Tiền đề, thuận lợi, khó khăn trong thúc đẩy quan hệ hai nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hoa kỳ cuba (1992 2016) (Trang 60 - 65)

Chƣơng 3 : TRIỂN VỌNG QUAN HỆ HOA KỲ CUBA

3.1. Tiền đề, thuận lợi, khó khăn trong thúc đẩy quan hệ hai nước

Kể từ khi cách mạng thành công năm 1959 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng hòa Cuba đứng đầu là lãnh tụ Fidel Castro và Raul Castro, nhân dân Cuba đã vượt qua biết bao khó khăn, thách thức trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và thu được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và y tế. Quan điểm của Chính phủ trong đầu tư cho lĩnh vực này rất rõ ràng, không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì tinh thần đoàn kết, lòng vị tha, vì tình cảm và công lý. Giáo dục ở Cuba được miễn phí và 100% số trẻ em trong độ tuồi đi học đều được cắp sách đến trường, sau khi hoàn thành chương trình 6 năm tiểu học, 99% học sinh được học trung học, được cấp miễn phí đồng phục. Học sinh từ lớp 1 đến trên đại học đều được học miễn phí. Cuba là nước đầu tiên trong khu vực Mỹ Latinh thanh xóa nạn mù chữ (từ năm 1961), và giúp xóa nạn mù chữ cho 3 triệu người của 28 nước trong khu vực Mỹ Latinh và châu Phi.Cuba đang tiến hành cách mạng giáo dục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo ở các bậc học và thực hiện biện pháp cải tiến giảng dạy và học tập ở trung học cơ sở. Nhiều trường đại học ở Cuba rất có uy tín trên thế giới và được nhiều sinh viên nước ngoài theo học như các trường y, dược, Cuba đào tạo gần 100 nghìn sinh viên đại học nước ngoài của hơn 100 nước ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh và trong đó có hơn 2.000 sinh viên Việt Nam. Với 10.300 tiến sĩ và 45.000 thạc sĩ, Cuba là một trong những nước đứng hàng đầu khu vực Mỹ Latinh và Caribe về đào tạo sau đại học. Trung bình mỗi năm có khoảng 500 người nhận bằng tiến sĩ và thạc sĩ tại nước này. Cuba đã thực hiện nhiều biện pháp cải tiến công tác giảng dạy và học tập như học qua đài phát thanh, truyền hình, băng video do các giảng viên giỏi đảm nhiệm và thu được nhiều hiệu quả đáng khích lệ và phương pháp này đã được áp dụng rộng rãi ở các cấp học. Bên cạnh đó, nước này còn tạo điều kiện cho gần 52.000 trẻ khuyết tật được đi học,

trong đó 272 em khuyết tật nặng được tổ chức học tập ngay tại giường bệnh. Cuba đã xây dựng một nhà in chữ nổi dành cho người mù và trang bị vi tính cho người khuyết tật.

Mặc dù Cuba phải chịu nhiều thiệt hại nằng nề trong suốt thời gian bị Hoa Kỳ cấm vận nhưng Chính phủ Cuba vẫn dành ưu tiên số một cho ngành y tế. Ngay từ khi lên nắm quyền năm 1959, Chủ tịch Fidel Castro đã khẳng định mong muốn tạo ra một quyền lực y tế toàn cầu. Cuba luôn chú trọng đào tạo đội ngũ y bác sĩ có trình độ cao, đồng thời thiết lập được một hệ thống y tế bài bản ở tất cả các cấp, qua đó tạo điều kiện cho người dân để tiếp cận ngay cơ sở y tế khi cần thiết. Từ năm 1959 đến nay, Cuba đã đào tạo hơn 78.000 bác sĩ, trong đó hơn 60.000 bác sĩ có bằng thạc sĩ và 9.600 y tá. Hệ thống y tế và mạng lưới các trường y, dược không ngừng được mở rộng, nâng cấp và hiện đại hóa với hơn 300 bệnh viện, 12 viện nghiên cứu y tế, nhiều trung tâm dưỡng lão và hơn 20 trường đại học với tỷ lệ bình quân một bác sĩ cho khoảng 150 người. Toàn bộ người bệnh khám, chữa bệnh không phải mất tiền, 90% số thuốc chữa bệnh được sản xuất trong nước, tuổi thọ trung bình của người dân Cuba khoảng 80 tuổi vào hàng cao nhất thế giới.

Cuba thực hiện phẫu thuật động mạch vành vào năm 1964, ghép tủy xương và ghép gan vào năm 1985, ghép dây thần kinh trị bệnh Parkinson vào năm 1987…Khi trường y thuộc Đại học Yale (Hoa Kỳ) thực hiện ca phấu thuật ghép tim lần thứ 5 thì bốn tháng sau đó, bệnh viện Ameijeiras của Cuba đã thực hiện ca thứ 10. Các trung tâm nghiên cứu của nước này cũng đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc như chế tạo ra các loại thuốc streptokinase, thuốc phá các cục máu đông ở bệnh nhân đau tim. Vào những năm 90 của thế kỷ 20 Cuba trở thành quốc gia đầu tiên phát triển và tung ra thị trường vacine viêm màng não B, sau đó là vacine viêm gan siêu vi B. Hiện vacine viêm gan siêu vi B của Cuba được xuất khẩu sang 30 nước trên thế giới, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Pakistan. Đặc biệt năm 2012, các nhà khoa học Cubađã mang đến cho bệnh nhân ung thư một niềm hy vọng lớn đó là việc bào chế thành công sản

phẩm điều trị ung thư từ nọc độc của bọ cạp xanh – một loại bọ cạp đặc chủng của Cuba – mang tên gọi VidadoxPlus. Với cơ chế hoạt động cô lập tế bào ung thư, cô lập khối u không cho mạch máu đến nuôi dưỡng khối u làm cho khối u teo đi, đây được xem là một công trình nghiên cứu thực sự làm thay đổi phương pháp chữa trị căn bệnh ung thư quái ác hiện nay. Và điều đặc biệt nữa, Cuba là nước đầu tiên trên thế giới xóa bỏ thành công lây nhiễm giang mai và HIV qua đường từ mẹ sang con. Thành công của Cuba cho thấy rằng tiếp cận phổ cập và bảo hiểm y tế toàn dân có tính khả thi và thực sự là chìa khóa thành công, thậm chí cả các khó khăn thách thức như HIV và thành tựu này sẽ là động lực để các nước tiến tới loại trừ lây truyền HIV và giang mai từ mẹ sang con.

Không chỉ quan tâm đến sức khỏe người dân trong nước, các bác sĩ Cuba đã đi khắp nơi trên thế giới để thực hiện sứ mệnh nhân đạo. Cuba là một trong những quốc gia có số lượng cán bộ y tế tham gia các chương trình hợp tác y tế ở nước ngoài nhiều nhất với gần 39.000 người, trong đó có khoảng 15.000 bác sĩ. Các nhân viên y tế Cuba đang làm việc tại 66 nước ở Mỹ Latinh, châu Á và châu Phi, trong đó 40 nước là theo các chương trình hợp tác miễn phí, giúp đỡ người dân địa phương công tác vệ sinh chữa bệnh, phòng chữa bệnh truyền nhiễm. Sức khỏe là cơ sở cho con người và xã hội phát triển, sự giúp đỡ về y tế của Cuba đối với nhiều nước đã mang lại hiệu quả tích cực. Hành động đẹp này của Cuba không chỉ cải thiện rất lớn quan hệ giữa Cuba với các nước, khiến Cuba giành được sự ủng hộ trên nhiều diễn đàn quốc tế, mà còn đem lại cho Cuba sự giúp đỡ song phương, đa phương trong hoạt động mậu dịch, đầu tư.

Bên cạnh việc quan tâm đến y tế, giáo dục, Cuba còn quan tâm đến phúc lợi của người dân nước mình, đảm bảo công bằng xã hội xây dựng chế độ phúc lợi xã hội cho đông đảo cấc tầng lớp nhân dân. Khi tiến hành cải cách doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ đã quy định những công dân mất việc làm được nhận 60% lương trong 4 năm, khi tìm được việc làm mới thì lương của họ không được thấp hơn 80% lương cũ. Điều đó cũng đủ đảm bảo được mức sống

cơ bản cho người dân. Ngoài ra, chi phí hàng năm của Chính phủ cho bảo trợ xã hội cũng tăng lên.

Lực cản lớn nhất trong quan điểm của Hoa Kỳ về Cuba là vấn đề nhân quyền. Tổng thống Hoa Kỳ cho rằng Cuba vẫn cần tiến hành cải cách kinh tế và cải thiện tình hình nhân quyền. Giới phê bình ở Hoa Kỳ kiến nghị Cuba không nên được “thưởng” và khẳng định chặng đường đi tới quan hệ bình thường hóa còn đầy chông gai. Ngay cả phía châu Âu vốn luôn cổ vũ cho hoạt động ngoại giao của Hoa Kỳ cũng cho rằng, quyền con người vẫn là trọng tâm trong chính sách của EU đối với Cuba. Một rào cản lớn để thiết lập một mối quan hệ thương mại toàn diện giữa hai nước là Luật Cấm vận được Hoa Kỳ áp dụng từ hơn nửa thế kỷ qua và chỉ có Quốc hội mới có quyền bãi bỏ. Lưỡng viện Hoa Kỳ qua cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, đang nằm trong tay đảng Cộng hòa nên việc tổng thống Hoa kỳ có thể thông qua được Quốc hội hay không là điều không dễ chút nào. Thậm chí, ngay cả một số nghị sĩ cấp cao của đảng Dân chủ cũng phản đối thỏa thuận lịch sử vừa đạt được với Cuba, và một số nghị sĩ đảng Cộng hòa còn tuyên bố sẽ làm hết sức mình để phá hoại kế hoạch của Obama, bất chấp việc đó khiến họ phải mang hình ảnh cực đoan, “cũ kỹ” trong mắt công chúng. Dù sao đi nữa, người ta vẫn hi vọng lợi ích kinh tế chân chính sẽ tạo áp lực và chiến thắng ý chí chính trị “bảo thủ”. Quốc hội Hoa Kỳ rất khó có thể xóa bỏ trừng phạt đối với Cuba, điều mà bấy lâu nay Cuba yêu cầu. Mặt khác, từ phương diện hành động cụ thể cho thấy, Quốc hội Hoa Kỳ có thể gây phiền phức trong vấn đề nguồn vốn và bổ nhiệm đại sứ của đại sứ quán, cản trở sự thúc đẩy nhanh chóng của tiến trình bình thường hóa quan hệ Hoa Kỳ -Cuba.

Một khó khăn nữa đó là sự thiếu hụt lòng tin và cảnh giác giữa mối quan hệ Hoa Kỳ - Cuba. Trong bài tuyên bố bắt đầu tiến trình bình thường hóa quan hệ song phương, Tổng thống Obama cho rằng, việc Hoa Kỳ điều chỉnh chính sách đối với Cuba không xuất phát từ lý do khiến cho người khác cũng như cộng đồng thế giới để ý mà là gửi gắm hi vọng vào việc thông qua sự thay đổi về phương thức để thực hiện các mục tiêu của Hoa Kỳ. Chủ tịch Cuba khẳng

định “Cuba sẽ không từ bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa”, “việc Cuba làm ấm quan hệ với Hoa Kỳ dự vào Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Vienna, tiền đề là hai nước tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp công việc nội bộ của nhau”, đồng thời kêu gọi Hoa Kỳ “thừa nhận sự khác biệt cùng văn minh chung sống” từ bỏ ý định cải tạo Cuba.

Thêm một trở ngại nữa cho hai nước này chính là căn cứ hải quân của Hoa Kỳ ở vịnh Guatanamo. Vịnh Guantanamo, nơi có trại giam giữ nghi can khủng bố nhiều tai tiếng, được Hoa Kỳ kiểm soát và đặt căn cứ quân sự từ hơn một thế kỷ qua là một trong những vấn đề được cho là ngại trở ngại lớn nhất đối với nỗ lực tái lập quan hệ giữa Hoa Kỳ - Cuba. Từ nhiều năm qua, Hoa Kỳ luôn khẳng định quyền thuê vĩnh viễn khu vực này từ Cuba theo các hiệp ước Hoa Kỳ - Cuba năm 1903 và 1934, trong khi chính quyền Havana liên tục đòi Hoa Kỳ giao trả kể từ năm 1959, sau khi Cách mạng Cuba thành công, cho rằng các hiệp ước trên được thiết lập dựa trên sự đe dọa sử dụng vũ lực và vi phạm luật pháp quốc tế. Căn cứ Guantanamo, đặc biệt là trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, đã được Hoa Kỳ sử dụng vào mục đích chống Cuba cũng như chống các nước xã hội chủ nghĩa khác. Nhưng thời kỳ sau, hơn 600 nghi phạm từ khắp nơi trên thế giới, nhất là ở Afghanistan và Pakistan sau khi Hoa Kỳ xâm lược Afghanistan, đã được đưa tới nhà tù này giam giữ trong những điều kiện khắc nghiệt mà không hề được xét xử hay tiếp xúc với gia đình.

Bảng 3.1. Căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở Vịnh Guatanamo

Nguồn: http://theposhreportonline.co/

Đối với Cuba, động thái ngoại giao này làmột thắng lợi, chẳng sớm thì muộn cũng sẽ mở ra cánh cửa kinh tế và từ đó sẽ làm thay đổi toàn diện một đất nước, thậm chí thay đổi cả tình hình địa chính trị Mỹ Latinh và ảnh hưởng tới nền chính trị toàn cầu. Các nhà lãnh đạo Cuba sẽ làm gì đẻ chèo lái đất nước? Họ cũng lo âu không kém giai đoạn đấu tranh để nối lại quan hệ Hoa Kỳ - Cuba trước đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hoa kỳ cuba (1992 2016) (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)