9. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực trạng hoạt động NCKH của giảng viên Đại học Hồng Bàng TP.HCM
2.2.1. Về quan điểm và tổ chức quản lý công tác NCKH
2.2.1.1. Bộ phận quản lý NCKH
Trƣờng ĐH Hồng Bàng TP.HCM phấn đấu trở thành trƣờng đại học định hƣớng nghiên cứu; một trong những trung tâm NCKH và chuyển giao công nghệ hàng đầu khu vực TP.HCM và của cả nƣớc. Các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao KH&CN của trƣờng đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới cơ
bản và toàn diện của giáo dục đại học, đồng thời đáp ứng kịp thời công cuộc đổi mới khoa học kỹ thuật, trong quá trình phát triển của đất nƣớc.
Bộ phận quản lý NCKH là Hội đồng khoa học - Đào tạo các cấp, cá nhân và các đơn vị trực thuộc Trƣờng trong việc thực hiện đề tài NCKH. Cụ thể: 1/Hội đồng Khoa học - Đào tạo trƣờng; 2/Lãnh đạo các đơn vị và các Hội đồng Khoa học - Đào tạo trực thuộc trƣờng; 3/Chủ nhiệm đề tài; 4/Phòng Quản lý Khoa học - Sau đại học và Hợp tác Quốc tế; 5/ Phòng Hành chính Tổ chức; 6/Phòng Kế hoạch Tài chính và Phòng Quản trị Thiết bị.[6]
2.2.1.2. Hệ thống tổ chức đề tài nghiên cứu trong ĐH Hồng Bàng
Xây dựng hệ thống tổ chức và qui chế xét chọn, quản lý và đánh giá các đề tài khoa học
Hệ thống các đề tài nghiên cứu KH&CN của Đại học Hồng Bàng đƣợc tổ chức thành 5 loại: [10; 20]
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở (khoa): thời gian từ 1 đến 2 năm. Loại đề tài này do trƣờng, khoa quản lý (tuyển chọn theo dõi và đánh giá) với mục đích là tiến hành các nghiên cứu thăm dò và duy trì hoạt động nghiên cứu thƣờng xuyên trong đội ngũ CB, GV giảng dạy.
Đề tài nghiên cứu khoa học trường: thời gian từ 1 đến 2 năm. Loại đề tài này do ĐH Hồng Bàng xét duyệt nhƣng giao cho các đơn vị quản lý, cũng có mục đích tƣơng tự nhƣ loại đề tài trên nhƣng cao hơn một mức.
Đề tài nghiên cứu khoa học đặc biệt (gọi tắt là đề tài đặc biệt):
cấp Đại học Hồng Bàng, thời gian từ 1 đến 2 năm.
Đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm (gọi tắt là để tài trọng điểm)cấp Đại học Hồng Bàng, thời gian từ 1 đến 2 năm.
Đề tài NCKH do ĐH Hồng Bàng trực tiếp tuyển chọn, quản lý và nghiệm thu, nhằm tập trung đầu tƣ vào các hƣớng NCKH, công nghệ ƣu tiên của Nhà nƣớc, của ĐH Hồng Bàng và xây dựng các tập thể NC mạnh, liên ngành, có khả năng thu hút nguồn đầu tƣ sau NC, có khả năng hợp tác trong nƣớc và quốc tế, và đặc biệt là khả năng ứng dụng thực tế cao.
Dự án sản xuất thử- thử nghiệm: cấp Đại học Hồng Bàng thời gian từ 1 đến 2 năm. Các dự án sản xuất thử - thử nghiệm nhằm triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tế đời sống để hoàn thiện qui trình công nghệ trƣớc khi triển khai ở qui mô lớn.
Tất cả những loại đề tài này đều có tiêu chí và qui trình xét chọn chặt chẽ với các chỉ tiêu đánh giá chi tiết. Mỗi đề cƣơng đề tài đều đƣợc gửi đi lấy nhận xét của các phản biện kín từ các cơ quan ngoài đơn vị và đƣợc hội đồng ngành, liên ngành thẩm định, đánh giá trƣớc khi đƣợc lãnh đạo Đại học Hồng Bàng phê duyệt và đƣa vào kế hoạch khoa học, công nghệ chính thức. Cán bộ, GV của Đại học Hồng Bàng còn chủ trì hoặc tham gia thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên, các đề tài thuộc các chƣơng trình khoa học & công nghệ Nhà nƣớc, các Bộ, ngành, địa phƣơng hay các tổ chức tƣ nhân và các đề tài/ dự án hợp tác quốc tế.
Xây dựng các đơn vị nghiên cứu và sự hợp tác với các cơ sở nghiên cứu và sản xuất dịch vụ ngoài Đại học Hồng Bàng
ĐH Hồng Bàng đã thành lập 4 viện, 8 trung tâm nghiên cứu trực thuộc ĐH Hồng Bàng hoặc liên kết các đơn vị trong và ngoài trƣờng. Những viện và trung tâm này đƣợc đầu tƣ trang thiết bị để tổ chức nghiên cứu một số lĩnh vực quan trọng nhƣ công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng, nghiên cứu phát triển giáo dục và đảm bảo chất lƣợng đào tạo v.v.
Bên cạnh đó, Hồng Bàng còn liên kết với các trƣờng đại học khác nhằm tăng cƣờng tiềm năng và mở rộng địa bàn đào tạo và NCKH. Từ tháng 2 năm 2000, ĐH Hồng Bàng và Đại học ngoại ngữ Osaka (Nhật) đã chính thức ký kết văn bản hợp tác về đào tạo NCKH. Năm 2008 ký kết văn bản hợp tác về đào tạo nghiên cứu khoa học với Thái Lan, Hàn Quốc; 2009 với Malaysia, 2010 với Đài Loan; năm 2011 với Hungary. Đây là một sáng tạo mới của Hồng Bàng với các trƣờng, mở ra một giai đoạn mới cho sự nghiệp giáo dục đại học của các bên liên quan. [5; 6]
Hoạt động KH&CN của Trƣờng ĐH Hồng Bàng đƣợc triển khai trên cơ sở các văn bản hƣớng dẫn của Bộ GD&ÐT cũng nhƣ các ban ngành của TP. HCM, phù hợp với sứ mạng nghiên cứu và phát triển của trƣờng. Quản lý hoạt động NCKH theo Chỉ thị 296/CT-TTg ngày 27/02/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ và Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 của Ban cán sự Đảng Bộ GD&ÐT về đổi mới quản lý giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2010-2012. Triển khai Hƣớng dẫn số 1242/BGDĐT-VP ngày 12/03/2010 của Bộ trƣởng Bộ GD&ÐT về «Hƣớng dẫn tổ chức thảo luận, quán triệt Chỉ thị 296/CT-TTg ngày 27/02/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ và Nghị quyết số 05- NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 của Ban cán sự Đảng Bộ GD&ÐT về đổi mới quản lý GDĐH Việt Nam giai đoạn 2010-2012». Thông tƣ số 22/2011/TT- BGD&ĐT ngày 30/5/2011 của Bộ Trƣởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định về hoạt động KH&CN trong các cơ sở giáo dục Đại học.
Hàng năm, trƣờng đều chủ động gửi thông báo về việc xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động NCKH đến các phòng, ban, khoa... Đây là cơ sở để nhà trƣờng tiến hành xây dựng kế hoạch chi tiết về hoạt động KH&CN cho năm. Công tác triển khai thực hiện đề tài NCKH đƣợc tiến hành theo qui trình, thủ tục thực hiện đề tài NCKH các cấp.
Bên cạnh đó, Trƣờng chủ động xây dựng hệ thống văn bản quy định về qui trình thực hiện NCKH trên cơ sở các văn bản liên quan của Bộ Giáo GD&ÐT và luật KH&CN nhằm giúp các đề tài thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lƣợng cho ngƣời nghiên cứu. Nhờ có sự khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho CB, GV tham gia các hoạt động NCKH, hàng năm Đại học Hồng Bàng có nhiều đề tài NCKH đƣợc đăng ký và thực hiện.