỉ tiền gửi và đạt được thành công ngoài mong đợi. Dự kiến trong hai tháng để huy động 3000 tỷ Việt Nam đồng nhưng chỉ trong 20 ngày ngân hàng đã huy động đủ số tiền trên và phải kết thúc đợt huy động.

Việc đa dạng hoá các hình thức huy động là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá công tác huy động. Hiện nay các ngân hàng đều phấn đấu huy động vốn đảm bảo tăng trưởng nhanh và vững chắc theo từng năm, năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng và chất lượng. Thông thường tỷ lệ tăng nguồn vốn huy động của các NHTM ở Việt Nam khoảng 5- 9%.

Cơ cấu nguồn vốn huy động chuyển biến theo chiều hướng tích cực là: Tăng cường nguốn vốn huy động dài hạn bởi hiện nay nguồn vốn huy động của các ngân hàng thì có đến 80% là ngắn hạn (dưới 12 tháng) làm cho khả năng cung ứng vốn vay trung - dài hạn bị hạn chế, đồng thời là nhân tố tiềm ẩn đe doạ sự ổn định và an toàn của hoạt động ngân hàng. Tăng cường nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ, cố gắng giảm vốn huy động có lãi suất cao, tăng huy động vốn có lãi suất thấp, đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh. Thực hiện tốt việc lập và điều chỉnh kế hoạch về nguồn vốn tạo điều kiện tăng doanh thu và tăng lợi nhuận.

Tuy nhiên công tác huy động vốn phải tuân thủ các chỉ tiêu mang tính bắt buộc sau: Số lượng vốn huy động không được vượt quá 20 lần vốn tự có của bản thân ngân hàng. Đồng thời tỷ lệ (VTC/VHĐ)*100% luôn phải lớn hơn hoặc bằng 5%.

Việc tuân thủ các chỉ tiêu trên sẽ giúp cho ngân hàng tránh được các rủi ro, đảm bảo tăng trưởng nhanh, ổn định và vững chắc.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hà nội (Trang 29 - 33)