Hệ vấn đề nội dung của Địa học nguyên thủy 地學原始

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sách giáo khoa hán văn địa lý trong chương trình cải lương giáo dục chữ hán 1906 (Trang 53 - 76)

6. Kết cấu của luận văn

2.1. Trƣờng hợp Địa học nguyên thủy 地學原始

2.1.3. Hệ vấn đề nội dung của Địa học nguyên thủy 地學原始

Căn cứ theo cách phân loại địa lý ở chương một của chúng tôi ở trên, có thể thấy rằng Địa học nguyên thủy 地學原始 là một cuốn sách địa lý tổng hợp. Nếu xét trên tiêu chí đối tượng thì sách bao gồm cả các kiến thức thiên văn và kiến thức địa lý. Trong kiến thức địa lý lại chia thành: địa lý tự nhiên (giới hạn, danh sơn, đại xuyên, thổ nhưỡng khí hậu …) và địa lý kinh tế, xã hội (các tộc người, dân số, tôn giáo, chính trị, thuộc địa…). Nếu xét trên tiêu chí không gian thì nó bao gồm địa lý thế giới (năm châu: châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Úc) và địa lý quốc gia Đại Nam. Trong địa lý Đại Nam, lại bao gồm địa lý địa phương Bắc Kỳ bởi sách trình bày kĩ về địa lý Bắc Kỳ. Xét về tiêu chí thời gian, mặc dù không đi theo hướng trình bày các địa danh theo lịch sử, tuy vậy Địa học nguyên thủy 地學原始 đan xen tri thức lịch sử địa lý như: lịch sử tìm ra châu Mĩ, quá trình thành lập Đông Dương Đông Dương cảnh nội 東洋景內, vài dòng giới thiệu lịch sử hình thành các nước: Triều Tiên, Hàn Quốc …. Vì vậy việc phân chia các kiến thức trong sách theo phân loại địa lý cũng chỉ mang tính tương đối. Ở đây, chúng tôi tìm hiểu Địa học nguyên thủy 地學原始 thông qua một số nội dung dưới đây.

2.1.3.1. Tri thức Thiên văn

Địa cầu, thiên văn là các tri thức khoa học từ phương tây mang lại, còn đối với các nước phương Đông thì thế giới quan “trời tròn đất vuông” đã ăn sâu vào tiềm thức và được cổ tích hóa qua “Chuyện bánh chưng bánh dày”. Do vậy, những tri thức thiên văn, địa cầu trong là hoàn toàn mới mẻ. Xuất phát từ bản chất thiên văn học là khoa học nghiên cứu tất cả những gì ở ngoài trái đất và bầu khí quyển, Địa học nguyên thủy 地學原始 dẫn vào đề thật

gần gũi:“天文:其所見蒼蒼之色, 還包地外而吾人所 稱為天者乃

一圓界積氣而成也. 天文家究天之形体星宿甚多, 曰定星, 曰行星, 曰彗星. 每當清夜, 天 上有一帶白練, 人間所 謂銀河者, 乃界星之 光積而成也 - Thiên văn: kỳ sở kiến thương thương chi sắc, hoàn bao địa ngoại nhi ngô nhân sở xưng vi thiên giả nãi nhất viên giới tích khí nhi thành dã. Thiên văn gia cứu thiên chi hình thể, tinh túc thậm đa viết định tinh, viết hành tinh, viết tuệ tinh. Mỗi đương thanh dạ, thiên thượng hữu nhất đới bạch luyện, nhân gian sở vị ngân hà giả nãi giới tinh chi quang tích nhi thành dã - Thiên văn: khoảng không trung có màu xanh xanh mà chúng ta thấy bao bọc bên ngoài trái đất, vốn được chúng ta gọi là bầu trời ấy là không khí, nó tích lại thành khối hình tròn. Các nhà thiên văn học khi nghiên cứu hình thể của bầu trời thấy rằng, có rất nhiều các tinh thể, đó là định tinh, hành tinh hoặc tuệ tinh. Những đêm trời trong, trên trời hiện rõ một dải sáng, dân gian thường gọi là dải ngân hà. Thực tế đó là ánh sáng của các tinh thể tích lại”. Như vậy, đối tượng của thiên văn là những gì mà con người vẫn nhìn thấy “trên trời” hàng ngày, là những ngôi sao đêm lấp lánh. Đi vào chi tiết, sách khẳng định các tinh tú trong vũ trụ có rất nhiều và chia ra 3 loại: định tinh 定星, hành tinh 行星 và tuệ tinh 彗星. Sau đó giải thích cụ thể từng

khái niệm: “定星者 乃一定委光彩自然而生, 為數甚, 不可

以億兆計, 與吾人 相去遠甚 - Định tinh giả nãi nhất định ủy quang thái tự nhiên nhi sinh, vi số thậm đa, bất khả dĩ ức triệu kế, dữ ngô nhân tương khứ

viễn thậm - Định tinh là các tinh thể cố định, có khả năng tự phát sáng. Định tinh số lượng rất nhiều, không thể lấy con số mười vạn, một triệu mà kể được. Chúng có vị trí rất xa so với chúng ta” [ĐHNT, Tr.2]; “行星之還太陽者, 初望之以為界星 而非也 星與人相遠,自能透光無異於日 - Hành tinh chi hoàn thái dương giả sơ vọng chi dĩ vi giới tinh nhi phi dã tinh dữ nhân tương viễn, tự năng thấu quang vô dị ư nhật - Các hành tinh bao quanh mặt trời, lúc mới nhìn giống như một lưới các vì sao mà lại không phải như thế. Các hành tinh này ở rất xa so với chúng ta và có khả năng tự thấu ánh

sáng của mặt trời” [ĐHNT, Tr 3]; và

“人所称為彗星者乃光体淡作一團, 而其生甚薄, 其外則有彙 形, 其之散如帚形者人謂之篲尾, 彗星還太陽而行 - Tuệ tinh, nhân sở xưng vi Tuệ tinh giả, nãi quang thể đạm tác nhất đoàn nhi kì quang thậm bạc. Kỳ ngoại tắc hữu vị hình. Kỳ chi tán như chửu hình giả nhân vị chi tuệ vĩ. Tuệ tinh hoàn thái dương nhi hành - Tuệ tinh còn gọi là sao Chổi, là tập hợp quang thể có ánh sáng nhạt, nhìn bên ngoài nó là một đốm sáng xúm xít, tán rộng như cái chổi nên người ta thường gọi là (sao) đuôi chổi, chuyển động quay quanh mặt trời”.

Ngoài ra, sách trình bày đến: liệt tú 列宿 (các ngôi sao), tinh vẫn 星隕

(sao rơi), thái dương 太陽 (mặt trời), thái âm太陰 (mặt trăng), nhật thực 日 蝕 và nguyệt thực 月蝕 [ĐHNT, Tr 8].

2.1.3.2. Tri thức về địa cầu

Để trả lời cho câu hỏi trái đất nơi chúng ta đang sống như thế nào? Địa học nguyên thủy 地學原始 viết rằng: “地球是八行星之一也, 繞日而 行, 其体 圓 - địa cầu thị bát hành tinh chi nhất dã, nhiễu nhật nhi hành, kỳ thể viên - Địa cầu là một trong tám hành tinh (của hệ mặt trời), quay quanh mặt trời, có hình tròn”. Để làm rõ hơn trái đất có hình tròn (hình cầu) Địa học nguyên thủy 地學原始 đã lấy hình ảnh so sánh:“人謂地球圓如坩寔, 外面更有滑膩. 此說 誠為有理 - Nhân vị địa cầu viên như cam thực, ngoại diện cánh hữu hoạt nị. Thử thuyết thành vi hữu lý - Có người cho rằng

trái đất có hình tròn như quả cam, bên ngoài mặt nhẵn trơn. Thuyết này cũng có lý” [ĐHNT, Tr 6]. Để chứng minh, sách trình bày thật đơn giản mà dễ hiểu:

“人欲知地形之圓. 其推致之法有二: 如在海岸遙望海上之船, 其 初只見煙筒, 繼見船檣及船身是也; 又如月蝕之時為 地球之影 所 敝見其形圓是也. 又約略言之人可繞地 球而行,

非地圓而何惟 其 然也. 顧一舟離某處而行,

惟伊前直駛自能返其故處 - Nhân dục tri địa hình chi viên. Kỳ suy trí chi pháp hữu nhị: như tại hải ngạn dao vọng hải thượng chi thuyền, kỳ sơ chỉ kiến yên đồng kế kiến thuyền tường cập thuyền thân thị dã; hựu như nguyệt thực chi thời vi địa cầu chi ảnh sở tệ kiến kỳ hình viên thị dã. Hựu ước lược ngôn chi nhân khả nhiễu địa cầu nhi hành, phi địa viên nhi hà duy kỳ nhiên dã. Cố nhất chu ly mỗ xứ nhi hành, duy y tiền trực sử, tự năng phản kỳ cố xứ - Con người muốn biết trái đất có hình tròn, có thể suy luận bằng hai cách: nếu đứng trên bờ biển nhìn thuyền xa, ban đầu chỉ thấy sương khói mờ mờ, sau đó nhìn thấy cột buồm, rồi mới nhìn thấy thân thuyền; hay vào lúc nguyệt thực, nhìn thấy ảnh của trái đất hình tròn; hay có thể suy luận rằng: con người đi vòng quanh trái đất, nếu không phải trái đất hình tròn, sao có thể đi như vậy? Cho nên, một chiếc thuyền dời bờ cứ thẳng tiến thì lại quay được về bến cũ” [ĐHNT, Tr 4]. Cách diễn đạt này của sách hoàn toàn thuyết phục và phù hợp.

Sách tiếp tục giải thích về hiện tượng hiện tượng tự nhiên trên trái đất. Giải thích về sự hình thành ngày và đêm: “地轉不停, 於是晝夜分焉 - địa chuyển bất đình, ư thị trú dạ phân yên – trái đất chuyển động không ngừng, do đó chia ra ngày và đêm”; giải thích hiện tượng năm thường, năm nhuận trong

lịch: “人嘗見日光燭於地球之上. 然且半球見日, 半球蔽日.

初見日 之處是 為早晨, 正對日之處是為正午, 日將入之處是為晚分, 不 見 日之處是為黑夜. 地球繞日一周, 必須三百六十五日靈六點鍾之 數. 週四年成二十四點鍾. 故每四年則有一閏年, 三百六十六. 常 年則三百六十五日而已-

nhân thường kiến quang chúc ư địa cầu chi thượng. Nhiên thả bán cầu kiến nhật, bán cầu tế nhật. Sơ kiến nhật chi xứ thị vi tảo thần, chính đối nhật chi xứ

thị vi chính ngọ, nhật tương nhập chi xứ thị vi vãn phân, bất kiến nhật chi xứ thị vi hắc dạ. Địa cầu nhiễu nhật nhất chu tất tư tam bách lục thập ngũ nhật linh lục điểm chung chi số. Chu tứ niên thành nhị thập tứ điểm chung. Cố mỗi tứ niên tắc hữu nhất nhuận niên, tam bách lục thập lục nhật. Thường niên tắc tam bách lục thập ngũ nhật nhi dĩ - Người ta thường thấy mặt trời chiếu sáng phía trên mặt đất. Như vậy, ở một nửa bán cầu nhìn thấy mặt trời, một nửa bán cầu bị che khuất. Lúc mặt trời vừa xuất hiện gọi là buổi sớm. Lúc mặt trời chiếu thẳng gọi là chính ngọ. Lúc mặt trời sắp lặn gọi là chiều tối. Lúc không nhìn thấy mặt trời gọi là đêm. Trái đất quay quanh mặt trời một vòng mất 365 ngày lẻ sáu giờ. Gộp sáu giờ lại thì cứ 4 năm sẽ tròn 24 giờ. Cho nên cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận 366 ngày (năm thường chỉ có 365 ngày)”. [ĐHNT, Tr5 - 6].

Sách còn trình bày các phương pháp xác định phương hướng, tọa độ địa lý mang tính ứng dụng cao:“人必分別方向之所在, 然後可以遍航 全球. 如日出之處是東方,日入之處是西方,日在正午是南方, 與 南 方相對是北. 此四正之方向也 (...) 在晝間則以日正午為準 (…) 在 則仰見北斗星(…) 若遇雨天雪夜, 不見太陽, 北斗星則地盘之一 針 (…) 人欲知方向 之所 在又分地球有赤道, 經道緯道. 道則在正 圈, 南極北極相隔平分 (…) nhân tất phân biệt phương hướng chi sở tại, nhiên hậu khả dĩ biến hàng toàn địa cầu. Như nhật xuất chi xứ thị đông phương, nhật nhập chi xứ thị tây phương, nhật tại chính ngọ thị nam phương, dữ nam phương tương đối thị bắc phương. Thử tứ chính chi phương hướng dã (…) Tại trú gian tắc dĩ nhật chính ngọ vi chuẩn đích (…) Tại dạ gian tắc ngưỡng kiến bắc đẩu tinh (…) Nhược ngộ vũ thiên tuyết dạ, bất kiến thái dương, cập bắc đẩu tinh, tắc kiến địa bàn chi nhất kim châm (…) nhân dục tri phương hướng chi sở tại hựu phân địa cầu hữu xích đạo, kinh tuyến, vĩ tuyến. Xích đạo tắc tại chính ngọ khuyên, dữ nam cực bắc cực tương cách bình phân Con người cần phải phân biệt được phương hướng sở tại, mới có thể vận chuyển hàng khắp toàn cầu. Như: nơi mặt trời xuất hiện là phương đông, nơi mặt trời lặn là phương tây, nơi mặt trời chính ngọ là phương

nam, đối diện với phương nam là phương bắc. Đây là 4 phương hướng chính (…) Vào ban ngày lấy mặt trời chính ngọ là chuẩn (…) vào ban đêm nhìn hướng sao bắc đẩu (…) Nếu gặp hôm trời mưu, đêm tuyết thì đã có kim chỉ nam (…) (Ngoài ra) Con người muốn xác định phương hướng sở tại còn chia địa cầu thành các đường xích đạo, kinh tuyến, vĩ tuyến. Đường xích đạo tức là đường chính ngọ, có khoảng cách đến cực nam và cực bắc bằng nhau (…)” [ĐHNT, Tr9 - 10]

Bên cạnh đó, Địa học nguyên thủy 地學原始 còn cung cấp cho người học một hệ thống các vấn đề về vành đai khí hậu ngũ đới 五带(5 đới khí hậu: nhiệt đới; bắc ôn đới và nam ôn đới, bắc hàn đới và nam hàn đới); trục quay, các đường hoàng đạo 黃道, xích đạo 赤道, chính ngọ đạo正午道 …

Với những kiến thức thiên văn, địa cầu như trên, Địa học nguyên thủy

地學原始 đã giúp cho người học trả lời những câu hỏi: vũ trụ bao la gồm những gì (định tinh, hành tinh, tuệ tinh); trái đất của chúng ta đang sống là một hành tinh xoay quanh mặt trời mà có ngày đêm trôi qua, bốn mùa thay đổi, những hiện tượng địa lý tự nhiên: sao băng, nhật thực, nguyệt thực đều có thể lý giải khoa học chứ không phải là siêu nhiên, thần bí; và chúng ta có thể xác định được vị trí, phương hướng trên vũ trụ ứng dụng thiết thực vào cuộc sống. Những kiến thức khoa học địa lý mới này hoàn toàn vượt khỏi thế giới quan vốn có trước đó của người Việt Nam mà đa phần tầm nhìn của họ chưa ra khỏi lũy tre làng và cũng vô cùng quan trọng ngay cả đối với các sĩ tử, những người ngày trước chỉ biết đọc sách thánh hiền, chưa tiếp xúc với các khoa học tiến bộ của thế giới.

2.1.3.3. Tri thức về Địa lý các châu cận hiện đại

Địa học nguyên thủy 地學原始 trình bày các tri thức địa lý thế giới cận hiện đại như: năm châu, bốn biển và các tri thức về chính trị, tôn giáo, tình hình các nước bị tiêu diệt trên thế giới. Tuy vậy trước khi trình bày các kiến thức địa lý cụ thể, Địa học nguyên thủy 地學原始 đưa ra một loạt các khái niệm về các hiện tượng tự nhiên mà con người nghiễm nhiên công nhận sự tồn

tại của nó như tất yếu mà không biết rằng đó là kết quả của quá trình biến đổi, phát triển của vũ trụ. Đó là: lục địa, quần đảo, núi, núi lửa, đại dương, thủy triều, sông ngòi, ngã ba, kênh. Ngoài ra Địa học nguyên thủy 地學原始 còn giới thiệu ngũ đại châu, ngũ đại dương. Như: “陸地: 陸地者地形廣大海 繞外也. 群島: 群島者沙土浮起於海之中也. 山者沙石突起一 又一 層 昔 累而成也. 火山者圓而尖, 嶺上有一鈌處發出煙灰,

片石散爛 而成泥也. 地高 而近山為之高原.

地卑而近江與海為之平原 (…) lục địa: lục địa giả địa hình quảng đại nhi hải hoàn nhiễu ư ngoại dã. Quần đảo: quần đảo giả sa thổ phù khởi ư hải chi trung dã. Sơn giả sa thạch đột khởi nhất tằng nhất tằng tích lũy nhi thành dã. Hỏa sơn giả viên nhi tiêm, lĩnh thượng hữu nhất khuyết xứ phát xuất yên khôi, phiến thạch tích lạn nhi thành nê dã. Địa cao nhi cận sơn vị chi cao nguyên. Địa ti nhi cận giang dữ hải vị chi bình nguyên (…) Lục địa: lục địa là phần đất liền rộng lớn được bao quanh bởi biển. Quần đảo: quần đảo là do cát và đất bồi đắp nổi lên giữa biển. Núi do cát, đá nổi lên từng tầng, từng tầng, tích tụ dần mà thành. Núi lửa có hình tròn có ngọn, nơi khuyết trên ngọn núi trào ra tro khói. Đá bị nung nóng chảy ra thành bùn. Đất cao mà gần núi gọi là cao nguyên. Đất thấp mà gần sông và biển thì gọi là bình nguyên (….)” [ĐHNT, Tr 11-12].

Nhìn vào ví dụ trên, có thể thấy khi trình bày cái khái niệm, tác giả đã dùng một loạt các kết cấu câu phán đoán: A 者 B 也 (A giả B dã - A là B); hoặc kết cấu: A 為之 B (A vị chi B - A gọi là B) nhằm khẳng định, nhấn mạnh, một loại câu phổ dụng trong văn phong khoa học Hán văn.

Ngoài ra, với cách trình bày diễn dịch, tác giả lần lượt dẫn dắt người học đi qua địa lý các châu lục: từ châu Âu, Châu Á, đến Châu Mĩ, Châu Úc đến châu Phi.

Sau khi trình bày các kiến thức sơ đẳng về thiên văn, địa cầu, địa lý trái đất, Địa học nguyên thủy 地學原始 đi vào trình bày cụ thể địa lý 5 châu lục

về các mặt vị trí, diện tích, khí hậu, tộc người, kinh tế. Trong đó, mỗi châu lục có trình bày địa lý một số nước.

Mở đầu phần địa lý châu Âu, Địa học nguyên thủy 地學原始 khái

quát:“歐州在亞之西北, 其地最小 (地近十兆萁臚蔑方尺) 而富強

較五州為最, 大小共二十國而英俄普法意奧稱為六大國- Âu châu tại Á chi tây bắc, kỳ địa tối tiểu (địa cận thập triệu kỳ lô miệt phương xích) nhi phú cường giảo ngũ châu vi tối, đại tiểu cộng nhị thập quốc nhi Anh, Nga, Phổ, Pháp, Ý, Áo xưng vi lục đại quốc - Châu Âu ở phía tây bắc của châu Á, tuy đất đai hẹp nhất (gần 10 triệu km2) nhưng lại hùng mạnh nhất trong các châu lục. Châu Âu lớn nhỏ có 20 quốc gia, trong đó Anh, Nga, Phổ, Pháp, Áo, Ý là sáu quốc gia lớn nhất” [ĐHNT, Tr 15].

Sau đó, sách khái quát toàn bộ giới hạn 界限, địa hình 地形, đại xuyên 大川, danh sơn 名山, thủy thổ khí hậu 水土氣候 chung của toàn châu Âu, rồi đi vào giới thiệu cụ thể Lục đại quốc 六大國 (6 nước lớn): Đại Pháp 大法, Anh Cát Lợi 英吉利, Nga La Tư 俄羅斯, Đức Ý Chí 德意志,

Ý Đại Lợi 意大利, Áo Đại Lợi奧大利 và chư tiểu quốc (các nước nhỏ): Tây Ban Nha 西班牙, Bồ Đào Nha 葡萄牙, Thụy Điển 瑞典 và Na Uy 那威,

Thụy Sĩ 瑞士, Bỉ Lợi Thời 彼利時, Hy Lạp 希臘, Thổ Nhĩ Kỳ 土耳其. Với các nước có giới thiệu địa giới, dân số, thủ đô, kĩ nghệ, chính thể ở mức độ ngắn gọn nhưng khái quát.

Tương tự như vậy, ở châu Á bao gồm ngũ đại quốc (5 nước lớn) là: Đại Thanh 大清,Nhật Bản日本, Ấn Độ印度, Siberi 西伯利, Celia西里亞 và

chư tiểu quốc là: Miến Điện 緬甸, Ba Tư 波斯, Triều Tiên 朝鮮, Đông Dương cảnh nội (trong cõi Đông Dương tác giả tập trung trình bày về địa lý Đại Nam). Ở châu Mỹ có chư đại quốc: bắc Mỹ có Hoa Kỳ 華旗, Mêhico

墨西哥, Canada 加拿大; các nước Trung Mỹ và các nước thuộc quần đảo Tây Ấn; Nam Mỹ có Peru 秘奧, Chile 智利, Braxin 巴西, Bolivia 巴拉他,

埃及, Ma rốc 磨落哥, Dăm bi a 贊哈拉. Châu Úc thì có: các đảo thuộc Nam dương, các đảo Đông Nam dương, các đảo Thái Bình Dương.

Đối với mỗi châu lục tác giả đều chọn trình bày địa lý các nước lớn có ảnh hưởng chi phối toàn châu lục như Pháp, Anh ở châu Âu; Trung Quốc, Ấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sách giáo khoa hán văn địa lý trong chương trình cải lương giáo dục chữ hán 1906 (Trang 53 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)