9. Kết cấu của luận văn
3.1. Nguyên tắc đề xuất các tiêu chí và quy trình đánh giá hoạt động NCKH của giảng
NCKH của giảng viên trƣờng ĐH Hồng Bàng TP.HCM
3.1.1. Căn cứ đề xuất các tiêu chí và quy trình đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học nghiên cứu khoa học
Việc đề xuất các tiêu chí và quy trình đánh giá hoạt động NCKH của GV trƣờng ĐH Hồng Bàng xuất phát từ cơ sở pháp lý đƣợc xác định trong các văn bản dƣới đây:
- Chỉ thị số 40/CTTW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thƣ về việc xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo, CB quản lý giáo dục
- Luật Giáo dục Đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
- Luật Khoa học và Công nghệ số 21/2000/QH10 ngày 09/6/2000
- Quyết định số 64/2008/QĐ-BDG&ĐT về việc ban hành quy định chế độ làm việc đối với giảng viên
- Thông tƣ số 22/2011/TT-BGD&ĐT ngày 30/5/2011 của Bộ Trƣởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở GDĐH;
- Nghi quyết số 14/2005/NQ – CP của Chính phủ ký ngày 02/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020.
- Chỉ thị số 56/2008/CT-BGDĐT, ngày 03/10/2008 về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm 2008-2009 của Bộ GD&ĐT
- Theo chƣơng IV của Quy định về hoạt động KH&CN trong các trƣờng ĐH, CĐ thuộc Bộ GD&ĐT ban hành kèm quyết định số 19/2005/QĐ -
Bộ GD&ĐT ngày 15/6/2005 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT, việc quản lý hoạt động NCKH trong trƣờng ĐH, CĐ.
3.1.2. Nguyên tắc thống nhất giữa định hướng chính trị tư tưởng với công tác nghiên cứu khoa học công tác nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động chính của GV ở trƣờng đại học. Nếu hoạt động NCKH có hiệu quả sẽ phục vụ tốt cho việc dạy học và đáp ứng nhu cầu thực tiễn; đổi mới mục tiêu, nội dung, chƣơng trình giảng dạy; phát huy tƣ duy sáng tạo, năng lực tự học của SV, cung cấp các luận cứ khoa học về lý luận chính trị, pháp luật phục vụ cho việc giảng dạy của nhà trƣờng; đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Trên cơ sở nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của NCKH của GV đại học, ngƣời lãnh đạo cần phải cụ thể hoá những nhận thức đó bằng việc làm, bằng hành động của mình thông qua các biện pháp chỉ đạo, quản lý, đánh giá. Công tác đánh giá hoạt động NCKH của GV đại học là một nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo vì vậy không thể tách rời với tƣ tƣởng chính trị. Gắn công tác đánh giá hoạt động NCKH của giảng viên với quan điểm, mục tiêu chính trị, đƣờng lối, chính sách của Đảng, nhà nƣớc, đặc biệt là với một cơ sở giáo dục đại học nhƣ trƣờng ĐH Hồng Bàng TP.HCM.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính sáng tạo, học thuật trong công tác đánh giá hoạt động NCKH của giảng viên đánh giá hoạt động NCKH của giảng viên
Trong hoạt động đánh giá kết quả NCKH của GV, các cấp quản lý hoạt động NCKH, Hội đồng khoa học của trƣờng ĐH Hồng Bàng phải chú ý tạo ra môi trƣờng học thuật, khuyến khích tính mới, tính sáng tạo trong các đề tài NCKH của giảng viên. Trong tiêu chuẩn đánh giá thành tựu của NCKH, tƣ tƣởng sáng tạo; giá trị học thuật và giá trị xã hội sẽ chính là tiêu chí quan trọng, trọng tâm của việc đánh giá, và là quy phạm nghiên cứu chính là tiêu chí cơ sở của việc đánh giá.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, công bằng, khách quan đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học
Quá trình đánh giá của chủ thể quản lý phải đảm bảo tính toàn diện, công bằng, khách quan. Điều này có nghĩa là phải đánh giá đầy đủ các mặt, các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động NCKH. Quá trình đánh giá cần phải công bằng, khách quan vì chỉ có đánh giá công bằng, khách quan mới tạo ra động lực thúc đẩy đội ngũ giảng viên tham gia NCKH.
Việc thực hiện các quy trình đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên cần phải mang tính khoa học. Khi tiến hành các hoạt động đánh giá, ngƣời đánh giá cần phải thực hiện đúng với thẩm quyền và trách nhiệm của mình, đúng với lĩnh vực mà mình quản lý. Bên cạnh đó hoạt động đánh giá của ngƣời đánh giá cần phải mang tính pháp lý, vừa phải mang tính khả thi và tính thực tiễn cao.
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích
Đánh giá hoạt động NCKH của GV ĐH Hồng Bàng phải đáp ứng đƣợc các mục tiêu, mục đích, các chức năng nhiệm vụ nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH của đội ngũ GV, nâng cao chất lƣợng đào tạo của Hồng Bàng. Bên cạnh đó còn nâng cao kinh nghiệm, năng lực, trình độ NCKH cho đội ngũ GV, thực hiện các sứ mệnh của nhà trƣờng, đáp ứng yêu cầu của đất nƣớc trong từng giai đoạn mới.
3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế
Trƣờng ĐH Hồng Bàng là một cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập có những nét đặc thù riêng biệt với các cơ sở giáo dục đại học khác. Cho nên, công tác NCKH của trƣờng Hồng Bàng cần phải xuất phát từ các nét đặc thù, từ thực tiễn tổ chức quản lý, cơ sở vật chất, trình độ và tâm quyết của GV Hồng Bàng. Trong công tác đánh giá hoạt động NCKH của GV Hồng Bàng, chủ thể đánh giá cần chú ý tới những đặc thù riêng, từ đó các đánh giá mới đem lại hiệu quả cao. Có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, đáp ứng giải quyết các nhu cầu trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài, phục vụ nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng.