6. Kết cấu của luận văn
1.3. Nhận xét về danh mục sách giáo khoa Hán văn địa lý cho
1.3.7. Sách giáo khoa Hán văn địa lý điểm nhấn của giáo dục Hán văn
đầu thế kỷ XX
Sách giáo khoa Hán văn địa lý điểm nhấn của giáo dục Hán văn đầu thế kỷ XX bởi lẽ Hán văn địa lý là Hán văn mang tính kỷ thuật. Tính kỷ thuật, cú pháp giản lược, sử dụng nhiều mẫu câu vị ngữ danh từ, câu kể và sự phong phú về vốn từ mang tính thuật ngữ đã cho phép chúng ta nhìn Hán văn địa lý như một dạng của văn phong khoa học Hán văn.
Như chúng ta đã biết, việc biên soạn sách địa dư, địa lý vốn có truyền thống ở Việt Nam trong quá khứ. Quả vây, trong Di sản Hán Nôm Việt Nam –
Thư mục đề yếu, toàn bộ kho sách Hán Nôm với khoảng 10.000 đơn vị tư liệu được phân thành 42 chủ đề. Trong đó có nhiều tài liệu liên quan đến địa dư địa chí. Có thể thống kê như sau: bản đồ (93 đơn vị), giao bang (114 đơn vị), công cụ tra cứu (130 đơn vị), địa lý (216 đơn vị), địa lý địa phương (119 đơn vị), sử học (399 đơn vị), sử liệu (781 đơn vị), sách Nôm (830 đơn vị) … đã chứng tỏ trong kho tư liệu Hán Nôm, số lượng sách địa lý bao gồm địa lý, địa phương chí và bản đồ chiếm con số đáng kể.
Ở Việt Nam sách địa chí cũng xuất hiện từ rất sớm. Theo ghi chép trong
Đại Việt sử kí toàn thư 大越史記全書 thì năm 1172 vua Lý Anh Tông (1138 – 1175) sau chuyến đi tuần phiên giới đã sai người vẽ bản đồ và ghi chép phong vật của từng địa phương thành bộ Nam Bắc phiên giới địa đồ
南北藩界地圖 (ghi hình thế sông núi phong vật) tuy nhiên sách này đến nay đã thất truyền. Sang đến đời nhà Trần, những nhà nghiên cứu đầu thế kỉ XX có nhắc tới tác phẩm An Nam chí lược 安南誌略 của Lê Trắc viết về lịch sử nước ta bao gồm 19 quyển. Giới nghiên cứu nước ta có rất nhiều tranh cãi về vấn đề này. Họ cho rằng đây là cuốn lịch sử Đại Việt mà Lê Trắc đứng trên quan điểm của nhà Nguyên để soạn. Theo Vũ Ngọc Khánh thì: “An Nam chí lược được nhắc tới trong danh mục các sách sử đời trước, song vấn đề sử dụng các thông tin trong cuốn sách làm cứ liệu thì thường dè dặt”. [Vũ Ngọc Khánh, 2007, Tr 45]
Đời Lê, vua Lê Thái Tông đã giao cho Nguyễn Trãi (1380 – 1442) soạn bộ Dư địa chí 輿地誌 hay còn gọi là An Nam Vũ cống 安南禹貢 vào năm 1435, đây được coi là cuốn sách địa lý quy mô đầu tiên của nước ta. Dư địa chí 輿地誌 xác định duyên cách, bờ cõi lãnh thổ nước ta trải qua các thời kỳ lịch sử, khẳng định chủ quyền đất nước. Đến đời Lê Thánh Tông có cuốn
Thiên hạ bản đồ 天下版圖. Đến đời nhà Mạc, tuy không có cuốn dư địa chí toàn quốc nào nhưng đặc biệt chúng ta phải kể đến cuốn Ô Châu cận lục 烏 州近錄 của Dương Văn An là cuốn địa phương chí cung cấp cho chúng ta một hệ thống địa danh của các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,
và phủ Điện Toàn thuộc tỉnh Quảng Nam ngày nay. Cuối thời Lê Trung Hưng có cuốn Lê triều cống pháp 黎朝貢法 của Ngô Thì Sĩ, Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Tông Khuê tái ghi cuốn Dư địa chí 輿地誌 của Nguyễn Trãi thêm phần chú giải và bổ sung; cuốn Phủ biên tạp lục 府邊雜錄 của Lê Quý Đôn chép địa phương chí của xứ Thuận Hóa và Quảng Nam; cuốn Kiến văn tiểu lục
見聞小錄 cũng có chép kèm phong vực các xứ Hưng Hóa, Tuyên Quang… Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX có các tác phẩm địa phương chí như:
Kiền khôn nhất lãm 乾坤一覽 của Phạm Đình Hổ; Thiên tải nhàn đàm 千載 閒談 của Đàm Nghĩa Am (1810); Gia Định thành thông chí 嘉定城通誌
của Trịnh Hoài Đức, Nghệ An chí 乂安誌 của Bùi Dương Lịch, Các trấn tổng xã danh bị lãm各鎮總社名備覽 soạn cuối thời Gia Long…
Thời nhà Nguyễn số lượng sách địa lý quốc chí tăng lên rất nhiều: Hoàng Việt nhất thống dư địa chí黃越一統輿地誌 (1806) của Lê Quang Định; Hoàng Việt địa dư chí 黃越地輿誌 (1833) của Phan Huy Chú là bộ sách địa lý được khắc in đầu tiên vào đời Minh Mệnh; Đại Việt địa dư toàn biên大越地輿全編
(1882) của Nguyễn Văn Siêu; Đại Nam nhất thống chí大南一 統誌(1882) của Quốc Sử quán triều Nguyễn; và cuốn ĐồngKhánh địa dư chí同慶地輿誌 (1886 – 1888) có thể được xem là thư tịch địa lý cổ có quy mô lớn cuối cùng của Việt Nam. [Ngô Đức Thọ (đồng chủ biên), H, 2003].
Thế nhưng các bộ địa dư chí ấy được nhìn như những biểu trưng mang tính thống nhất quốc gia hay khu vực là chủ yếu. Ít khi chúng được mang vào dạy ở trường như một môn học. Sự xuất hiện của môn địa lý trong chương trình giáo dục khoa cử chữ Hán cải lương là điểm nhấn cho Hán văn giáo dục đầu thế kỷ XX. Chữ Hán của môn địa lý đã tham gia vào giáo dục phổ thông, mở mang tân học.
Các sách địa lý Hán văn cải lương đều đề cao vai trò của vấn đề “tân học” khi học môn địa lý. Phần giới thiệu về dân số, phong tục của Trung Quốc trong Bắc sử tân san toàn biên 北史新刪全編 có dẫn rằng: trước đây dân (Trung Quốc) sống lạc hậu, những người biết chữ không quá hai đến ba phầm
mười, chỉ đi vào những cái học không chú trọng thực tế để làm quan, mà chỉ tập trung vào thơ phú văn nghệ vô ích. Do đó, phải có những đổi mới cho phù hợp:“近已停科舉, 改學法自京師以及各省皆設大小學堂, 講求實 學. 女子 讀書者曰亦漸多 - Cận dĩ đình khoa cử cải học pháp tự kinh sư dĩ cập các tỉnh giai thiết đại tiểu học đường, giảng cầu thực học, nhữ tử độc thư giả viết diệc tiệm đa - Gần đây, chế độ khoa cử đã chấm dứt chế độ khoa cử. Từ kinh đô tới các địa phương đều thiết lập trường học các cấp từ nhỏ đến lớn, giảng dạy các kiến thức thực học. Nữ giới đọc sách càng ngày càng nhiều”. [Bắc sử tân san toàn biên, A.489, Tr.12]. Do vậy việc đổi mới học vụ, tân tiến là xu thế tất yếu của thời cuộc mà các nước lớn như Trung Quốc đã làm, vậy thì ở Việt Nam việc cải lương học vụ cũng là yêu cầu cấp thiết.
Tiểu kết chƣơng 1
Hệ thống sách giáo khoa Hán văn địa lý phục vụ cải lương giáo dục trực tiếp gắn liền với chương trình cải lương giáo dục khoa cử chữ Hán năm 1906.
Qua thống kê và phân tích hệ thống tài liệu Hán văn địa lý có thể khẳng định rằng: việc dạy và học môn địa lý bằng Hán văn đã mở rộng chức năng và phong cách của Hán văn trong giáo dục.
Hán văn địa lý là một đặc trưng của cải lương giáo dục khoa cử, tạo điều kiện cho khoa học nghiên cứu địa lý nước ta phát triển hòa nhập vào nền khoa học địa lý thế giới trong giai đoạn này qua Hán văn, bằng Hán văn.
Nhiều tài liệu Hán văn địa lý ra đời trong làn sóng cải lương giáo dục khoa cử đã trở thành công cụ cho sự tuyên truyền yêu nước sôi nổi hào hùng. Trong sự đa dạng của sách giáo khoa Hán văn địa lý, ở chương 2 dưới đây, chúng tôi sẽ đi vào nghiên cứu Địa học nguyên thủy 地學原始 và Nam quốc địa dư 南國地輿 như là những nghiên cứu trường hợp mang tính đại diện cho loại hình sách giáo khoa Hán văn địa lý ra đời trong cải lương giáo dục khoa cử chữ Hán 1906.
SÁCH GIÁO KHOA HÁN VĂN ĐỊA LÝ CẢI LƢƠNG (1906)
TRƢỜNG HỢP ĐỊA HỌC NGUYÊN THỦY 地學原始
VÀ NAM QUỐC ĐỊA DƯ 南國地輿
Tuy cùng ra đời trong xu thế cải lương giáo dục khoa cử 1906, nhưng tinh thần Hán văn địa lý trong các trường công do thực dân Pháp trực tiếp quản lí và ở Đông Kinh Nghĩa Thục - trường của các nhà nho yêu nước mở lại có những khác nhau cơ bản. Chúng tôi chọn nghiên cứu trường hợp sách Địa học nguyên thủy 地學原始 sách địa lý cải lương phản ánh quan điểm gần chính quyền thực dân phong kiến và Nam quốc địa dư 南國地輿 sách dạy trong trường tư Đông Kinh Nghĩa Thục như là những nghiên cứu trường hợp để làm rõ luận định trên.