Kiểu rồng mây, chữ Quan官 in nổi trong lòng bát kết hợp vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gốm men trắng văn in ở di tích lam kinh thanh hoá luận văn ths khảo cổ học 60 22 60 (Trang 27 - 29)

chữ Hán viết men lam

Bảng 2.4:Thống kê Hán tự viết bằng men lam trên gốm men trắng văn in ở di tích Lam Kinh

Tất cả có 7 loại Hán tự khác nhau tìm thấy trên gốm men trắng văn in ở di tích Lam Kinh - Thanh Hoá.

1. 篮: Lam - nghĩa là màu lam, màu xanh. Giống chữ

Lam trong từ Lam Sơn, Lam Kinh

2. 敬: Kính - hàm nghĩa cung kính

4. 慈?: Từ - nghĩa là nhân từ 5. 餅?: Bính - nghĩa là bánh trái

6. 伍?: Ngũ - nghĩa là 5 (số năm). Chữ ngũ ở đây được viết theo kiểu kép.

7. 先?: Tiên - nghĩa là trước, tiên (tiền) nhân

Theo phiên âm và dịch nghĩa của Đặng Hồng Sơn, Bộ môn Khảo cổ học, Trường Đại học KHXH & NV - Hà Nội.

Chữ Hán viết bằng men lam là một kiểu trang trí thú vị trên gốm men trắng văn in ở di tích Lam Kinh. Trong 7 Hán tự được viết bằng men lam khác nhau được phát hiện trên gốm men trắng văn in ở đây [Bảng 2.4] thì có đến 5 Hán tự xuất hiện trong kiểu trang trí rồng mây kết hợp với chữ Quan in nổi trong lòng bát. Tổng số có 8 tiêu bản trang trí kiểu này, chiếm 12,31% tổng số hiện vật gốm, nhiều thứ 3 trong số 13 kiểu trang trí. Đa số Hán tự được viết bằng men lam dưới men, đè lên chữ Quan in nổi, chỉ có một tiêu bản đĩa có chữ viết men lam ở bên ngoài thân đĩa :

Lam 篮: có ba tiêu bản gồm 2 đĩa nhỏ, ký hiệu 00.LK.TMI.19 và 00.LK.TMI.2 và 1 bát tô nhỏ ký hiệu 00.LK.TMIX.3 đều tìm thấy ở khu vực Thái Miếu. Chữ Lam ở đây nghĩa là màu lam, màu xanh. Giống chữ Lam

trong từ Lam Sơn, Lam Kinh. Có lẽ hàm ý sử dụng ở Lam Kinh, Lam Sơn [Bản ảnh 3: 3].

Kính 敬: có 2 tiêu bản bát nhỡ, ký hiệu 01.LK.TĐ.HII.2 và đĩa nhỏ ký hiệu 02.LK.TT.11 tìm thấy ở khu vực thành phía đông và Tây Thất điện. Chữ Kính

ở đây hàm nghĩa cung kính. Có lẽ hàm ý vật dụng này dùng cho những việc trang nghiêm như thờ cúng [Bản ảnh 1: 1].

Tiên : có một tiêu bản đĩa nhỏ, ký hiệu 00.LK.TMV.L1.5 tìm thấy ở Thái Miếu V. Riêng tiêu bản này chữ Tiên này lại được viết ở thành bát, bên ngoài thân bát. Chữ Tiên ở đây hàm ý người tiên, tiên thánh. ý nghĩa gắn với việc thờ cúng [Bản ảnh 3: 1,2].

Từ 慈?: có một tiêu bản đĩa nhỏ ký hiệu 04.LK.TV.L1.8 tìm thấy ở khu vực Tả Vu. Chữ Từ ở đây nghĩa là nhân từ. Phải chăng hàm ý phù hộ? [Bản ảnh 11; 1]

Bính 餅?: tiêu bản bát tô nhỏ mang ký hiệu 00.LK.TMII.L2.16, tìm thấy ở toà thái miếu II. Chữ Bính này được viết bằng men lam dưới đáy bát sau khi nung nên vẫn còn tươi mầu men nguyên gốc. Chữ này nghĩa là bánh trái [Bản ảnh 2: 1].

Tiêu bản bát tô nhỏ ký hiệu 04.LK.TV.L1.10. Men trắng ngả vàng, miệng loe, thân thuôn, chân đế cao trung bình, đáy lõm, phủ men không hết, có chữ Hán (không rõ là chữ gì) viết lam đè lên chữ Quan in nổi trong lòng bát. Trong lòng trang trí nổi hình rồng và đường chỉ [Bản ảnh 2: 2].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gốm men trắng văn in ở di tích lam kinh thanh hoá luận văn ths khảo cổ học 60 22 60 (Trang 27 - 29)