9. Kết cấu của luận văn
1.4. Tổ chức NCK Hở trƣờng đại học một số nƣớc
1.4.1. Tổ chức NCKH đại học ở Mỹ
Ở Mỹ cũng nhƣ các nƣớc Tây Âu, NCKH đƣợc triển khai và áp dụng rộng rãi tại các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu. Hệ thống các trƣờng đại học ở Mỹ không những là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, mà còn là các trung tâm nghiên cứu quan trọng nhất. Ở đây chủ yếu nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu phát triển công nghệ mũi nhọn.[15; 23]
Ở các trƣờng Đại Học đào tạo, Đại Học nghiên cứu (Hoa Kỳ) việc giảng dạy đƣợc xem trọng nhất, nhƣng nghiên cứu khoa học và các hoạt động sáng tạo khác đóng vai trò quan trọng khi xét để trở thành chính thức (tenure) và khi xét thăng bậc (promotion). Kết quả NCKH, thể hiện chủ yếu là qua các bài báo đƣợc công bố ở các tạp chí ngành và các báo cáo mời ở các hội nghị lớn, đóng vai trò rất quan trọng, hầu nhƣ quyết định, đối với việc trở thành giáo sƣ chính thức và để thăng bậc.
Các trƣờng đại học tiên tiến trên thế giới đều đánh giá cao vai trò nghiên cứu của giảng viên. Chẳng hạn Đại học Concordia, Canada, quy định giảng viên phải dành 50% thời gian cho hoạt động nghiên cứu và 50% để giảng dạy; trƣờng Đại học Chinan, Đài Loan cũng quy định ba nhiệm vụ của giảng viên, theo thứ tự ƣu tiên: 1) nghiên cứu, 2) giảng dạy, 3) phục vụ sinh viên. Các trƣờng Đại học Havard, Stanford, California - Berkeley, Cambridge… đều đƣợc xếp hàng đầu thế giới nhờ vào thế mạnh NCKH.
1.4.2. Tổ chức NCKH đại học ở Singapore
Chỉ trong vài năm gần đây, Singapore – một đảo quốc nhỏ với khoảng hơn 5 triệu dân đã trở thành gần nhƣ là “thiên đƣờng” cho các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nƣớc. [10; 38]
Theo Giám đốc học viện quốc gia Singapore, ông Lee Sing Kong lƣu ý rằng nghiên cứu phải ngang bằng giảng dạy. Ở trƣờng NIE, Singapore có ba cột để đánh giá GV đại học: Nghiên cứu – Giảng dạy – Hoạt động khác. Một trƣờng phải có đội ngũ những ngƣời nghiên cứu để nâng cao chất lƣợng giảng dạy. Đào tạo và NCKH là hai vấn đề cốt lõi của trƣờng đại học. Ngƣời lãnh đạo phải biết huy động mọi thành viên trong trƣờng cùng làm, cùng suy nghĩ để thực hiện đƣợc mục đích nâng cao chất lƣợng giáo dục.
Theo tờ báo Pháp Le Monde, vào những năm 2000, Chính phủ Singapore đã chú trọng đầu tƣ nhiều vào KH&CN với tham vọng biến đảo quốc này thành một xã hội tri thức, phù hợp với nền “kinh tế tri thức”.
Nhờ tăng trƣởng luôn ở mức hai con số, Singapore đã tăng gấp đôi ngân sách cho nghiên cứu: từ 1,34% tổng sản phẩm quốc nội năm 1996 lên
2,65% GDP năm 2008, một mức chi còn cao hơn của Pháp. Hiện ngân sách cho NC của Singapore vẫn tiếp tục tăng đều, và chính phủ Singapore đặt mục tiêu là đạt mức 3% GDP, ngang ngửa với các nƣớc có mức chi cho khoa học cao nhất nhƣ Nhật Bản, Thụy Điển, Hàn Quốc, Phần Lan.…[7]
Những trƣờng đại học lớn của Singapore đã lọt vào top các đại học hàng đầu tại châu Á, đứng sau cƣờng quốc Nhật Bản và trên Trung Quốc. Hai trƣờng đại học danh tiếng nhất của Singapore là Đại học Công nghệ Nanyang và Đại học quốc gia Singapore. Trong vòng sáu năm, lƣợng nghiên cứu sinh đến ghi danh tại NTU và số lƣợng các công trình nghiên cứu đƣợc đăng tải đã tăng gấp 4 lần.