9. Kết cấu của luận văn
1.5. Đánh giá nghiêncứu khoa học của giảng viên
Đánh giá hoạt động NCKH của giảng viên là quá trình thu thập và xử lý kịp thời, có hệ thống thông tin về các hoạt động trong việc thực hiện những chức năng và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của mình theo quy định của nhà trƣờng, của luật giáo dục.
Về bản chất, đánh giá hoạt động NCKH của GV là một trong những nội dung của tiêu chuẩn đánh giá GV. Đây là hoạt động mang tính nhân văn cao nên việc đánh giá GV nói chung, đánh giá hoạt động NCKH của giảng viên nói riêng mang tính chất hỗ trợ cho quá trình giảng viên thực hiện các hoạt động của mình một cách tốt nhất, trong và bằng cách nào đó để đạt đến mục tiêu chung của trƣờng đại học.
Đánh giá hoạt động NCKH của GV cần giúp GV giải quyết vấn đề còn tồn tại để tích cực hoạt động NCKH; lập kế hoạch NCKH; đổi mới qui trình phƣơng pháp làm việc, xác định các mục tiêu nhằm làm cho hoạt động NCKH của GV ngày càng tốt hơn. Đánh giá hoạt động NCKH của GV là một quá trình thực hiện các công việc: hình thành kết quả mong đợi (chuẩn đánh giá); lựa chọn và sắp xếp các minh chứng và sử dụng minh chứng.
Nhƣ vậy, nội dung đánh giá hoạt động NCKH của GV cần căn cứ vào nhiệm vụ NCKH của họ để thực hiện các công việc dƣới đây:
1.5.1. Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá
Đây là công việc phức tạp bao gồm việc xác định các loại hình công việc thuộc phạm trù hoạt động NCKH của GV. Do đó, cần mô tả đầy đủ các công việc trong hoạt động NCKH của GV, xác định tầm quan trọng của từng loại hình công việc cần đƣợc đánh giá và cả những ngƣời sẽ tham gia đánh giá các công việc đó. Hoạt động NCKH của GV đƣợc xác định bởi những công việc cụ thể nhƣ: GV tham gia NCKH và chuyển giao công nghệ dƣới các hình thức thực hiện đề tài NCKH các cấp, biên soạn, biên dịch giáo trình, tài liệu giảng dạy và học tập, viết báo, viết bài đăng trên tạp chí khoa học, kỷ yếu, báo cáo chuyên đề, tham luận, tham dự hội đồng khoa học, hƣớng dẫn SV NCKH, sáng chế, sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp hữu ích,…
Sử dụng các tiêu chí theo số và chất lƣợng để đánh giá hiệu suất NCKH. Chuẩn về số lƣợng đƣợc đƣợc xác định bằng số lƣợng sách, bài báo đăng tải trên các tạp chí có uy tín khoa học, các bài thuyết trình, các chứng chỉ và bằng cấp sáng chế. Chuẩn về chất lƣợng thƣờng đƣợc xác định bằng số lƣợng các trích dẫn, số công trình đƣợc các tổ chức đánh giá NCKH công nhận, xếp loại, các danh hiệu cao quý và các chức năng trong xã hội đƣợc biết, các giải thƣởng khoa học, các giấy mời dự các hội nghị khoa học quốc tế, sự tham gia vào các Hội đồng khoa học có uy tín...
1.5.2. Lựa chọn và sắp xếp các minh chứng
Nguồn cung cấp minh chứng để đánh giá hoạt động nghiên cứu của giảng viên bao gồm: bản thân GV; các đồng nghiệp trong và ngoài trƣờng; các nhà quản lý các cấp; các tổ chức xã hội, các đơn vị NCKH mà giảng viên tham gia. Các minh chứng hoạt động NCKH của GV bao gồm những tổng kết về các hoạt động nghiên cứu, các sản phẩm nghiên cứu, các thành tích nghiên cứu nổi bật của GV và những minh chứng do những ngƣời tham gia đánh giá hoạt động NCKH của giảng viên cung cấp.
Các minh chứng sẽ đƣợc sắp xếp theo các tiêu chí nhất định. Các tiêu chí này bao gồm: tính tin cậy, tính hợp lệ, tính công bằng và hiệu quả xã hội.
1.5.3. Sử dụng minh chứng
Ngƣời sử dụng các minh chứng đánh giá trƣớc hết là bản thân giảng viên, những minh chứng này giúp họ tự điều chỉnh hoạt động NCKH của bản thân mình. Tiếp đó cán bộ quản lý sử dụng các minh chứng để đƣa ra những kết luận mà cả hai bên CBQL và GV cùng chấp nhận đƣợc. Kết luận vừa có giá trị giúp cho mỗi giảng viên có đƣợc những tiến bộ mới trong NCKH của mình, đồng thời phục vụ cho việc nâng cao chất lƣợng hoạt động nghiên cứu nói riêng, hoạt động đào tạo nói chung của trƣờng ĐH, CĐ.