.Làn sóng văn hóa Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Làn sóng văn hóa Hàn Quốc trên truyền hình và ảnh hưởng tới giới trẻ Việt Nam (Trang 35 - 40)

1 .Lý do chọn đề tài

1.3.4 .Làn sóng văn hóa Hàn Quốc

1.3.4.1. Khái niệm:

Làn sóng văn hóa Hàn Quốc hay còn gọi là “Hallyu”, “Hàn lƣu”, “Korea wave” hay “Dynamic Korea” là khái niệm về hiện tƣợng văn hóa đại

chúng của Hàn Quốc (âm nhạc, phim truyền hình, phim chiếu rạp…) nhận đƣợc ƣa chuộng của ngƣời hâm mộ, đặt trọng tâm vào tầng lớp thanh niên trẻ tuổi trên khắp thế giới. Nghĩa gốc của “Hallyu” là làn sóng mạnh. Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên trên báo chí Trung Quốc vào khoảng cuối thập niên 90 khi bàn về sự lôi cuốn mạnh mẽ giới trẻ nƣớc này của những ban nhạc K - pop nhƣ Clone, H.O.T… Cao trào của nó diễn ra năm 2003 khi bộ phim Bản

tình ca mùa đơng (Winter Sonata) đƣợc chào đón nồng nhiệt ở khắp châu Á.

Từ đó trở đi, làn sóng văn hóa Hàn Quốc phát triển cả về lƣợng và chất, dần trở thành dịng văn hóa đại chúng quan trọng chi phối hầu hết các nền văn hóa đƣơng đại tại Châu Á – Thái Bình Dƣơng, trong đó có Việt Nam.

Cần phân biệt “Làn sóng Hàn Quốc” với những trào lƣu mang tính nhất thời, đơn giản nhƣ trào lƣu Hippy, trào lƣu mốt thời trang… “Làn sóng Hàn Quốc” đƣợc hiểu là những đợt sóng mãnh liệt mang theo những nét đẹp của văn hóa Hàn Quốc ào ạt tràn vào bờ văn hóa của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Nó khơng giống nhƣ những đợt thủy triều lên lại xuống, cũng khơng giống nhƣ con sóng nhỏ nhoi, yếu ớt mà giống nhƣ những đợt sóng ồ ạt, tn trào bỗng nhiên ập đến, tác động một cách mạnh mẽ với tầm quy mô rộng lớn và một tốc độ nhƣ vũ bão.

1.3.4.2. Sự phát triển của làn sóng văn hóa Hàn Quốc

Vào cuối thập niên 90. Khi mà ngƣời xem truyền hình Châu Á đã nhàm chán với những bộ phim tình cảm của Singapo, những phim võ thuật cổ trang của Hồng Kơng thì những bộ phim truyền hình tình cảm nhẹ nhàng của Hàn Quốc nổi lên nhƣ một luồng gió mới thu hút sự quan tâm, yêu thích của khán giả và nhanh chóng xâm chiếm thị trƣờng tồn châu Á .

Từ năm 1997 đến năm 2000 đƣợc coi là giai đoạn thứ nhất, giai đoạn sơ khai của Hàn Lƣu với trung tâm là Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Chủ đạo của giai đoạn này là phim truyền hình với các bộ phim đƣợc u

thích nhƣ: Mối tình đầu, Anh em nhà bác sỹ, Ước mơ vươn tới một ngôi sao… và các ban nhạc K - Pop nhƣ: H.O.T, Clone… Tại Hàn Quốc, thời kỳ này

chƣa phải là giai đoạn tiến hành điều tra thị trƣờng hay xây dựng chính sách, tổ chức thị trƣờng nƣớc ngồi, tuy nhiên nhận thức về ngành cơng nghiệp văn hóa bắt đầu hình thành và dần trở nên cao độ. Chính phủ Hàn Quốc đã nhìn thấy đƣợc tiềm năng phát triển và sự cần thiết về việc nuôi dƣỡng ngành cơng nghiệp văn hóa trong đó trú trọng vào việc xuất khẩu phim truyền hình và âm nhạc ra nƣớc ngoài.

Giữa và cuối những năm 2000 đƣợc coi là giai đoạn “hoàng kim” của trào lƣu này. Sự kiện đáng chú ý nhất trong thời kỳ này là vào năm 2003, bộ phim Bản tình ca mùa đông (winter sonata) đƣợc chiếu và yêu thích cuồng nhiệt tại Nhật Bản, kế đến là bộ phim Nàng Deachanggum trở thành hiện tƣợng vƣợt ra khỏi thị trƣờng Châu Á. Bằng những thành tựu đạt đƣợc, Hàn lƣu phủ định hồn tồn những nghi ngờ của cơng chúng trƣớc đó cho rằng đây chỉ là một cơn sốt mang tính nhất thời. Làn sóng văn hóa Hàn Quốc đã vƣợt qua biên giới các nƣớc châu Á lan rộng sang Trung Đông và Châu Phi, lấn sân trên mọi lĩnh vực: điện ảnh, âm nhạc, thời trang, du lịch, game online…

Giai đoạn thứ 3 của Hàn Lƣu đang diễn ra từ nửa sau những năm 2000 đến nay. Bên cạnh phim truyền hình, thời kỳ này đánh dấu sự lan tỏa ra toàn thế giới của K-pop qua các kênh truyền thông mới trực tuyến trên mạng internet nhƣ: Youtube, Facebook, Twitter… Giai đoạn này thƣờng đƣợc gọi là tân Hàn lƣu để phân biệt với Hàn lƣu chủ đạo bởi phim truyền hình Hàn Quốc ở các giai đoạn trƣớc. Nếu nhƣ trƣớc đây, làn gió nóng Hàn lƣu đã thổi trên lục địa Châu Á với khởi đầu là phim truyền hình thì đến nay làn sóng Tân Hàn lƣu, dẫn đầu là K-pop đã và đang thu hút đƣợc sự quan tâm của khán giả trên toàn thế giới, lan tỏa đến cả những thị trƣờng mà văn hóa Hàn Quốc ít

đƣợc biết đến, yêu thích trƣớc kia nhƣ: Mỹ, châu Âu, Trung Nam Mỹ và phát triển trở thành nền văn hóa Pop xuyên quốc gia.

Cùng với sự lan truyền của Hàn lƣu với trung tâm là văn hóa đại chúng, chính phủ hàn Quốc đã và đang xây dựng, quảng bá một thƣơng hiệu về “Hàn Quốc năng động” nhằm thu hút sự chú ý của thế giới. Và vai trị của ngành giải trí nhƣ toa tàu đầu tiên khởi động để kéo theo những toa tàu du lịch, thời trang, mỹ phẩm, ẩm thực, thể thao, kinh tế… đi khắp toàn cầu. Trong lĩnh vực kinh tế, chính phủ Hàn Quốc đã chọn con đƣờng phù hợp là hƣớng ra xuất khẩu, tập trung vào những mũi nhọn cơng nghệ cao. Vị trí đứng trong top 12 quốc gia phát triển là một vị trí xứng đáng với những gì kinh tế nƣớc này đạt đƣợc. Những công ty đẳng cấp thế giới nhƣ LG, Samsung, Posco, Huyndai…, những khu buôn bán sầm uất nhƣ Iteawon, Namdeamun, Dongdeamun…, những lần đăng cai tổ chức diễn đàn, hội kinh tế thế giới… đã giúp Hàn Quốc thể hiện vai trò lớn trên thị trƣờng tồn cầu. Chính phủ Hàn Quốc cũng đã rất quan tâm đến đầu tƣ chiến lƣợc đƣa nền văn hóa Hàn Quốc đến gần hơn với nhân dân các nƣớc, điều đó đã mở đƣờng cho ngành này tiến xa và đạt đƣợc nhiều thành tựu.

Trong gần 20 năm qua, với nền văn hóa đại chúng vƣợt qua gianh giới quốc gia, Hàn Quốc đã nổi lên nhƣ cƣờng quốc về văn hóa ở Châu Á. Thành cơng đó là do sự kết hợp hài hịa giữa các giá trị văn hóa và truyền thống cổ xƣa và các nét văn hóa hiện đại tiếp thu có chọn lọc từ nƣớc ngoài. Đặc trƣng tƣơng đồng với các quốc gia Châu Á cũng giúp Hàn Quốc ít gặp rào cản về văn hóa và giúp ích rất nhiều cho nền văn hóa đại chúng Hàn Quốc mở rộng vị trí của mình tại Châu Á- nơi văn hóa đại chúng của Hàn Quốc ra nhập sớm nhất. Gần đây, làn sóng văn hóa Hàn Quốc đã đƣợc mở rộng với các nội dung kinh doanh đa dạng nhƣ: âm nhạc đại chúng Hàn Quốc (K-Pop), phim chiếu rạp, game… và đang tích cực hoạt động hƣớng ra tồn thế giới.

1.3.3. Phong trào phản đối làn sóng văn hóa Hàn Quốc ở Nhật Bản

Mặc dù phát triển rất mạnh mẽ nhƣng thời gian gần đây, làn sóng văn hóa Hàn Quốc cũng vấp phải những sự phản đối của một bộ phận ngƣời dân có tƣ tƣởng bảo thủ ở Nhật Bản khi họ cảm thấy văn hoá cộng đồng của đất nƣớc mình đang ngày càng có nguy cơ bị Hàn lƣu hoá.

Phong trào này bắt dầu từ khoảng tháng 7/ 2011 khi nam diễn viên nổi tiếng Nhật Bản Sousuke Takaoka đăng trên mạng xã hội cá nhân Twitter nội dung phản đối, tẩy chay kênh truyền hình Fuji TV do kênh này dành quá nhiều thời lƣợng để phát sóng các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc trong khi ít quan tâm đến văn hóa nội địa. Fuji TV là một kênh truyền hình lớn tại Nhật Bản thƣờng xun phát sóng các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc, lăng xê nhiều tên tuổi nghệ sỹ đến từ sứ sở kim chi. Ngay sau đó, nam diễn viên này đã bị mất hợp đồng với cơng ty quản lý của mình.

Ý kiến phản đối Hàn lƣu của Sousuke Takaoka đã gây ra một cuộc tranh cãi lớn tại Nhật Bản, đồng thời thổi bùng làn sóng phản đối Hàn lƣu của Nhật Bản tăng cao. Đỉnh điểm là cuộc biểu tình ngày 21/8/2011 với sự tham gia của hơn 6000 ngƣời ngay trƣớc cổng đài truyền hình Fuji ở thủ đơ Tokyo. Những ngƣời biểu tình bày tỏ bức xúc về việc đài truyền hình này đã dành quá nhiều thời gian phát sóng các chƣơng trình Hàn Quốc và mong muốn đƣợc xem nhiều chƣơng trình truyền hình trong nƣớc hơn nữa.

Cũng vì ảnh hƣởng của phong trào phản đối Hàn lƣu mà nữ diễn viên Hàn Quốc Kim Tae Hee đã vấp phải sự cơng kích dữ dội của khán giả Nhật khi cô xuất hiện trong bộ phim truyền hình hợp tác Nhật - Hàn có tên gọi “99 Days with a Star” do đài Fuji TV sản xuất. Hơn 550 ngƣời dân Nhật đã xuống đƣờng biểu tình để phản đối Kim Tae Hee và địi đuổi cơ về nƣớc. Đƣợc biết, nguyên nhân sâu xa của sự vụ bắt nguồn từ việc hồi năm 2005, diễn viên Kim Tae Hee cùng em trai Lee Wan tới Thụy Điển và c ả hai đã

cùng mặc chiếc áo phơng có dịng chữ “Dokdo là hịn đảo thuộc Hàn Quốc” trong khi việc tranh chấp chủ quyền đảo Dokdo (tên tiếng Nhật là Takeshima) luôn là một vấn đề căng thẳng giữa Hàn Quốc và Nhật Bản.

Liên tiếp các sự kiện phản đối Hàn lƣu tại Nhật Bản thời gian gần đây cho thấy làn sóng văn hóa Hàn Quốc đang có dấu hiệu hạ nhiệt ở quốc gia đƣợc cho là thị trƣờng lớn nhất của văn hóa Hàn Quốc này. Gần đây, phong trào này bắt đầu lan sang một số quốc gia châu Á khác nhƣ: Trung Quốc, Đài Loan. Có thể thấy, nhiều nƣớc châu Á đang cổ vũ phát triển văn hóa nội địa để tránh khỏi những cuộc “xâm lăng” văn hóa. Điều này đặt ra những yêu cầu mới ngày càng khắt khe hơn cho Hàn lƣu trong việc duy trì, củng cố vị thế của mình trong tƣơng lai.

1.4. Vài nét tổng quan về truyền hình Việt Nam và diện mạo làn sóng văn hóa Hàn Quốc trên truyền hình Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Làn sóng văn hóa Hàn Quốc trên truyền hình và ảnh hưởng tới giới trẻ Việt Nam (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)