6. Kết cấu của luận văn
2.1. Trƣờng hợp Địa học nguyên thủy 地學原始
2.1.2. Niên đại và tác giả của sách Địa học nguyên thủy 地學原始
Địa học nguyên thủy 地學原始 là sách do người Việt san định dành cho chương trình cải lương giáo dục 1906 vì các lý do dưới đây:
Thứ nhất, Ngày 31 tháng 5 năm 1906 chính phủ bảo hộ Pháp và triều đình Huế đã ra đạo dụ ấn định việc cải lương giáo dục chữ Hán – chương trình học chữ Hán, thi chữ Hán và hệ thống sách giáo khoa có nội dung phù hợp lần lượt ra đời để đáp ứng nhu cầu học và đi thi Hương, thi Hội... Nhưng từ khi
Học chính tổng quy do toàn quyền Albert Sarraut1 kí ngày 21 tháng 12 năm 1917 thì tất cả các trường dạy chữ Nho (cả công lẫn tư) đều phải xếp vào loại trường tư và tuân thủ mọi quy chế của chính quyền Pháp ở cấp “xứ” đề ra, sau đó bãi khoa cử. Do vậy mà số lượng các sách giáo khoa cải lương chữ Hán càng bị hạn chế sáng tác, chủ yếu là sử dụng các sách giáo khoa trước đó. [Nguyễn Quang Thắng, 2005, Tr 152 - 169].
Thứ hai, trong phần Đại Pháp thuộc địa chính trị 大法屬地政治 có ghi: “東洋景內六處自一千八百八十七年 - Đông Dương cảnh nội lục xứ tự nhất thiên bát bách bát thập thất niên - Đông Dương gồm có 6 xứ và được thành lập từ năm 1887” [ĐHNT, tr 56]. Như vậy, cuốn sách này chỉ được viết sau khi Liên Bang Đông Dương đã có đủ 6 xứ: Bắc Kỳ, Nam Kỳ, Trung Kỳ, Ai Lao, Cao Miên và Quảng Châu. Mà chúng ta biết rằng Liên bang Đông Dương được thành lập ngày 17/10/1887 gồm có 4 xứ, sau đó Ai Lao gia nhập năm 1893, Quảng Châu loan2
gia nhập năm 1900. Vậy nên Địa học nguyên thủy地學原始 phải được viết sau năm 1900.
Thứ ba, căn cứ vào nội dung phần Đông Dương cảnh nội chư công sở
東洋景內諸公所, trong Học chính sở 學政所:“立會同 議院,改定學
1 Toàn quyền Albert Sarraut giữ chức Toàn quyền Đông Dương từ năm 1911. Ông thuộc Đảng Cấp Tiến Pháp, có chính sách cai trị khá mềm mỏng: mở lại các trường đại học, trường học ở các cấp, nới hội đồng cho người Việt tham gia.
2 Năm 1898 nhà Thanh kí hòa ước nhượng Quảng Châu loan cho Pháp trong 99 năm, đến năm 1900 Quảng Châu loan được sát nhập vào Liên bang Đông Dương và đến năm 1946 Pháp đã trả lại Trung Quốc trước thời hạn.
法試法. 在河內則有大學場, 講究泰西医學則有医學場, 考究東 洋 古典則有博古場, 省則有法越場 - lập hội đồng nghị viện cải định học pháp, thí pháp, tại Hà Nội tắc hữu đại học trường, giảng cứu Thái Tây y học tắc hữu Y học trường, khảo cứu Đông Dương cổ điển tắc hữu Bác cổ trường, các tỉnh tắc hữu Pháp – Việt trường - lập Hội đồng nghị viện cải định phép học, phép thi, ở Hà Nội có trường Đại học, nghiên cứu y học phương Tây thì có trường Y học, nghiên cứu cổ điển Đông Dương thì có trường Bác Cổ, ở các tỉnh thì có trường Pháp – Việt” [ĐHNT, Tr63]. Và Luận ấu trĩ đương tri cư xử đạo 論幼稚當知居處道 có ghi: “新學之場處處林立, 又設通商局, 立技藝場開智慧之腦筋 - tân học chi trường, xứ xứ lâm lập, hựu thiết thông thương cục, lập kĩ nghệ trường, khai trí tuệ chi não cân –
các trường tân học mọc lên đông đảo, (Pháp) lại cho lập cục thông thương, mở trường kĩ nghệ mở mang đầu óc, trí tuệ” [ĐHNT, Tr 72]. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy rằng: năm 1898 chính quyền thực dân Pháp mở trường dạy nghề ở Hà Nội hay còn có tên là trường Kĩ nghệ Hà Nội (Ecole Professionnelle de Hanoi) trường do Phòng Thương Mại Hà Nội đứng ra tổ chức [Nguyễn Quang Thắng, 2005, tr. 362]. Ngày 03/03/1906 toàn quyền Pháp cho thành lập Hội đồng hoàn thiện nền giáo dục bản xứ nhiệm vụ là thiết lập lại nền giáo dục ở Đông Dương. Ngày 30/10/1906 chính quyền thuộc địa tiếp tục thiết lập chương trình giáo dục Pháp – Việt ở Trung kỳ nhằm xóa bỏ nền Hán học khỏi Trung Kỳ. Trường Y học tiền thân là Trường Y khoa Đông Dương (Ecole de Médecine de l‟Indochine) do Pháp thành lập năm 1902. Trường đặt tại Hà Nội, hiệu trưởng đầu tiên của trường là Alexandre Yersin. Năm 1906, Toàn quyền Paul Beau thành lập Viện Đại học Đông Dương, Trường Y khoa Đông Dương trở thành một trường thành viên của Viện Đại học Đông Dương và vẫn tiếp tục đào tạo sau khi viện đại học này tạm ngừng hoạt động từ năm 1908. Viện Viễn Đông Bác Cổ được thành lập năm 1900, đến năm 1902 chuyển ra Hà Nội. Như vậy, có nhiều ý kiến trái chiều nhau về việc “có thực sự hình thành một đại học Đông Dương đi vào hoạt động, hay chỉ là trên giấy” [Lê Văn Giạng, http://vietbao.vn] thì đến năm 1906 ở Việt Nam mới có văn bản về
việc mở trường Đại học. Sách Địa học nguyên thủy 地學原始 khi dẫn tên các trường Kĩ nghệ Hà Nội, trường Y dược, trường Bác cổ … dù với mục đích ca ngợi, khuếch trương vai trò “bảo hộ”, “khai hóa” của Pháp thì cũng phải dựa trên các nghị định đã được ban hành. Do đó, sách phải được viết sau năm 1906. [Trần Văn Giàu, 1961, tr. 43]
Thứ tư, căn cứ vào nội dung của sách: “在泰西以巴夷城為正午道
tại Thái Tây, dĩ Ba Di thành vi chính ngọ đạo - ở phương Tây, lấy thành phố Pari làm đường chính ngọ (kinh tuyến gốc)” [ĐHNT, tr. 10]. Như vậy, Địa học nguyên thủy 地學原始 chọn đường đi qua thủ đô Pari làm kinh tuyến gốc. Điều này thiết nghĩ có thể do sự bảo thủ của người Pháp trong cuộc tranh cãi chọn kinh tuyến gốc những thập niên cuối thế thỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Bởi ngày 13/10/1884 hội thảo quốc tế về Kinh tuyến được tổ chức ở Washinton thủ đô Hoa Kỳ đã chọn kinh tuyến Greenwich ở thủ đô London của Anh là kinh tuyến 0o, là giờ chuẩn (Greenwich Mean time – viết tắt là GMT) của Thế giới với chiếc đồng hồ Big Ben. Tuy vậy, suốt từ năm 1667 người ta đã định lấy kinh tuyến đi qua thủ đô Pari làm kinh tuyến gốc và giờ chuẩn cho thế giới. Sự thay đổi này khiến người Pháp phản ứng dữ dội họ không công nhận quyết định trên mà tiếp tục sử dụng kinh tuyến qua Pari làm kinh tuyến gốc cho tới năm 1914 mới thôi. Vì vậy, sách Địa học nguyên thủy 地學原始 hẳn phải được biên soạn trước năm 1914. [Trần Tuấn Vũ, http://thienvanhoc.org]
Thứ năm, Toàn quyền Paul Beau (1902 – 1908) khi nắm quyền ở Việt Nam đã thực hiện một loạt các chính sách được coi là cấp tiến và mềm mỏng nhằm gây thiện cảm: chủ trương khai hóa dân trí, mở trường học, lập Hội đồng tỉnh hạt, hội đồng Tư vấn Bắc kỳ, Cải lương Khoa cử (1906) … đồng thời tổ chức đưa “một số quan chức, viên chức hoặc một số trí thức Bắc Bộ và Trung Bộ hàng năm được thực hiện chuyến du học sang Pháp” nhằm “chinh phục tinh thần” của dân ta, khống chế hữu hiệu ảnh hưởng của Nhật Bản và phong trào Duy Tân đang dấy lên ở Việt Nam. Có thể thấy đó chính là “một điểm nhấn của người Pháp trong nỗ lực đẩy mạnh giao lưu Việt – Pháp” [ThS.
Việt Anh, tr. 36]. Tuy nhiên khi toàn quyền Klobukowski (1908 – 1911) lên thay thế đã đóng cửa các trường học, bãi bỏ các hội đồng, chấm dứt chương trình gửi công chức sang Pháp tu nghiệp. Chúng tôi làm một thao tác đặt nội dung của sách Địa học nguyên thủy 地學原始 trong tương quan với lịch sử, thì thấy rằng trong phần Luận ấu trĩ đương tri cư xử chi đạo của sách có ghi:
“試見清日一亞州大國也, 猶且迎師教誨,
選少年子弟遊學泰西國. 況於我 南人乎?
故當幼稚辰尤當加心學習 - Thí kiến Thanh Nhật nhất Á Châu đại quốc dã, do thả nghênh sư giáo hối, tuyển thiếu tuấn tử đệ du học Thái Tây quốc. Huống ư ngã Nam nhân hồ? Cố đương ấu trĩ thời, vưu đương gia tâm học tập – Ví như Đại Thanh và Nhật Bản là hai cường quốc ở châu Á, vẫn còn nghênh thầy dạy dỗ, tuyển chọn con em cho sang Thái Tây du học. Cho nên (nước Nam ta) khi còn đang ở thời kỳ ấu trĩ, càng nên gia công học tập” [ĐHNT, tr.72]. Như vậy, Có thể dự đoán sách Địa học nguyên thủy 地學原始 được viết vào khoảng ngay sau chính sách cải lương khoa cử (1906) và phục vụ cho chương trình cải lương giáo dục khoa cử, vào khoảng thời gian Klobukowski giữ chức toàn quyền.
Thứ sáu, về tác giả có thể khẳng định đây là người Việt Nam biên soạn viết dưới sự chỉ đạo của chính quyền bảo hộ thông qua việc sử dụng một loạt các từ ngữ: Ngã Nam Kỳ 我南圻 (Nam Kỳ của ta), ngã Tự Đức 我嗣德 (vua Tự Đức của ta), ngã Nam nhân 我南人 (người Nam ta). Cụ thể như: “現今保 護國家, 舊心新學, 取泰西文明之學, 教我南人. 蓋欲見聞 日廣知識日開而 進于文明地步也 - hiện kim bảo hộ quốc gia, cựu tâm tân học thủ thái tây văn minh chi học giáo ngã Nam nhân. Cái dục kiến văn nhật quảng trí thức nhật khai nhi tiến vu văn minh địa bộ dã - Hiện nay, (Pháp) bảo hộ đất nước, tấm lòng cũ mà cái học mới, giữ nền học vấn của văn minh phương Tây để dạy người dân nước Nam ta. Bởi mong muốn ngày càng mở rộng tầm nhìn,, ngày càng mở mang học vấn đưa nước ta vào bước đường văn minh”.
Bên cạnh những bàn luận cao vời về văn minh, tiến bộ nhân loại, khoa học kĩ thuật nhưng tác giả biên soạn sách tuyệt nhiên không đả động đến tên Việt Nam với ý thức tự chủ mà chỉ dùng từ Đại Nam 大南, An Nam 安南,
Nam quốc 南國. Điều này chứng tỏ thái độ của thực dân Pháp kìm hãm tư tưởng tự do, dân chủ, nhồi nhét tư tưởng thuộc địa, bảo hộ cho người học.
Từ các căn cứ trên, cho phép nghĩ rằng sách Địa học nguyên thủy 地學 原始 là sách địa lý do người Việt soạn theo tinh thần của chính quyền bảo hộ phục vụ chương trình cải lương giáo dục chữ Hán 1906, niên đại khoảng từ năm 1906 đến 1909.