Xu hướng mối quan hệ Hoa Kỳ Cuba

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hoa kỳ cuba (1992 2016) (Trang 65 - 69)

Chƣơng 3 : TRIỂN VỌNG QUAN HỆ HOA KỲ CUBA

3.2. Xu hướng mối quan hệ Hoa Kỳ Cuba

Tuyên bố chung của Hoa Kỳ - Cuba đã mở ra một trang mới trong lịch sử quan hệ đầy sóng gió. Nó được minh chứng bởi việc hai bên đã nỗ lực tiến hành các cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ. Tuy chưa đạt được kết quả như mong muốn do sự thù địch kéo dài quá lâu nhưng đây lại chính là cơ hội cho Hoa Kỳ và Cuba tiếp tục các vòng đàm phán để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. Việc Hoa Kỳ nới lỏng các hạn chế về kinh tế , tài chính và đi lại đối với Cuba đang tạo ra một tương lai gia tăng nền kinh tế của quốc đảo này sẽ chuyển biến sang hệ thống dân chủ - tự do và hướng tới thị trường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tại Cuba. Hoa Kỳ có thể giành lấy các lợi ích như kinh tế và chính trị từ việc hai nước bình thường hóa quan hệ. Cùng với việc quan hệ hai nước ấm lên, các cá nhân và doanh nghiệp của Hoa Kỳ đều có thể hưởng lợi nhiều hơn. Người dân Hoa Kỳ có thể đến Cuba du lịch, theo dự đoán của nhiều công ty du lịch Hoa Kỳ, số lượng du khách Hoa Kỳ có thể tăng nhanh chóng, đem đến thu nhập khả quan cho ngành du lịch Cuba. Người dân Cuba có thể mở thẻ tín dụng ở địa phương, ngân hàng của Hoa Kỳ có thể mở tài khoản trong cơ quan tài chính Cuba, xuất khẩu của các doanh nghiệp Hoa Kỳ sang các địa phương cũng trở nên dễ dàng hơn. Việc chấm dứt lệnh cấm vận này sẽ tạo điều kiện cho người Cuba quản lý tài sản bằng đồng USD tại các ngân hàng Hoa Kỳ và các chi nhánh của họ ở nước ngoài và từ các thể chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế. Cuba là quốc gia lớn nhất ở vùng Caribe, một số cảng biển và cơ sở hạ tầng của nước này tương đối đầy đủ, đem đến khả năng các công ty của Hoa Kỳ tiến vào thị trường Cuba. Trên thực tế, sự trừng phạt kinh tế của Hoa Kỳ đối với Cuba cũng khiến cho Hoa Kỳ bị tổn thất nặng nề. Một mặt, theo dự tính của Phòng Thương mại Hoa Kỳ (USCC), trừng phạt kinh tế khiến cho tiêu thụ và xuất khẩu của Hoa Kỳ tổn thất 1,2 tỷ USD/năm và theo tính toán của “Qũy chính sách Cuba”, trừng phạt kinh tế khiến cho kinh tế Hoa Kỳ tổn thất 3,6 tỷ USD/năm. Mặt khác, trừng phạt kinh tế khiến cho người dân Hoa Kỳ không thể kịp thời giành được các sản phẩm có tính đột phá trong ngành y của Cuba như thuốc chữa bệnh viêm võng mạc sắc tố, vacine ung thư phổi hay như thuốc xóa bỏ lây nhiễm giang mai, HIV qua

đường từ mẹ sang con…Vì vậy, sau khi dỡ bỏ lệnh trừng phạt Hoa Kỳ có thể giành được những lợi ích từ thế mạnh về y tế của Cuba. Cuba có 50.000 nhân viên y tế tham gia các dự án chăm sóc sức khỏe tại 68 quốc gia, một nửa trong số đó là bác sĩ.

Các năng lực công nghệ, khoa học và nghiên cứu, vị trí chiến lược của Cuba đối với thương mại và vận tải quốc tế sẽ tạo ra môi trường tốt hơn cho sự hội nhập của Cuba vào các hệ thống thương mại và đầu tư của khu vực và thế giới. Sau chuyến thăm của Tổng thống Hoa kỳ Obama sang thăm Cuba vào tháng 3 vừa qua, có rất nhiều các CEO của các công ty công nghệ hàng đầu Hoa Kỳ đã giới thiệu những công nghệ mới, những sáng kiến kinh doanh và cùng nhau hợp tác. Cuba đã chính thức được mở cửa và các công ty công nghệ như Google, Airbnb, Paypal hay hãng máy in Xerox Corp là những công ty đầu tiên nhảy vào thị trường lạ lẫm này. CEO Dan Schulman của Paypal sẽ bắt đầu cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử tại Cuba thông qua Xoom, đây là một công ty chuyển tiền quốc tế mà Paypal từng mua lại vào năm 2015.

Sự kiện Hoa Kỳ - Cuba bình thường hóa quan hệ không chỉ có ý nghĩa quan trọng trên bình diện quan hệ song phương, mà còn tạo ra tác động chiến lược mang tầm quốc tế. Sau hai năm đàm phán gồm 7 phiên chính thức và trải qua nhiều chông gai, Cuba và Liên minh châu Âu (EU) ký thỏa thuận về Đối thoại chính trị và hợp tác được gọi là Hiệp định bình thường hóa quan hệ song phương. Năm 2003, EU chính thức đình chỉ quan hệ với Cuba khi châu Âu cáo buô ̣c nước này có những đô ̣ng thái ha ̣n chế truyền thông và xã hô ̣i dân sự . Sau nhiều nỗ lực của cả hai bên, dựa trên nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, EU và Cuba đã nối lại quan hệ ngày 12/3/2016 ngay trước thời điểm Tổng thống Obama sang thăm Cuba trong tháng 3 vừa qua. Nhưng trước đó, kể từ sau cuộc đàm phán đầu tiên tháng 4/2014, đến nay EU đã hỗ trợ cho Cuba 110 triệu USD để phát triển nông nghiệp bền vững cùng các mục tiêu kinh tế khác. Việc bình thường hóa quan hệ Hoa Kỳ - Cuba cùng sự hứa hẹn phát triển kinh tế trên quốc đảo này đã thu hút sự quan tâm của dư luận EU. Bởi trước ngày

11/3/2016, Cuba là nước duy nhất tại Mỹ Latinh chưa ký thỏa thuận trên với EU dù đã có mối quan hệ kinh tế, thương mại với 15 quốc gia thành viên của khối. Lâu nay, nhiều quốc gia thành viên EU vẫn duy trì quan hệ song phương và coi Cuba là đối tác thương mại quan trọng. Một số thành viên EU còn cảnh báo nếu không bình thường hóa quan hệ với Cuba, các doanh nghiệp EU có thể gặp bất lợi trong cạnh tranh với Hoa Kỳ tại thị trường này. Hiện EU là đối tác thương mại thứ hai, nhà đầu tư lớn nhất và thị trường du lịch lớn thứ ba của Cuba. Trao đổi thương mại của EU với Cuba đã đạt hơn 2 tỷ Euro, trong đó xuất khẩu Cuba đạt 462 triệu Euro. Đây chính là cơ hội lớn để quốc đào Caribe mở cánh cửa hội nhập với thế giới.

Bên cạnh đối tác lớn EU, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba của Cuba chiếm 12,7 % tổng kim ngạch thương mại của Cuba, chỉ đứng sau Venezuela và Liên minh châu Âu (EU). Sau khi quan hệ Hoa Kỳ - Cuba ấm dần lên chắc chắn sẽ cải thiện môi trường thương mại và đầu tư của Cuba, các doanh nghiệp của Trung Quốc sẽ có nhiều cơ hội và điều kiện để tìm hiểu và đầu tư vào Cuba nhiều hơn. Đồng thời Cuba cũng cần phải thu hút các nhà đầu tư của Trung Quốc cũng như các quốc gia khác để thúc đẩy kinh tế trong nước. Ngoài Trung Quốc và Hoa Kỳ, các nước phương Tây “kém miếng khó chịu” đã liên tiếp “đổ bộ” lên Cuba , chia nhau lợi ích từ quá trình cải cách của Cuba. Chính phủ Cuba cho biết đã nhận được hơn 72 đơn đề nghị của các công ty nước ngoài xin đầu tư vào khu phát triển đặc biệt Mariel (ZEDM) sau khi giai đoạn một mở rộng khu cảng Mariel được hoàn thành, ZEDM nằm cách thủ đô Havana khoảng 50km về phía Tây và được coi là một trọng điểm thúc đẩy phát triển kinh tế Cuba sau khi đi vào hoạt động chính thức . Các lĩnh vực được công ty nước ngoài quan tâm khi đầu tư vào Cuba gồm công nghiệp nhẹ, đóng hộp và đóng gói thành phẩm, hóa học và luyện kim, nguyên vật liệu xây dựng và dược phẩm. Trong thời gian gần một năm sau khi Hoa Kỳ - Cuba bình thường hóa quan hệ các chính trị gi và quan chức cấp cao của nhiều nước phương Tây như Tổng thống Pháp Francois Hollade, Bộ trưởng Thương mại Tây Ban Nha Jaime

dẫn đoàn đại diện kinh tế thương mại liên tiếp đến thăm Cuba, mục đích của họ ngoài theo sau tiến độ của Hoa Kỳ tăng cường phát triển quan hệ song phương và còn mong muốn “dẫn đường” cho các doanh nghiệp để chiếm thị trường Cuba. Hãng hàng không Iberia và tập đoàn khách sạn quốc tế Melia của Tây Ban Nha, tập đoàn dầu khí Total, hãng hàng không Air France và tập đoàn vận tải biển CMA CGM của Pháp đều đã bày tỏ mong muốn, khi mà thời cơ thích hợp sẽ ồ ạt tiến vào thị trường Cuba.

Có thể khẳng định rằng, trong giai đoạn 1992 - 2016, quan hệ Hoa Kỳ - Cuba có nhiều biến động sâu sắc. Hai nước đã chuyển từ thế thù địch sang quan hệ đối tác bình thường. Với những tiền đề mới, quan hệ Hoa Kỳ - Cuba sẽ mang lại nhiều viễn cảnh thuận lợi cho xu hướng tăng cường hợp tác, tạo ra môi trường mới cho hoạt động kinh doanh quốc tế và sẽ thúc đẩy hội nhập thương mại tốt hơn giữa Cuba với các nước khác trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hoa kỳ cuba (1992 2016) (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)