Gốm men trắng văn in: nguồn gốc và chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gốm men trắng văn in ở di tích lam kinh thanh hoá luận văn ths khảo cổ học 60 22 60 (Trang 53 - 68)

4.1. Nguồn gốc

4.1.1. Tại di tích sản xuất gốm Cậy (Long Xuyên, Cẩm Bình, Hải Dương), năm 1989, Viện Khảo cổ học đã phát hiện được 3 tiêu bản bát men trắng văn in, chân đế cao trung bình, trong trang trí văn in nổi băng sóng nước hình vẩy cá và 2 đường chỉ nổi. Tiêu bản bát ký hiệu 89.CĐ.HI.128 giữa lòng in nổi chữ Quan [14]. Tại di tích Hợp Lễ (Long Xuyên, Cẩm Bình, Hải Dương), những hiện vật gốm men trắng văn in đều được tìm thấy ở tầng văn hoá I, trong hố thám sát do Viện Khảo cổ học tiến hành. Về hình dáng, ngoài loại bát to như ở địa điểm Cậy, trong di tích còn thấy các loại bát nhỏ, xương gốm mỏng, trang trí hoa văn sóng nước (4 lớp sóng), trong lòng trang trí bông hoa nhiều cánh. Chưa thấy hiện vật có chữ Quan in nổi trong lòng nhưng tại đây đã thấy mảnh khuôn in [14]. Tại khu vực Xóm Bến, Viện Khảo cổ học cũng phát hiện được những sản phẩm gốm men in văn sóng nước, giữa lòng in nổi chữ Quan. Chất lượng và phong cách trang trí hoa văn của loại gốm này rất giống với gốm ở di tích sản xuất Ngói phát hiện năm 1999 [43]. Những phát hiện này chứng tỏ rằng gốm men trắng văn in đã được sản xuất tại những lò gốm ở các khu vực này. Tuy chưa tìm thấy một lò chuyên biệt nào với mật độ gốm men trắng văn in dầy đặc để có thể khẳng định đó là

lò chuyên sản xuất loại gốm này với tư cách là lò quan, nhưng những bằng chứng đó cũng đã đủ để khẳng định rằng gốm men trắng văn in đã được sản xuất tại Hải Dương ở các khu vực Cậy, Ngói,

Chu Đậu và Hợp Lễ. Hình 4.1: Gốm men trắng văn in ở Chu Đậu [19]

Tuy nhiên, Hải Dương là một trong những trung tâm sản xuất gốm theo đơn đặt hàng nhưng những phát hiện về gốm men trắng văn in tại các di tích ở Hải Dương lại chưa hề có một tiêu bản nào có mô-típ trang trí rồng mây - loại mô-típ trang trí phổ biến trong các sưu tập ở Hoàng thành Thăng Long và Lam Kinh. Chúng tôi cho rằng, những lô hàng đặt đặc biệt này được vận chuyển hết đến nơi đặt hàng thời đó.

4.1.2. Những phát hiện về gốm men trắng văn in ở Hoàng Thành Thăng Long còn có một số tiêu bản men trắng văn in có hiện tượng sống men [46]. Đây có thể là phế vật được dùng để san lấp hố trong quá trình xây dựng. Điểu này gợi mở khả năng rằng lò Quan có lẽ ở đâu đó gần kinh thành Thăng Long. Những phát hiện về khu lò nung gốm ở nội thành Hà Nội ở thời đại sớm hơn như khu Quần Ngựa [33], hay lò Kim Lan ở Gia Lâm [16]... là chứng cứ về những khu lò gốm cổ ở ven đô thành Thăng Long, thậm chí ngay sát thành Thăng Long như phát hiện về một khu lò gốm cao cấp thời Trần ở di tích 62 - 64 Trần Phú [42]. Do vậy, lò quan,

nơi sản xuất gốm men trắng văn in hình rồng mây, được giám sát chặt chẽ bởi triều đình Lê sơ, rất có thể nằm ở đâu đó trong những làng gốm cổ ven khu vực kinh thành này.

4.1.3. ở di tích Lam Kinh, chúng tôi cũng phát hiện một tiêu bản có dính con kê hình vành khăn. Điều này gợi ra một giả thiết về lò gốm quan ở Lam Kinh. Trong quá trình điều tra khảo sát, chúng tôi cũng phát hiện thấy những chồng dính bát đĩa ở làng Cham - Khả Lam - hay Clam (thuộc xã Xuân Lam) ngay cạnh khu di tích Lam Kinh. Hơn nữa, trong quá trình khai quật khu di tích Lam Kinh, một hệ thống lò nung được phát hiện ở bờ bắc sông Ngọc [15]. Những chứng cứ này khiến một số học giả địa phương đưa ra giả thiết: gốm men trắng văn in được sản xuất tại Lam Kinh.

Song thực tế khai quật cho thấy, mảnh con kê này tìm thấy ở lớp kiến trúc trên, nơi tập trung đủ các loại hình gốm sứ từ niên đại sớm (thế kỷ XV) đến muộn

(thế kỷ XIX) [15]. Bằng chứng đó chưa đủ thuyết phục cho giả thiết lò ở đây. Ngoài ra, hệ thống lò tìm thấy ở sông Ngọc có cấu trúc rất đơn giản. Hơn nữa, còn tìm thấy nơi tập kết vật liệu xây dựng gần đó. Do vậy, hệ thống lò này chỉ là lò tạm thời để sản xuất vật liệu xây dựng tại chỗ [15]. Ngoài ra, phát hiện về những chồng dính bát đĩa ở khu vực gần đó chỉ tìm thấy có loại phế vật của những sản phẩm gốm bình dân, chất lượng xấu, không liên quan gì đến loại hình gốm cung đình này. Có lẽ đây cũng là vết tích của lò nung cổ, nhưng chỉ mang tính địa phương thôi. Do vậy, giả thiết về lò quan ở Lam Kinh hoàn toàn không có cơ sở.

Hơn nữa, Lam Kinh với tư cách là thánh địa của nhà Lê, thường xuyên được tu bổ và xây dựng, hàng năm đông đảo vua quan và tuỳ tùng về bái yết sơn lăng vài lần [47] thì việc vận chuyển một số lượng lớn các loại gốm chuyên dụng từ kinh thành Thăng Long vào để phục vụ cho các hoạt động của đội ngũ này hoàn toàn có tính thuyết phục.

Tóm lại, cho đến nay, với những bằng chứng về khảo cổ học có được, chúng tôi cho rằng: gốm men trắng văn in được sản xuất tại hai khu vực: Hải Dương và Thăng Long.

4.2. chức năng

4.2.1. Phát hiện ở Hoàng thành Thăng Long tại nhiều vị trí khác nhau cung với sự tinh xảo về mặt chất liệu, tạo hình [46] khẳng định

tính hoàng tộc của loại hình gốm này. Đặc biệt, trang trí mô-típ trang trí rồng mây trên sưu tập gốm men trắng văn in ở đây tập trung dầy đặc thể hiện rõ chức năng phục vụ

cung đình của dòng gốm này. Hình 4.2: Gốm men trắng văn in

Những phát hiện với số lượng lớn tại di tích Lam Kinh còn cho thấy những chức năng cụ thể hơn nữa của dòng gốm này. Lam Kinh là di tích lăng tẩm nên chức năng bao trùm trên quần thể di tích là chức năng thờ cúng tổ tiên. Sự xuất hiện của dòng gốm men trắng văn in ở đây như một loại hình hiện vật có giá trị cao để phục vụ cho mục đích thiêng liêng này. Thờ cúng tổ tiên là một phong tục truyền thống của người Việt Nam. Nó bắt nguồn từ truyền thống kính trọng người già và nguồn gốc gia đình của người Việt Nam. Bất cứ thành phần xã hội nào, dù là dân hay quan đều thực hiện phong tục này một cách nghiêm cẩn. Đặc biệt, đối với hoàng tộc, thì tổ tiên của vua còn được xem như quốc tuý của dân tộc vì ông vua là trung tâm của sự hưng thịnh của quốc gia. Vì vậy, việc tế lễ của hoàng gia được xem như một hoạt động quốc gia có tầm quan trọng ngang với các hoạt động chính trị và ngoại giao khác. Những vật phẩm được cúng tế phải là những sản vật quý hiếm, thậm chí là những chiến lợi phẩm biểu trưng cho kỳ tích của vương triều như “dâng tù ở Thái Miếu. Đem thủ cấp của chúa Chiêm Thành là Trà Toàn và tai giặc bắt được tấu cáo ở Lam Kinh” [47, 452]. Như vậy, những đồ vật dùng trong những nghi lễ thế này phải là những sản phẩm đẹp nhất, cao cấp nhất của quốc gia, thể hiện sự tôn nghiêm và kính trọng tổ tiên của nhà vua. Trong bối cảnh này, đồ gốm men trắng văn in - một trong những sản phẩm cao cấp nhất của hoàng tộc được sử dụng để thờ cúng ở khu lăng tẩm này.

Bảng 4.1: Thống kê gốm men trắng văn in tại các di tích

TT Địa điểm gốm văn in Hiện vật Mảnh gốm văn in tiêu bản Tổng Tỉ lệ %

1 Chính Điện 222 222 6.01%

2 Nghinh Môn 0 0.00%

3 Thái Miếu I 13 679 692

41.06%

Thái Miếu II.L1 76 76

Thái Miếu II.L2 4 203 207

Thái Miếu III 1 19 20

Thái miếu IV 1 11 12

Thái Miếu VI 16 16

Thái Miếu VII 23 23

Thái Miếu VIII 6 421 427

Thái Miếu IX 3 39 42 4 Hữu Vu 1 108 109 2.95% 5 Tả Vu 20 734 754 20.41% 6 Sân rồng 0 0.00% 7 Đông Trù 312 312 8.44% 8 Tây Thất 3 40 43 1.16%

9 Cây đa gần Nghi Môn 6 6 0.16%

10 Gốc đa Bà Lụa 0 0.00% 11 Giếng Ngọc 1 15 16 0.43% 12 Thành phía tây 2 62 64 1.73% 13 Thành phía đông 3 525 528 14.29% 14 Hồ bán nguyệt 2 1 3 0.08% 15 Hiện vật sưu tầm 4 117 121 3.27% Tổng 65 3,630 3,695 100.00%

biểu đồ 4.1: tỉ lệ phân bố gốm men trắng văn in tại các di tích

Qua Bảng 4.1 và Biểu đồ 4.1, có thể thấy mật độ phân bố dầy đặc của loại hình gốm này tại khu vực Thái Miếu (41,06% tổng số hiện vật tìm thấy trên 14 địa điểm và sưu tập hiện vật sưu tầm). Hơn nữa, chất lượng của sưu tập gốm men trắng văn in ở Thái Miếu đều là những tiêu bản có chất lượng cao, mỏng và mịn nhất, đạt tiêu chuẩn thấu quang [Bảng 2.5]. Điều này phản ánh rõ nét truyền thống thờ cúng

0.005.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 45.00 ChÝnh §iÖn Nghin h M «n Th¸i MiÕu H÷u V u T¶ V u S©n rång §«ng Trï T©y T hÊt C©y ® a gÇn Ngh i M«n Gèc ® a Bµ Lôa GiÕn g Ng äc Thµn h phÝa t©y Thµn h phÝa ®«n g Hå b¸ n ng uyÖt HiÖn vËt s -u tÇ m %

tổ tiên của triều đình Lê sơ ở di tích này. Đặc biệt, những Hán tự men lam (Bính - bánh trái, Lam - Lam Sơn, Lam Kinh, Tiên - người tiên, Tiên - tiền nhân, Cẩn - Kính cẩn...) được viết lên trên loại hình gốm men trắng văn in ở đây một lần nữa thể hiện tính chuyên biệt cao trong chức năng thờ cúng của triều đình.

Ngoài ra, chức năng này còn được thể hiện rõ ở tính bảo tồn của các tiêu bản gốm men trắng văn in ở đây. Qua quá trình khai quật, chúng tôi thấy, hầu hết những tiêu bản bát đĩa tìm thấy ở khu vực Thái Miếu đều bị vỡ thành từng cụm gốm của từng tiêu bản. Do vậy, những tiêu bản ở khu vực này, hầu hết chúng tôi đều phục dựng được tương đối đầy đủ. Như vậy, có thể hình dung các hiện vật này ở nguyên vị trí của nó khi bị chôn vùi cùng với sự sụp đổ của các công trình.

Hiện tượng bảo lưu đồ thờ cúng như một báu vật gia truyền có thể được xem là một trong những truyền thống của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hầu hết, những đồ vật cổ, có giá trị thường tìm thấy trong các đình, chùa, miếu mạo và trong các nhà thờ của các loại tôn giáo ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Riêng ở Việt Nam, một trong những quốc gia có truyền thống thờ tổ tiên thì những báu vật còn thấy trên bàn thờ tổ tiên của những gia đình giàu có. Hiện tượng bảo lưu đồ thờ cúng quý giá này cũng thấy ở di tích Lam Kinh. Đó cũng chính là những kiến giải cho việc tìm thấy gốm men trắng văn in thế kỷ XV trong lớp kiến trúc Lê Trung Hưng của di tích này. Trong khi đó, loại hình hiện vật này hoàn toàn không thấy ở các lớp văn hoá muộn của các di tích khác có địa tầng ổn định như Cậy, Hợp Lễ. ở các di tích lò gốm này, chỉ tìm thấy gốm men trắng văn in ở tầng văn hoá thế kỷ XV [11].

Như vậy, qua những phát hiện về gốm men trắng văn in ở di tích Hoàng Thành Thăng Long và Lam Kinh cho thấy rõ chức năng quan dụng nói chung của dòng gốm men trắng văn in này. Trong đó, những chức năng cụ thể của nó là phục vụ sinh hoạt triều đình và chức năng thờ cúng tổ tiên. Chức năng phục vụ sinh hoạt triều đình cũng thể hiện rõ ở sưu tập bát tô to ở khu vực Tả Vu tại di tích Lam

Kinh. Nhà Tả - Hữu Vu là hai nhà giải vũ ở hai bên Chính Điện dùng để sửa soạn hành lễ. Tại đây đã phát hiện hàng vạn mảnh gốm đủ các loại có nguồn gốc bình dân. Trong đó, gốm men trắng văn in tìm thấy ở đây có tỷ lệ thấp (chỉ có 10 tiêu bản) và thuộc loại thứ cấp. Điều này thể hiện rõ tính sinh hoạt đời thường của loại hình gốm men trắng văn in loại thứ cấp này.

4.2.2. Thế kỷ XV là một thế kỷ đầy biến động. Những phát kiến địa lý của châu Âu (Vasco Da Gama, Christopher Colombus, Magellan...) đã thông thương các con đường trên biển. Tuy không phải là quốc gia có tính trọng thương, nhưng Việt Nam cũng không thoát khỏi những ảnh hưởng mang tính quốc tế này. Hàng loạt những phát hiện về gốm sứ Việt Nam trên các tàu buôn ở Cù Lao Chàm, Bình Thuận, Hòn Cau, Cà Mau, Hòn Dầm [5] đã cho thấy gốm sứ Việt Nam đã thu hút sự chú ý của các thương nhân nước ngoài. Gốm men trắng văn in cũng góp mặt vào trào lưu thương mại đó. Phát hiện sưu tập gốm men trắng văn in trên tàu cổ Cù Lao Chàm có niên đại thế kỷ XV [5] minh chứng cho điều này. Về kiểu dáng và kỹ thuật và trang trí có tính thống nhất cao giống như gốm ở Hoàng Thành Thăng Long và Lam Kinh. Song gốm ở Cù Lao Chàm không có chữ Quan, trang trí chủ yếu là hoa lá và chim phượng. Đặc biệt, trong sưu tập gốm Cù Lao Chàm còn có 2 tiêu bản gốm men trắng văn in vẽ nhiều màu. Điều này thể hiện tính đa dạng trong trang trí, có lẽ để cho phù hợp với nhu cầu xuất khẩu.

Ngoài ra, ở thành thị Sakai, kề vịnh Osaka ở Nhật Bản cũng tìm thấy một mảnh tiêu bản bát men trắng văn in tìm thấy trong tầng đất

Hình 4.3: Gốm men trắng văn in vẽ mầu trên tàu đắm Cù Lao Chàm [14]

nửa sau thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVII. Loại bát men trắng văn in hình hoa phù dung xung quanh thành trong bát, có dấu con kê, đế mộc [37]. ở thành Osaka cũng tìm thấy hiện vật bát

Hình 4.4: Gốm men trắng văn in việt Nam tìm thấy ở thành Sakai [37].

sứ men trắng văn in của Việt Nam [50].

Như vậy, ngoài chức năng quan dụng nói chung thể hiện rõ ở sưu tập gốm men trắng văn in ở di tích Hoàng Thành Thăng Long và Lam Kinh, phát hiện gốm men trắng văn in trên con tầu cổ Cù Lao Chàm, ở thành cổ Sakai và Osaka của Nhật Bản là những minh chứng về một chức năng khác: chức năng thương mại,

phục vụ nhu cầu xuất khẩu của dòng gốm này. Như vậy, có thể nói, chức năng của dòng gốm cao cấp này được thể hiện khá đa dạng.

KẾT LUẬN

1. Việc phát hiện dòng gốm men trắng văn in nói chung là một khám phá quan trọng cho việc bổ sung thêm vào lịch sử của gốm sứ Đại Việt một dòng chảy mới, đặc biệt là dòng gốm cung đình cùng với những cơ cấu vận hành việc sản xuất ra nó. Nếu như thời Lý cũng có những sản phẩm gốm men cao cấp, nhưng chưa có bằng chứng nào chứng tỏ là có những sản phẩm gốm mang tính chuyên biệt cao với chức năng quan dụng. Sang đến thời Trần mới có manh nha về hệ thống lò quan tìm thấy ở Thiên Trường. Thì gốm men trắng văn in thời Lê sơ sáng lên như một đỉnh cao của nghệ thuật nghề thủ công truyền thống Việt Nam. Trước và sau thời kỳ này, không có một triều đại nào ở Việt Nam có một loại hình sản phẩm đạt đến độ tinh mỹ như thế.

2. Theo nhận định của các nhà nghiên cứu khoa học xã hội thì thế kỷ XV là đỉnh cao của nhà nước quân chủ trung ương ở Việt Nam theo các điển chế Trung Hoa. Việc phát hiện một sưu tập gốm men trắng văn in với số lượng lớn ở di tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gốm men trắng văn in ở di tích lam kinh thanh hoá luận văn ths khảo cổ học 60 22 60 (Trang 53 - 68)