6. Kết cấu của luận văn
1.3. Nhận xét về danh mục sách giáo khoa Hán văn địa lý cho
1.3.4. Tính phân loại của các sách giáo khoa Hán văn địa lý
Các sách địa lý giai đoạn này đều đề cập đến sự phân loại địa lý, trình bày các tri thức về địa lý theo những tiêu chí nhất định. Mục đích là để hướng người học vào một hệ thống đối tượng địa lý cụ thế, tiện cho việc học và nghiên cứu. Có thể coi đó là một trong những dấu hiệu của địa lý học hiện đại.
Địa học nguyên thủy 地學原始 phân loại địa dư theo các tiêu chí địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế - xã hội và địa lý chính trị như sau: “地輿 分為三條目一條論海陸山川之類, 一條論萬國該治律例之類, 一條 論道路土產及技 藝之類 - địa dư phân vi tam điều mục: nhất điều luận
hải lục sơn xuyên chi loại; nhất điều luận vạn quốc cai trị luật lệ cho loại; nhất điều luận đạo lộ thổ sản cập kĩ nghệ chi loại - Địa dư phân ra ba loại. Loại thứ nhất luận về lục địa, biển, núi sông nói chung; loại thứ 2 luận về luật lệ cai trị của các nước trên Thế giới; loại thứ 3 bàn về đường sá, thổ sản và kĩ nghệ” [ĐHNT, Tr. 11]
Cũng tương tự như vậy, Doanh hoàn toàn chí lược biên 瀛寰全誌 略編 kí hiệu A.893 phân loại địa lý theo các tiêu chí: địa lý tự nhiên (toán thuật và văn thuật) và địa lý chính trị: “地理學者研究大地一切之 學 問 也. 約分三類一曰算術地理, 論地之形體大小; 二曰地文地理, 論水 陸山川之位置, 氣候生物之殊異, 及一切天然之事; 三曰政治 地理 則詳郡國人民土英, 冒易戶口, 風俗等事 - Địa lý học giả nghiên cứu đại địa nhất thiết chi học vấn dã. Ước phân tam loại: nhất viết toán thuật địa lý luận địa chi hình thể đại tiểu; nhị viết địa văn địa lý luận thủy lục sơn xuyên chi vị trí khí hậu sinh vật chi thù dị cập nhất thiết thiên nhiên chi sự; tam viết chính trị địa lý tắc tường quận quốc nhân dân thổ anh mạo dịch hộ khẩu phong tục đẳng sự - Địa lý học nghiên cứu toàn bộ các vấn đề về địa lý. Có thể chia thành 3 loại sau: Thứ nhất đó là địa lý toán thuật, luận về diện tích lớn nhỏ, địa hình cao thấp; Thứ hai đó là địa lý văn thuật, luận vị trí, khí hậu, thổ nhưỡng, thổ sản và các vấn đề tự nhiên khác; Thứ 3 là địa lý chính trị bàn các vấn đề về hành chính, dân số, hộ khẩu, phong tục” [Doanh hoàn toàn chí lược biên, Tr.6].
Phần Tổng luận 北史新編總論 của Bắc sử tân san toàn biên 北史新 刪 全編, kí hiệu A.498 giới thiệu khái quát địa lý Trung Quốc cũng phân loại địa lý Trung Quốc trên cơ sở: “區畫及民數風俗 - khu hoach cập dân số phong tục - Bờ cõi đến dân số và phong tục” với các phần: địa lý tự nhiên (vị trí, giới hạn, núi sông, hồ đảo, bờ biển, khí hậu, khoảng sản, thổ sản, diên cách các tỉnh trong lịch sử), địa lý dân cư (số dân, phong tục) giúp người học có cái nhìn khái quát về đất nước và con người Trung Quốc, trước khi tìm hiểu lịch
sử Trung Quốc từ thời Tam Hoàng Ngũ đế. [Bắc sử tân san toàn biên A.498, Tr 9-22].
Cuốn Ấu học phổ thông thuyết ước 幼學普通說約 – sách dạy trẻ em các kiến thức phổ thông bao gồm tri thức thiên văn, địa lý, phần Phổ thông thuyết ước mục lục 普通說約目錄, Ngạc Đình Phạm Quang Xán chia thành thiên văn, địa lý và địa dư. Cụ thể: “天文: 地圓, 地轉, 經偉度, 方向, 四辰, 五带, 日月, 日蝕, 月蝕, 行星, 定星, 慧星. 地理: 地之原因, 土石, 洋海, 海湖, 江河, 湖泊陸地, 小島, 高原, 低原, 山岳, 火山, 地質. 地輿: 五洋, 人類, 民俗, 尊教, 亞州, 歐州, 非州, 美州, 澳州, 本國 - Thiên văn: địa viên, địa chuyển, kinh vĩ độ, phương hướng, tứ thời, ngũ đới, nhật nguyệt, nhật thực, nguyệt thực, hành tinh, định tinh, thuật tinh, tuệ tinh. Địa lý: địa chi nguyên nhân, thổ thạch, dương hải, hải hồ, giang hà, hồ phách, thủy khí, lục địa, tiểu đảo, cao nguyên, đê nguyên, sơn nhạc, hỏa sơn, địa chất. Địa dư: ngũ dương, nhân loại, dân tục, tôn giáo, Á châu, Âu châu, Phi châu, Mĩ châu, Úc châu, bản quốc – Thiên văn: hình thể, sự chuyển động của trái đất, kinh độ, vĩ độ, phương hướng, bốn mùa, 5 đới, mặt trời, mặt trăng, nhật thực, nguyệt thực, hành tinh, định tinh, tuệ tinh. Địa lý: nguyên nhân hình thành: đất đá, đại dương, biển hồ, sông ngòi, hồ đầm, lục địa, tiểu đảo, cao nguyên, thung lũng, núi, núi lửa, địa chất. Địa dư: 5 đại dương, nhân loại, dân số, phong tục, tôn giáo, châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Úc, các nước” [Ấu học phổ thông thuyết ước, Tr.2].
Như vậy, Ấu học phổ thông thuyết ước幼學普通說約 phân loại địa lý học trên cơ sở những yếu tố bên ngoài trái đất (thiên văn), những yếu tố thuộc trái đất như: tự nhiên và nhân loại (địa lý), những yếu tố thuộc về cương giới, đời sống của con người (địa dư). Với cách phân loại như trên thì khái niệm địa lý và địa dư có sự phân biệt với nhau: địa lý được hiểu như một khoa học về tất cả các vấn đề liên quan đến trái đất, vũ trụ, con người; còn địa dư chủ yếu nhấn mạnh đến vấn đề cương vực, nhân văn: chính thể, tôn giáo, phong tục mỗi vùng.
Tiếp cận với địa lý Thế giới, các sách địa lý Hán văn đều lần lượt đề cập đến 5 châu: châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Úc. Sau khi khái quát chung toàn châu lục sẽ đi vào trường hợp các nước tiêu biểu. Chủ yếu là lựa chọn các nước lớn trên cơ sở diện tích, dân số tình hình phát triển.
Đối với việc phân loại địa lý hành chính Việt Nam, sách Ấu học địa dư giáo khoa thư 幼學地輿教科書 trong phần “地方名目- địa phương danh mục - danh mục các địa phương” phân loại địa lý giống như Địa học nguyên thủy 地學原始: chia nước ta thành 3 miền (Bắc Kỳ 24 tỉnh, 2 đạo; Nam Kỳ trước đây có 6 tỉnh, nay chia thành 20 tỉnh; Trung Kỳ 11 tỉnh, 2 đạo. [Ấu học địa dư giáo khoa, Tr.2].