CSDL Hộ chiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế của việt nam trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia (Trang 31 - 34)

- Hướng dẫn và hỗ trợ các quốc gia thành viên thực thi các Hiệp định quốc tế, trợ giúp các quốc gia xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật

CSDL Hộ chiếu

vòng vài giây đồng hồ. I-24/7 thực sự đã giúp các quốc gia giảm thiểu chi phí về thông tin liên lạc, rút ngắn thời gian xác minh kết quả đồng thời mở rộng được hợp tác đa phương, đa ngành trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia.

Xây dựng CSDL thông tin tội phạm xuyên quốc gia: Tổ chức INTERPOL chủ trì xây dựng các CSDL truy nã tội phạm, căn phạm, hồ sơ mã gien ADN, giấy thông hành, ô tô, tác phẩm nghệ thuật bị mất, mất cắp; tội phạm khủng bố và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia … Thông qua các Văn phòng INTERPOL quốc gia, lực lượng Cảnh sát các quốc gia thành viên được quyền truy nhập và khai thác các CSDL phục vụ hoạt động đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia. Với sự trợ giúp đắc lực của công cụ điện tử này, mỗi năm có đến hàng ngàn đối tượng truy nã bị bắt giữ, hàng chục ngàn ô tô và hàng trăm ngàn hộ chiếu mất cắp đã bị phát hiện và kịp thời ngăn chặn.

Bảng số liệu CSDL Hộ chiếu mất cắp và số lượt tra cứu CSDL của tổ chức Interpol 1981245 13297631 299264 8594461 13987652 4819859 15849257 211033 153426 1485 0 2000000 4000000 6000000 8000000 10000000 12000000 14000000 16000000 18000000

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

CSDLHộ chiếu Hộ chiếu mất cắp Số lượt tra cứu CSDL

Đề hoạt động thực thi pháp luật được thực hiện trên toàn cầu, INTERPOL đã phát triển một công cụ hết sức hữu hiệu phục vụ cho việc truy bắt tội phạm bỏ trốn của các quốc gia thành viên, đó là CSDL truy nã quốc tế đối với tội phạm xuyên quốc gia. Số lượng thông báo truy nã quốc tế chiếm khoảng 26% trong tổng số các thông báo đang có hiệu lực của tổ chức INTERPOL. Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã thừa nhận thông báo truy nã quốc tế của INTERPOL là căn cứ pháp lý để thực hiện việc bắt giữ đối tượng nhằm mục đích dẫn độ hoặc trục xuất đối với tội phạm xuyên quốc gia. 8071 10014 16092 17534 15383 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000

Năm 2001 Năm 2003 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng các thông báo truy nã đỏ có hiệu lực

Thông báo truy nã đối tượng

Hỗ trợ các hoạt động Cảnh sát: Tổ chức INTERPOL hỗ trợ các quốc gia thành viên trong việc xác định các xu thế tội phạm nổi lên tại từng khu vực, qua đó nêu xuất và triển khai các dự án như: chống sản xuất và buôn bán thuốc tân dược giả tại khu vực Châu Á; dự án chống tội phạm có tổ chức gốc Châu Á; dự án chống buôn bán trẻ em Trung quốc sang Châu Âu; dự án chống buôn bán nội tạng người; dự án chống tội phạm có tổ chức ở Tây Phi; dự án chống khủng bố sinh học … nhằm tăng cường hợp tác trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và xây dựng môi trường thuận lợi cho các quốc gia thành viên hợp tác chặt chẽ hơn, cũng như mang các quốc gia đến gần nhau hơn trong quá trình phối hợp hành động chung.

Ngoài những hoạt động chính là hỗ trợ Cảnh sát các quốc gia thành viên, Tổ chức INTERPOL với vai trò điều phối quốc tế cũng đã tích cực tham gia vào các hoạt động nhân đạo và hỗ trợ khẩn cấp trong các vấn đề quốc tế. INTERPOL đã triển khai lực lượng phản ứng nhanh trong các sự kiện đánh bom ở Bali - Inđônêxia tháng 10/2002; Vụ đánh bom tại Mariốt - Inđônêxia tháng 8/2003; thành lập trung tâm nhận dạng thảm họa tại Jakarta (Inđônêxia); Phukẹt (Thái Lan) và Côlômbô (Sri Lanka) tháng 12/2004 để phối hợp nhận dạng nạn nhân trong cơn bão Tsunami; Vụ đánh bom tàu điện ngầm ở Mađrit - Tây Ban Nha tháng 3/2004; đánh bom và bắn phá ở Tashkent - Uzbêkixtan tháng 3 và tháng 7/2008; Vụ tai nạn máy bay tại Sarajevo - Bôxnia tháng 2/2004; cung cấp chuyên gia và phương tiện phối hợp bảo vệ an toàn cho Hội nghị của tổ chức Thương mại thế giới tháng 12/2005 tại Hồng Kông - Trung Quốc; Vụ đánh bom khủng bố ở Bali - Inđônêxia tháng 10/2005; Vụ ám sát cựu thủ tướng Libăng tại Bâyrút tháng 7/2005...

Đào tạo và phát triển: Hoạt động đào tạo được triển khai trong nội bộ của Tổ chức INTERPOL, các nước thành viên và mở rộng đến các cán bộ thi hành pháp luật khác của các quốc gia thành viên với mục tiêu: nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ thi hành pháp luật chống tội phạm xuyên quốc gia; thúc đẩy hợp tác quốc tế; nâng cao hiểu biết về các công cụ và dịch vụ hỗ trợ Cảnh sát của Tổ chức INTERPOL hỗ trợ các nước thành viên và nâng cao kỹ năng làm việc của đội ngũ sỹ quan hành pháp. INTERPOL cũng đã thành lập nhóm chuyên gia để soạn thảo bộ tiêu chuẩn về năng lực và trình độ áp dụng cho đội ngũ cán bộ, đồng thời tổ chức các khóa đào tạo tương ứng để đạt được những tiêu chuẩn và năng lực cần thiết đã đề ra.

Số lượng các khóa đào tạo theo lĩnh vực chuyên môn (năm 2007) Tội phạm công nghệ cao, 3 Tiền giả, 1 Khủng bố sinh học, 3 Phân tích tội phạm, 3 AND, 3 Ma túy, 4 Văn phòng Interpol khu vực, 1 Ô tô mất cắp, 2 Khủng bố, 1 Buôn người, 9 Dịch vụ và công cụ hỗ trợ Cảnh sát của Interpol, 15 Hệ thống thông tin toàn cầu I-24/7, 13 Văn phòng Interpol

quốc gia, 11 Tội phạm có tổ chức,

1

Với mục tiêu phối hợp đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, gìn giữ an ninh và trật tự an toàn xã hội chung trên toàn cầu, Tổ chức INTERPOL tập trung vào 6 lĩnh vực ưu tiên chính bao gồm có: Ma túy và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia như; Tội phạm kinh tế và công nghệ cao; Hỗ trợ điều tra tội phạm truy nã; Tội phạm khủng bố và an toàn công cộng; Tội phạm buôn người; Tội phạm tham nhũng ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế của việt nam trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)