Quan hệ Hoa Kỳ Cuba trong giai đoạn cấm vận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hoa kỳ cuba (1992 2016) (Trang 29 - 34)

1.2.2 .Cuba

2016

2.1. Quan hệ Hoa Kỳ Cuba trong giai đoạn cấm vận

2.1.1. Quan hệ an ninh – chính trị

Từ sau Chiến tranh lạnh, quan hệ Hoa Kỳ - Cuba tiếp tục căng thẳng. Mối quan hệ hai nước ngày càng trở nên xấu đi khi lực lượng quân đội Cuba bắn rơi 2 máy bay của một nhóm người Cuba sống lưu vong chống Chính phủ Cuba ở Hoa Kỳ ngày 24/2/1996. Ngay sau sự kiện này, Quốc hội Hoa Kỳ và cựu Tổng thống Bill Clinton đã thông qua Đạo luật về sự đoàn kết dân chủ và nền tự do Cuba hay còn được gọi là Đạo luật Helms – Burton, theo đó thắt chặt lệnh cấm vận và tìm cách trừng phạt quốc tế chống lại chế độ Cuba trong nỗ lực nhằm lật đổ Castro và mang nền dân chủ đến quốc đảo này.

Mối quan hệ này trở nên căng thẳng hơn sau khi George W. Bush đắc cử Tổng thống. Chính quyền George W. Bush tuyên bố Cuba là một trong số các quốc gia vẫn còn tồn tại chế độ chuyên chế. John R. Bolton, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cũng lên án Cuba về việc duy trì chương trình chế tạo vũ khí sinh học, ông coi Cuba như một thành viên trong “trục ma quỷ kề cận”, ám chỉ quan hệ của Cuba với một số quốc gia kẻ thù như Libya, Iran và Syria. Nhưng Chính phủ Cuba đã bác bỏ tất cả các lời tuyên bố này và đáp trả bằng cách buộc tội Hoa Kỳ dính líu vào việc tài trợ cho khủng bố chống lạiCuba.

Năm 2003, Hoa Kỳ thành lập “Ủy ban vì một Cuba tự do” với mục đích tìm ra phương pháp thúc đẩy quá trình dân chủ ở Cuba. Ủy ban này ngay lập tức đưa hàng loạt các biện pháp như: siết chặt lệnh cấm vận du lịch, ngăn chặn và trừng phạt việc chuyển tiền về Cuba, tiến hành nhiều chiến dịch thông tin mạnh mẽ trực tiếp nhằm vào Cuba. Kể từ năm 2005, dưới sự chủ trì của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice, Ủy ban này luôn tìm cách hợp nhất các chính sách về Cuba với tất cả các cơ quan của chính phủ liên bang. Tháng 4/2006, Tổng

quá độ, cung cấp khoản ngân sách trị giá 59 triệu USD nhằm đẩy mạnh việc thay đổi chính quyền Cuba thành chính quyền dân chủ.

Hoa Kỳ và Cuba vẫn chưa tìm được cách giải quyết ổn thỏa đối với một số vấn đề gây căng thẳng cho mối quan hệ hai nước. Một trong số đó là vấn đề Vịnh Guantanamo. Guantanamo là môt hải cảng nước sâu tự nhiên, có thể tiếp nhận tàu cỡ lớn. Người châu Âu đặt chân lên đây sớm nhất là Christopher Columbus (1451-1506). Ba thế kỷ sau, người Anh đổ bộ và xây dựng căn cứ tại Guantanamo,nhưng về sau Guantanamo cùng toàn bộ quốc đảo Cuba trở thành thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha. Năm 1903, Tổng thống Cuba khi đó và Chính phủ Hoa Kỳ ký “Hiệp định của các Bến than và Hải quân” theo đó Hoa Kỳ được dành quyền xây dựng căn cứ quân sự tại Guantanamo. Năm 1934, Hoa Kỳ và Cuba ký hiệp ước cho phép căn cứ quân sự Guantanamo của Hoa Kỳ tồn tại vô thời hạn, theo hình thức thuê đất, nếu Cuba muốn thu hồi lãnh thổ lãnh thổ này của mình thì phải đàm phán với Hoa Kỳ. Theo hiệp định, mỗi năm phía Hoa Kỳ trả cho Cuba 2.000 USD tiền thuê đất và nước. Vào đầu những năm 1960, nước Cộng hòa Cuba dưới sự lãnh đạo của Fidel Castro, với chủ trương không chấp nhận những gì xảy ra tại một phần trên lãnh thổ của mình đã quyết định không tiếp tục nhận số tiền mang tính tượng trưng trên. Hoa Kỳ và Cuba cắt đứt quan hệ ngày 3/1/1961 theo quyết định của Tổng thống Hoa Kỳ lúc đó là Dwight Eisenhower ngay trước lễ nhậm chức của Tổng thống kế nhiệm John.F Kennedy ngày 20/1/1961. Căn cứ Quantanamo được chia làm hai phần riêng biệt: Một sân bay và một căn cứ chính. Sứ mệnh chính của vịnh Quantanamo là phục vụ như một căn cứ hậu cần chiến lược cho Hạm đội Hải quân của Hoa Kỳ ở Đại Tây Dương và hỗ trợ các hoạt động chống buôn bán ma túy ở khu vực Caribe. Từ năm 2002, căn cứ hải quân này còn chứa thêm một nhà tù quân sự - trại giam vịnh Quantanamo, dành cho những người tham chiến bị bắt ở Afghanistan và sau đó là Iraq.

Song song với những căng thẳng đối đầu trong quan hệ hai nước, bước sang thiên niên kỷ mới, cả Hoa Kỳ và Cuba đều hi vọng vào một giai đoạn hòa

bình, hợp tác, tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỳ của Liên hợp quốc tháng 9/2000, Fidel Castro và Bill Clinton đã nói chuyện và bắt tay nhau – điều này ngay sau đó được Tổng thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan bình luận: “Sự kiện Tổng thống Hoa Kỳ và Cuba lần đầu tiên bắt tay sau hơn 40 năm, theo tôi, là một thành tựu lớn có tính bước ngoặt”[51]

Năm 2004, cựu Tổng thống Jimmy Carter đã trở thành chính trị gia cấp cao nhất của Hoa Kỳ được mời tới Cuba sau cuộc cách mạng Cuba năm 1959. Năm 2006, một phái đoàn Quốc hội Hoa Kỳ đã tới thủ đô Havana với mục đích thúc đẩy việc chấm dứt 4 thập kỷ thù địch giữa hai nước. Chuyến đi này diễn ra chỉ trong hai tuần sau khi chính phủ Cuba tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Hoa Kỳ trên cơ sở công bằng và bình đẳng. Chuyến đi cũng diễn ra sau khi đảng Dân chủ Hoa Kỳ giành quyền kiểm soát Quốc hội lần đầu tiên kể từ năm 1994, một sự thay đổi về chính trị có thể ảnh hưởng tích cực đối với việc nới lỏng lệnh cấm vận của Hoa Kỳ đối với Cuba. Mặc dù chính quyền của Tổng thống Bush đã siết chặt các biện pháp trừng phạt chống Cuba nhằm lật đổ chính phủ nước này, nhưng nhiều người thuộc đảng Dân chủ và một số người thuộc đảng Cộng hòa theo đường lối trung dung nhận định chính sách trên không thực sự có tác dụng. Họ cho rằng việc tăng cường thương mại và du lịch sang Cuba là cách tốt nhất để tác động tới tương lai của quốc đảo này. Ngày 19/2/2008, hơn 100 Hạ nghị sỹ Hoa Kỳ đã ký tên vào một bức thư gửi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Codoleezza Rice yêu cầu chính quyền Bush xem lại chính sách bao vây cấm vận đối với Cuba. Đối với người dân Hoa Kỳ, sự kiện Chủ tịch Fidel Castro từ chức cũng giống như việc Chính phủ Cuba đang chuyển sang một hình thức mới. Các Hạ Nghị sĩ Hoa Kỳ cho rằng các chính sách bao vây cấm vận của Hoa Kỳ đối với Cuba không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho cả hai nước. Bên cạnh đó, việc phát hiện ra một lượng dầu khí lớn ở Cuba cùng với nền kinh tế của Cuba ngày càng phát triển cũng làm cho thái độ người Hoa Kỳ thay đổi. Rất nhiều các cuộc tranh luận đã được diễn ra ngay trong Quốc hội Hoa Kỳ bàn về việc liệu đã đến lúc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận để tạo điều kiện cho các công

dầu và khí đốt đang leo thang trước nhu cầu gia tăng và nguy cơ bùng nổ chiến tranh ở Trung Đông.

Về phía Cuba, trước sự chống phá mạnh mẽ từ phía Hoa Kỳ trong giai đoạn này, chính phủ Cuba khẳng định đất nước vẫn đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời kêu gọi sự giúp đỡ, hợp tác từ các quốc gia Mỹ Latinh cũng như một số tổ chức quốc tế trên thế giới.

Một cuộc khủng hoảng vào thập niên 1990 liên quan tới vấn đề người Cuba di tản, làm kìm hãm nỗ lực bình thường hóa quan hệ Hoa Kỳ - Cuba. Do thiếu thốn lương thực và mất điện triền miên, nhiều cuộc biểu tình tại Cuba đã diễn ra vào tháng 8/1994. Rất nhiều người dân Cuba đã di tản sang Hoa Kỳ bằng các tàu bè không an toàn, dẫn đến kết quả có nhiều người chết. Trước tình hình trên, tháng 11/1994 và tháng 5/1995, Hoa Kỳ và Cuba đã ký kết “Hiệp định di tản” với mục tiêu hợp tác nhằm đảm bảo trật tự, an ninh, luật pháp đối với việc di cư tới Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ đã cho phép 20.000 người Cuba di tản sang Hoa Kỳ. Tuy nhiên vào tháng 5/2004, Hoa Kỳ lại ban hành những chính sách liên quan tới vấn đề kiều dân nhằm bóp nghẹt nền kinh tế cũng như gây mất ổn định chính trị tại Cuba. Theo đó, Hoa Kỳ giảm lượng kiều hối mà mỗi người Hoa Kỳ gốc Cuba gửi về cho thân nhân là 300 USD/quý xuống còn 100 USD/quý, hạn chế số lần về thăm nước của các kiều dân Cuba định cư tại Hoa Kỳ. Hoa Kỳ còn đề ra các biện pháp khác chống Cuba như cho tăng cường các chương trình phát thanh và truyền hình do Chính phủ Hoa Kỳ lập nên nhằm kích động bạo loạn ở Cuba, ủng hộ các phần tử đối lập ở Cuba, đồng thời kêu gọi các nước khác cô lập Cuba, cắt đứt mọi quan hệ với Cuba.

Bên cạnh đó, nhằm chống phá Nhà nước Cuba, chính phủ và các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã tìm mọi cách mua chuộc, dụ dỗ những bác sĩ Cuba đi làm nghĩa vụ quốc tế để họ chốn sang Hoa Kỳ. Chính sách này đã mang lại rất nhiều hậu quả cho Nhà nước Cuba [21]. Thứ nhất, làm suy yếu khả năng điều hành và quản lý đất nước của Cuba, bởi khi đó không những tiếng tăm của Cuba trên trường quốc tế bị suy giảm mà nguy hiểm hơn là ở trong nước Chính phủ sẽ bị

mất niềm tin với dân chúng, cuối cùng là dẫn đến bạo động và chính biến với chính quyền Cuba. Thứ hai, phá hoại hình tượng quốc tế của Cuba trong khu vực và trên trường quốc tế. Nếu có rất nhiều bác sĩ Cuba đào tẩu đến Hoa Kỳ sẽ làm cho cộng đồng quốc tế có ấn tượng không tốt đối với Chính phủ Cuba, làm giảm tính hợp pháp về chính trị của chính quyền Cuba với cộng đồng quốc tế.

Thứ ba, tranh giành nguồn nhân tài của Cuba, do trình độ y tế của Cuba phát triển, vì vậy, Hoa Kỳ muốn tạo ra làn sống tị nạn chính trị do các bác sĩ và nhân viên y tế của Cuba để đưa họ sang Hoa Kỳ định cư , qua đó trực tiếp lợi dụng trình độ và tay nghề của họ. Thứ tư, Hoa Kỳ muốn thông qua việc mua chuộc các bác sĩ, chuyên gia y tế Cuba để thu thập các tin tức liên quan đến tình trạng sức khỏe của Chủ tịch Raul Castro và các nhà lãnh đạo khác của Cuba, từ đó cung cấp những thông tin cần thiết cho CIA và các cơ quan tình báo khác của Hoa Kỳ trong kế hoạch hành động nhằm vào các nhà lãnh đạo Cuba.

Trước những hành động chống phá của Hoa Kỳ, Cuba cũng đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm giải quyết vấn đề kiều dân Cuba. Kể từ ngày 1/6/2004, Chính phủ Cuba đã thực hiện chính sách đơn giản hóa thủ tục hải quan do kiều dân Cuba muốn quay trở về đất nước, thực tiễn miễn thị thực nhập cảnh đối với kiều dân về nước nếu họ có hộ chiếu hợp lý [22]. Ngày 19/3/2008, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Felipe Perez Roque đã tái khẳng định việc bình thường hóa quan hệ giữa chính phủ và cộng đồng Cuba nhập cư ở nước ngoài là một quá trình liên tục và không thể đảo ngược. Hơn nữa, Chính phủ Cuba cũng chủ trương duy trì mục tiêu tạo mọi điều kiện thuận lợi để gia đình và người thân của người nhập cư ở nước ngoài đang ở trong nước thường xuyên liên hệ và tiếp xúc lẫn nhau.

Cuộc điều tra dân số Hoa Kỳ năm 1990 đã ghi nhận có 1.043.932 người gốc Cuba ở Hoa Kỳ, đến năm 2000, số người Cuba ở Hoa Kỳ đã tăng lên 1.242.685 người chiếm 0,4% dân số Hoa Kỳ. Theo số liệu chính thức của Hoa Kỳ, trong số 22.162 người Cuba nhập cư vào Hoa Kỳ từ tháng 10/2013 tới tháng 9/2014, có 4.703 người đi bằng đường không tới Miami và 17.459 người

đi bằng đường bộ qua biên giới Hoa Kỳ - Mexico. Trong suốt vài thập kỷ qua, Hoa Kỳ luôn theo đuổi chính sách cấm vận và chống phá Cuba gây nhiều bất đồng trong các tầng lớp nhân dân Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế. Trong khi Hoa Kỳ không ngừng tìm cách phá hoại Nhà nước Cuba thông qua những chính sách mua chuộc, dụ dỗ người Cuba rời bỏ Tổ quốc thì Cuba vẫn kiên trì tạo mọi điều kiện giúp đỡ kiều dân Cuba, góp phần quan trọng vào quá trình bình thường hóa quan hệ giữa chính phủ và kiều dân Cuba ở nước ngoài. Nhìn chung, các hành động chống phá Cuba của Hoa Kỳ đều bị các quốc gia khác trên thế giới phản đối mạnh mẽ. Trước những làn sống tấn công của Hoa Kỳ, Nhà nước Cuba vẫn luôn tìm cách phản ứng linh hoạt và đưa ra những chính sách có lợi cho người dân của mình ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hoa kỳ cuba (1992 2016) (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)