Quá trình phát triển của Văn phòng INTERPOL Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế của việt nam trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia (Trang 44 - 46)

- Hiệp hội Cảnh sát các quốc gia Đông Na mÁ (ASEANAPOL): Nhận

2.1.2 Quá trình phát triển của Văn phòng INTERPOL Việt Nam

Trước yêu cầu thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và để thực hiện nghĩa vụ của thành viên chính thức của INTERPOL, ngày 28/5/1993, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ký Quyết định số 262/QĐ - thành lập Văn phòng INTERPOL Việt Nam trực thuộc Tổng cục Cảnh sát. Theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Văn phòng INTERPOL Việt Nam được giao một số chức năng và nhiệm vụ chính như sau:

- Tham mưu, đề xuất chương trình và kế hoạch phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có tính quốc tế liên quan đến Việt Nam của lực lượng Cảnh sát Việt Nam.

- Trực tiếp phối hợp xử lý tội phạm và các đối tượng phạm tội xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài liên quan đến Việt Nam đối với các loại tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy, khủng bố, và truy nã, dẫn độ tội phạm.

- Tham mưu, đề xuất phương án phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm giữa các đơn vị nghiệp vụ trong nước, công an các địa phương với các quốc gia thành viên của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (INTERPOL).

- Khai thác, vận hành trung tâm thông tin tội phạm quốc tế phục vụ yêu cầu nghiệp vụ của các đơn vị, địa phương trong toàn quốc, xây dựng Hệ thống CSDL thông tin về tội phạm xuyên quốc gia của toàn ngành.

- Tổ chức thu thập kinh nghiệm và các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm của Cảnh sát các nước để tuyên truyền, phổ biến trong lực lượng Công an nhân dân.

Có thể nói vào thời điểm năm 1991, việc gia nhập tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới về hợp tác Cảnh sát là một điều có ý nghĩa rất to lớn, thể hiện được tầm nhìn chiến lược của Nhà nước ta trong đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia. Ngay cả khi vào thời điểm đó, Chiến tranh lạnh vẫn đang còn là một cản trở lớn giữa các quốc gia có hệ tư tưởng và chính trị đối lập, thêm vào đó Việt Nam vẫn đang chịu sự kìm tỏa về kinh tế và chính trị của Mỹ và Tây Âu, thậm chí vẫn tồn tại những nghi kỵ và các “rào chắn” ngay cả với các quốc gia Đông Nam Á.

Năm 1996, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội ASEAN, lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã tham gia khuôn khổ đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia của khu vực - Hiệp hội Cảnh sát các nước ASEAN (ASEANAPOL). Văn phòng INTERPOL Việt Nam một lần nữa lại được Lãnh đạo Bộ Công an giao thêm nhiệm vụ là đầu mối hợp tác ASEAN, ASEANAPOL trong đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia.

Trước nhu cầu tăng cường hợp tác đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam, năm 2005, Văn phòng INTERPOL Việt Nam đã có báo cáo giải trình tổ chức - biên chế và được Bộ trưởng Bộ Công an ký quyết định số 1287/QĐ-BCA ngày 13/9/2005 về việc nâng cấp Văn phòng INTERPOL thành đơn vị cấp cục hoàn chỉnh và là cơ quan đầu mối duy nhất của Bộ Công an trong hợp tác INTERPOL, ASEANAPOL chống tội phạm xuyên quốc gia.

Thực tiễn hoạt động trong những năm qua đã khẳng định INTERPOL Việt Nam đã và đang trở thành “cánh tay” kéo dài của các lực lượng nghiệp

vụ trong nước nhằm phối hợp với các lực lượng thi hành pháp luật nước ngoài trong đấu tranh phòng chống tội phạm có yếu tố nước ngoài nói chung và tội phạm xuyên quốc gia nói riêng liên quan đến Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế của việt nam trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)