Kinh nghiệm cho Việt Nam trong mối quan hệ Hoa Kỳ Cuba

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hoa kỳ cuba (1992 2016) (Trang 69 - 89)

Chƣơng 3 : TRIỂN VỌNG QUAN HỆ HOA KỲ CUBA

3.3. Kinh nghiệm cho Việt Nam trong mối quan hệ Hoa Kỳ Cuba

Cuba và Việt Nam là hai nước đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa và có mối quan hệ mang tính lịch sử với nhiều nét tương đồng. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Cuba và Việt Nam đều là đồng minh của Liên Xô chống lại Hoa Kỳ, đều phải chịu những tổn thất nặng nề bởi chính sách bao vây, cấm vận của Hoa Kỳ trong thời gian dài. Hoa Kỳ đã dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam và tiến hành bình thường hóa quan hệ năm 1995 trong khi Cuba là nước hơn nửa thế kỷ chịu đựng lệnh cấm vận của Hoa Kỳ, đến năm 2014, bình thường hóa quan hệ giữa hai nước mới diễn ra.

Từ mối quan hệ Hoa Kỳ - Cuba, Việt Nam có thể học hỏi được từ Cuba ý chí kiên cường trong việc xây dựng xã hội chủ nghĩa, luôn đứng vững hơn 50 năm bị bao vây, cấm vận bởi Hoa Kỳ. Trong suốt quá trình cải cách và phát triển, mặc dù gặp phải những khó khăn từ nhiều phía, Cuba vẫn kiên quyết bảo vệ những thành quả xã hội đã đạt được trên các lĩnh vực như giáo dục, y tế, văn hóa, an sinh xã hội, quản lý nguồn tài nguyên đại dương, chống biến đổi khí hậu

Việt Nam và Cuba có rất nhiều thế mạnh và tiềm năng để hỗ trợ lẫn nhau. Cuba luôn đánh giá cao sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam và coi Việt Nam là anh em thân thiết. Việt Nam cũng là cửa ngõ để Cuba mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế thương mại với khu vực châu Á. Và ngược lại Cuba cũng là đường dẫn để Việt Nam tiếp cận thị trường Mỹ Latinh với những tiềm năng kinh tế, thương mại to lớn. Từ chỗ bị bao vây cấm vận, Việt Nam đã bình thường hóa và thiết lập quan hệ ngoại giao với 169 nước đồng thời phát triển quan hệ đa phương, đa dạng với các đối tác nước ngoài theo tinh thần là bạn và đối tác tin cậy, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, “Chủ động và tích cực đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương”; “Chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và Liên hợp quốc”. Định hướng này đặt ra yêu cầu: công tác đối ngoại đa phương không chỉ phải chuyển mạnh từ “tham dự” sang “chủ động tham gia”, nhất là vào quá trình xây dựng và định hình các quy tắc và luật lệ mới, mà còn phải phát huy vai trò của Việt Nam tại các cơ chế đa phương. Xuất phát từ lợi ích quốc gia - dân tộc, phát huy vai trò tức là phải nâng cao được vị thế, vai trò và tận dụng hiệu quả vị thế, vai trò tại các cơ chế đa phương để bảo đảm các lợi ích phát triển và an ninh của đất nước. Định hướng này cũng chỉ rõ các cơ chế đa phương được ưu tiên trong năm năm tới là ASEAN và Liên hợp quốc. Văn kiện Đại hội XII chuyển thuật ngữ “ngoại giao nhân dân” thành “đối ngoại nhân dân”. Phù hợp với các định hướng về hội nhập quốc tế và thực tiễn công tác đối ngoại trong bối cảnh mới, các hoạt động đối ngoại nhân dân đã và đang ngày càng được mở rộng, chủ động và tích cực tham gia vào các hoạt động đối ngoại chung. Đối ngoại nhân dân bao hàm tất cả các hoạt động đối ngoại của các tổ chức chính trị - xã hội và các đoàn thể. Cách tiếp cận này cũng đề cao vai trò của đối ngoại nhân dân trong tổng thể các hoạt động đối ngoại của đất nước.

Việt Nam phát triển định hướng hội nhập quốc tế với những quan điểm đảm bảo hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và cả hệ thống chính trị;

đẩy quá trình nâng cao sức mạnh tổng hợp, năng lực cạnh tranh của đất nước; hội nhập kinh tế là trọng điểm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế; hội nhập là quá trình vừa hợp tác và đấu tranh, chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống không để rơi vào thế bị động, đối đầu, bất lợi. Theo đó, trong năm năm tới, hội nhập kinh tế quốc tế tập trung vào quá trình triển khai các cam kết đã ký kết; hội nhập trong lĩnh vực chính trị tập trung vào việc đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác chiến lược và các nước lớn, có vai trò quan trọng đối với an ninh và phát triển của đất nước, đưa khuôn khổ đã xác lập đi vào thực chất; hội nhập trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh tham gia các hoạt động hợp tác ở mức cao hơn như hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, diễn tập chung và các hoạt động khác.

KẾT LUẬN

Hoa Kỳ là một quốc gia có ảnh hưởng lớn đến quan hệ quốc tế. Chính sách ngoại giao này của Hoa Kỳ đã ảnh hưởng đến Cuba – nước láng giềng của mình, thay đổi theo từng giai đoạn và nó phụ thuộc vào từng đặc điểm và mục tiêu của các đời Tổng thống trong giai đoạn đó. Trong giai đoạn cấm vận, mối quan hệ Hoa Kỳ - Cuba là mối quan hệ mang tính chất đối đầu, thù địch do sự khác biệt về ý thức hệ và lợi ích quốc gia. Từ năm 1959, sau khi cuộc cách mạng Cuba thành công, quan hệ giữa Hoa kỳ - Cuba bước vào tình trạng căng thẳng. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Cuba tuyên bố đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và trở thành đồng minh của Liên Xô, chính điều này làm cho Hoa Kỳ lo ngại và coi Cuba như một thách thức của Hoa Kỳ ở Mỹ Latinh. Hoa Kỳ càng chống phá thì Cuba càng tiến dần về phía Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, kiên quyết thi hành chính sách chống Hoa Kỳ và ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Điều này mang lại lợi ích cho Liên Xô – một quốc gia luôn muốn lợi dụng Cuba để gây sức ép với Hoa Kỳ trong suốt giai đoạn Chiến tranh lạnh. Chính những điều này đã khiến cho Cuba trở thành điểm nóng trên bản đồ thế giới trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.

Tình hình khu vực và quốc tế thay đổi tác động mạnh đến mối quan hệ Hoa Kỳ - Cuba sau thời kỳ Chiến tranh lạnh. Sự đổ vỡ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã gây bất lợi cho Cuba, tạo ra lợi thế cho Hoa Kỳ trong quan hệ giữa hai nước. Hoa Kỳ đã lợi dụng tình trạng khủng hoảng về kinh tế, xã hội của Cuba để tiếp tục thắt chặt các biện pháp trừng phạt trên mọi phương diện từ an ninh – chính trị cho đến kinh tế đối với Cuba. Bên cạnh những biến động quốc tế, trong giai đoạn này những biến đổi của khu vực Mỹ Latinh cũng đã tạo ra một số yếu tố thuận lợi cho Cuba. Thắng lợi liên tiếp của phong trào cánh tả và xu hướng đi lên chủ nghĩa xã hội của một số nước Mỹ Latinh đã gắn kết Cuba với các nước trong khu vực với ý chí kiên cường, quyết tâm chống lại Hoa Kỳ. Chính điều này đã thách thức trực tiếp đối với Hoa Kỳ

và khiến cho mối quan hệ Hoa kỳ - Cuba ngày càng căng thẳng, Hoa Kỳ ngày càng siết chặt các biện pháp cấm vận về kinh tế đối với Cuba.

Trong bối cảnh hiện nay, khi xu thế đối đầu dần được thay bằng xu thế đối thoại, quan hệ Hoa Kỳ - Cuba cũng có những chuyển biến tích cực. Kết quả là Hoa kỳ - Cuba bình thường hóa quan hệ ngày 17/12/2014 sau 18 tháng đàm phán bí mật với sự giúp đỡ trung gian của Tòa thánh Vatican và Canada – nơi diễn ra các cuộc họp kín giữa hai nước. Đây là thời điểm phù hợp mở ra một trang mới trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước, Hoa Kỳ đã nới lỏng các lệnh cấm đi lại đến quốc đảo này, cho phép thiết lập mối quan hệ liên ngân hàng hai nước và mở cửa cho việc xuất khẩu thiết bị viễn thông, nông nghiệp và xây dựng sang Cuba. Việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước không những mạng lại những lợi ích tốt đẹp cho cả đôi bên, mà còn tác động đến các mối quan hệ trong khu vực Mỹ Latinh và các nước trên thế giới. Cuba là nước đáng để các nước khác đầu tư vào thời điểm này trên các lĩnh vực như: nông nghiệp, hàng hải, viễn thông, du lịch. Theo thống kê của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, hiện nay số tiền từ Hoa Kỳ chuyển về Cuba ước tính đạt khoảng 2 tỷ USD/năm (chủ yếu là người Hoa Kỳ gốc Cuba) và dự báo sẽ tăng lên gấp 4 lần sau khi Hoa Kỳ và Cuba chính thức gỡ bỏ mọi lệnh cấm vận về thương mại. Lượng tiền này còn được dự báo sẽ tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế của Cuba bởi nó sẽ làm thay đổi bản chất của nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước, đặc biệt là khi Cuba có thêm những cơ hội lọt vào tầm ngắm của các nhà đầu tư trên thế giới sau khi bình thường hóa quan hệ với Hoa kỳ.

Nhưng bên cạnh các lợi ích đó vẫn còn tồn tại những thách thức và khó khăn không thể ngày một ngày hai mà giải quyết ổn thỏa được. Cuối năm 2016 là thời gian Tổng thống Obama kết thúc nhiệm kỳ, liệu tổng thống kế tiếp của Hoa Kỳ có tiếp tục giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ hai nước trong khi thái độ của những ứng cử viên đảng Cộng hòa đang tham gia bầu cử Tống thống Hoa Kỳ khi họ đều phản đối với sự ấm lên trong quan hệ Hoa Kỳ - Cuba? Mặt khác, từ phương diện hành động cụ thể cho thấy, Quốc hội Hoa Kỳ có thể

gây cản trở trong vấn đề nguồn vốn và bổ nhiệm đại sứ của đại sứ quán Hoa kỳ tại Cuba, trong khi Cuba đã bổ nhiệm ông Jose Cabana làm đại sứ tại Hoa Kỳ đầu tiên sau hơn nửa thập kỷ.Và Hoa Kỳ vốn luôn có phương châm “ không có đồng minh nào là vĩnh viễn, không có kẻ thù nào là vĩnh viễn chỉ có lợi ích của Hoa Kỳ là tồn tại mãi mãi”. Nếu Cuba không có lợi cho chiến lược đối ngoại của mình ở Mỹ Latinh và Caribbean trong thời gian tới, chưa chắc các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ kế cận sẽ thúc đẩy mối quan hệ này. Hơn nữa, Cuba không từ bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa và luôn mong muốn Hoa Kỳ tôn trọng và không can thiệp công việc nội bộ của Cuba vẫn luôn thiếu lòng tin đối với Hoa Kỳ, lo sợ chính sách của Hoa Kỳ đối với đất nước mình được xuất phát từ các tác động từ bên ngoài và cộng đồng thế giới, mà bên trong đó để thay đổi phương thức thực hiện các mục tiêu khác của mình.

Thế giới vấn tiếp tục lo lắng dõi bước theo hành trình của Hoa Kỳ -Cuba và vẫn tin tưởng rằng xu thế hòa bình, hợp tác cùng với phát triển là khuynh hướng vận động chủ đạo, không thể đảo ngược của loài người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Lê Lan Anh (tổng hợp 2009), Quan điểm của Cuba về việc tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) bãi bỏ nghị quyết cắt đứt quan hệ với Cuba, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 07 – 2009.

2. Lý Thực Cốc (1996), Mỹ thay đổi lớn chiến lược toàn cầu, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Đỗ Lộc Diệp (1997), Mỹ Latinh một vùng năng động, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Nguyễn Thùy Dương (tổng hợp 2011), Vấn đề cải cách kinh tế ở Cuba, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 06 – 2011.

5. Anh Hồng (2012),Cuba khai thác thế mạnh dầu mỏ, du lịch, mở rộng quan hệ kinh tế trong khu vực Mỹ Latinh, Thời báo Kinh tế (30-12-2002). 6. Nguyễn Thanh Huyền (trích dịch) (1998), Phiđen Caxt’rô Rux, con người

và chính kiến. Nxb. Đà Nẵng.

7. TS. Thái Văn Long (2009), Quan hệ của Cuba với lực lượng cánh tả ở Mỹ Latinh hiện nay, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 02 – 2009.

8. Trương Tiểu Minh (2002), Chiến tranh lạnh và di sản của nó, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Nguyễn Tiến Nghĩa (2006), Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh: những quan niệm khác nhau, Tạp chí Cộng sản, số 20, tr 60-67.

10. Duy Phong (2004),Mỹ sử dụng Luật cấm vận Cuba để trừng phạt các công ty châu Âu, Tạp chí Thương mại, số 44/2004.

11. Nguyễn Văn Phước (204), Fidel – Cuộc đối đầu 10 đời Tổng thống Mỹ và những âm mưu ám sát của CIA, Nhà xuất bản Trẻ, Hà Nội.

12. Nguyễn Hồng Quân (2006), Cảm nhận Cuba, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 105 (tháng 12/2006).

13. Phạm Minh Sơn (2008), Chính sách đối ngoại của một số nước lớn trên thế giới, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.

14. Tài liệu tham khảo đặc biệt – Thông tấn xã Việt Nam (số 039 – TTX) 20/2/2016

15. Thomas J.McCormick (2004), Nước Mỹ nửa thế kỷ: chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong và sau Chiến tranh lạnh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Lại Văn Toàn (2001), Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh – Phân tích và dự báo, Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, số 11/2001, tr.14-21. 17. Nguyễn Thanh Tùng – Phạm Quỳnh Hương (2015),Một tương lai mới

cho quan hệ Mỹ - Cuba, Tạp chí đối ngoại, số 1+2/2015.

18. Nguyễn Trường (2013), Quan hệ quốc tế trong kỷ nguyên Á châu – Thái Bình Dương, Nxb. Tri thức, Hà Nội.

19. Nguyễn Trường (2015), Á – Phi – Mỹ Latin trong thế kỷ XXI.Nxb Tri thức, Hà Nội.

20. Cải cách kinh tế Cuba được phòng thương mại Mỹ đánh giá cao

vov.vn/thegioi/cai-cach-kinh-te-cuba-duoc-phong-thuong-mai-my-danh- gia-cao-328928.vov, 28/5/2014

21. CIA mua chuộc bác sĩ Cuba làm nhiệm vụ ở nước ngoài

vietbao.vn/the-gioi/CIA-mua-chuoc-bac-si-lam-nhiem-vu-o-nuoc- ngoai/65087638/162/

22. Cuba: Các chính sách ưu đãi kiều bào http://vietbao.vn/The-gioi/Cuba- Cac-chinh-sach-uu-dai-kieu-bao/45152061/162/, 24/5/2004

23. Bình thường hóa quan hệ Mỹ- Cuba những bước đi cụ thể

vov.vn/Thegioi/binh-thuong-hoa-quan-he-my-cuba-nhung-buoc-di-cu- the-372040.vov, 20/12/2014

24. Động lực mới cho tiến trình hòa giải giữa Mỹ và

Cubahttp://vov.vn/thegioi/dong-luc-moi-cho-tien-trinh-hoa-giai-giua-my- va-Cuba-394150.vov, 11/3/2015

25. Hầu hết thế giới muốn Mỹ hủy bỏ lệnh cấm vận

Cubahttp://www.voatiengviet.com/content/hau-het-the-gioi-muon-my- huy-lenh-cam-van-Cuba/3026158.html, 01/4/2016

26. Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận Cuba ngành kinh tế nào sẽ hưởng lợi?http://vtc.vn/my-do-bo-lenh-cam-van-Cuba-nganh-kinh-te-nao-se- huong-loi.1.521663.htm,22/12/2014

27. Mỹ kêu gọi Cuba mở rộng hơn nữa công cuộc cải cách nền kinh tếhttp://vov.vn/thegioi/my-keu-goi-Cuba-mo-rong-hon-nua-cong-cuoc- cai-cach-nen-kinh-te-329455.vov, 30/5/2014

28. Sự lỗi thời của một lệnh cấm vận; http://vovworld.vn/vi-vn/Binh-luan/Su- loi-thoi-cua-mot-lenh-cam-van/67987.vov, Feb, 10, 2012

29. Xóa bỏ nửa thế kỷ đối đầu Mỹ - Cuba – bài 1: Mỹ được lợi gì? plo.vn/ho- so-phong-su/xoa-bo-nua-the-ky-đoi/dau/mycua-bai-1-my-duoc-loi-gi- 519230html, 24/12/2014.

30. Xóa bỏ nửa thế kỷ đối đầu Mỹ - Cuba – bài 2: Cú hích cho kinh tế Cuba

plo.vn/ho-so-phong-su/xoa-bo-nua-the-ky-đoi/dau/mycua-bai-2-cu-hich- cho-kinh-te-cuba-519488.html, 24/12/2014.

31. Xung quanh việc Mỹ - Cuba tiến tới bình thường hóa quan hệhttp://antg.cand.com.vn/Ho-so-mat/My-Cuba-tien-toi-binh-thuong-hoa- quan-he-Khong-phai-chuyen-ngau-nhien-350188/, 5/5/2015

TIẾNG ANH

32. Ambassador Vicki Huddleston and Carlos Pascual (2010), Learning to Salsa - New steps in US – Cuba Relations,R.R Donnelley Harrisonburg, Virginia

33. Bernard W.Aronson and William D.Rogers (1999), US – Cuban Relations in the 21st Century, The Council on Foreign Relations, United

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hoa kỳ cuba (1992 2016) (Trang 69 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)