Một số kết quả đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia của lực lượng Cảnh sát Việt Nam thông qua kênh hợp tác INTERPOL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế của việt nam trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia (Trang 46 - 64)

- Hiệp hội Cảnh sát các quốc gia Đông Na mÁ (ASEANAPOL): Nhận

2.1.3 Một số kết quả đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia của lực lượng Cảnh sát Việt Nam thông qua kênh hợp tác INTERPOL

lượng Cảnh sát Việt Nam thông qua kênh hợp tác INTERPOL

Tội phạm, đặc biệt là tội phạm xuyên quốc gia ở Việt Nam dù ở mức thấp nhưng thế giới xuất hiện loại tội phạm gì thì ở Việt Nam có loại tội phạm đó như ma tuý, rửa tiền, buôn người, môi trường, xâm phạm về sở hữu trí tuệ, công nghệ cao...

Trong những năm qua, thông qua kênh hợp tác INTERPOL, Cảnh sát Việt Nam đã tiếp nhận và xử lý trên 34.000 lượt thông tin liên quan đến đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam như tội phạm ma túy, buôn bán người, khủng bố, tội phạm kinh tế, công nghệ cao ... Lực lượng Cảnh sát đã phát hiện, ngăn chặn kịp thời hàng trăm vụ lừa đảo có tính chất xuyên quốc gia có thể gây thất thoát tài sản nhà nước hàng tỷ đồng; đã xác minh làm rõ hàng ngàn đối tượng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư tại nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật ở Việt Nam hoặc nước sở tại; xác minh làm rõ tư cách pháp nhân của trên 200 tổ chức (chủ yếu là các công ty, ngân hàng, quỹ tín dụng…) liên quan đến các hoạt động tội phạm kinh tế như rửa tiền, buôn lậu, lừa đảo; đã phối hợp khám phá và bóc gỡ hàng chục đường dây buôn lậu thuốc lá, xe ôtô, xăng dầu từ nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại; phối hợp với Cảnh sát nước ngoài điều tra khám phá nhiều đường dây, băng nhóm rửa tiền, chuyển tiền bất hợp pháp từ nước ngoài về Việt Nam đã tịch thu xung công quỹ nhà nước nhiều tỷ đồng cũng như bảo về quyền lợi cho các nhà sản xuất. Về công tác truy nã quốc tế, qua

kênh hợp tác INTERPOL, lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã bắt giữ và trao trả trên 40 đối tượng truy nã cho Cảnh sát nước ngoài như Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, áo... đã phối hợp với Cảnh sát nước ngoài bắt giữ được trên 50 đối tượng có lệnh truy nã của Cảnh sát Việt Nam. Nhiều đối tượng đã được dẫn độ về nước để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử trong đó có nhiều đối tượng đặc biệt nguy hiểm. Đã phối hợp với Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế INTERPOL ban hành trên một trăm lệnh truy nã quốc tế đối với các đối tượng truy nã của Việt Nam phạm tội nghi trốn ra nước ngoài. Về tội phạm hình sự, đã phối hợp xác minh làm rõ được hàng ngàn đối tượng liên quan để phục vụ công tác điều tra của các đơn vị yêu cầu. Đã phối hợp bóc gỡ nhiều đường dây đưa phụ nữ Việt Nam ra nước ngoài làm gái mại dâm như các đường dây đưa phụ nữ Việt Nam sang Hồng Kông, Ma Cao, Malaysia, Campuchia… để làm gái mại dâm; đã phối hợp với các cơ quan thi hành pháp luật nước ngoài cứu được nhiều nạn nhân đưa trở về nước xum họp với gia đình … Những nỗ lực của Lực lượng Cảnh sát đã đã đóng góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Phối hợp đấu tranh chống tội phạm ma túy xuyên quốc gia

Theo ước tính của Ủy ban quốc gia phòng chống ma túy, Việt Nam có khoảng 16 -17 vạn người nghiện, tuy nhiên trên thực tế con số này cao hơn rất nhiều khoảng 25 vạn. Nếu đúng theo con số này mà tính một cách đơn giản nhất, mỗi người nghiện chỉ dùng 50 ngàn đồng/ ngày để xài ma túy thì trung bình một năm họ đốt khoảng 4.500 tỷ đồng.

Mỗi năm trung bình lực lượng Cảnh sát Việt Nam tiếp nhận từ 2500 đến 3000 thông tin yêu cầu phối hợp điều tra liên quan đến các đường dây buôn bán ma tuý từ nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại. Bình quân mỗi năm lực lượng Cảnh sát phát hiện trên 200 đối tượng là người nước ngoài và

Việt nam trong các đường dây buôn bán vận chuyển ma tuý liên quan đến nước ngoài, chủ yếu là Úc, Pháp, Mỹ, Campuchia, Lào ... thông qua các chuyên án đã bắt giữ trên 100 đối tuợng quốc tịch nước ngoài phạm tội về ma tuý ở Việt Nam. Năm 2003, Cảnh sát Việt Nam đã phối hợp các cơ quan chức năng của Lào, Campuchia, Úc, Ðài Loan, Nhật Bản, Mỹ khám phá 37 đường dây tội phạm ma túy quốc tế. Năm 2004, Cảnh sát Việt Nam đã phối hợp với Lào bắt giữ tên Nguyễn Văn Dũng là đối tượng cầm đầu trong vụ buôn bán vận chuyển 200 bánh heroin qua biên giới, trốn sang Lào từ năm1999. Năm 2005 đã khám phá hai đường dây vận chuyển ma tuý lớn (Việt Nam - Đài Loan, Việt Nam - Nhật Bản). Với các nước láng giềng, Công an 25 tỉnh thành phố có chung đường biên giới đã thường xuyên tổ chức giao ban định kỳ với Cảnh sát các nước bạn để trao đổi thông tin, tiến hành các hoạt động điều tra phối hợp, ngăn chặn các vụ buôn bán, vận chuyển ma tuý. Ðầu năm 2005, Cảnh sát Việt Nam phối hợp một số nước bắt giữ tên Chiang Yu Chia vào Việt Nam móc nối với các đối tượng trong nước vận chuyển 1,3 kg heroin sang Ðài Loan; phối hợp Cảnh sát Singapore xác minh đối tượng Quách Tiểu Bửu và Tay Chin Keng mua bán trái phép 1.470 viên ma túy tổng hợp tại TP Hồ Chí Minh. Năm 2006, lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã phối hợp với Công an Quảng Tây (Trung Quốc) triệt phá đường dây buôn bán ma túy xuyên quốc gia với số lượng ước tính lên đến 500 bánh heroin (tương đương 175 kg) từ năm 2002 đến tháng 3/2006 do các đối tượng Nguyễn Lương Dân, Nguyễn Thị Nga và Nguyễn Thi Thơm cầm đầu. Mới đây, ngày 8/5/2008, lực lượng phòng chống ma túy đã bắt giữ các đối tượng liên quan đến vụ vận chuyển 64 ngàn viên hồng phiến từ Myanmar sang Việt Nam để tiêu thụ; ngày 15/5/2008, lực lượng phòng chống ma túy đã bắt giữ các đối tượng quốc tịch Trung Quốc, Hongkong, Indonesia liên quan đến vụ vận chuyển 8,8 tấn cần sa, đây là vụ án ma túy lớn nhất nước ta từ trước đến nay.

Với vị trí địa lý rất gần "tam giác vàng", một trong những khu vực sản

xuất thuốc phiện, heroin, ma túy tổng hợp lớn nhất thế giới, Việt Nam trở thành nơi trung chuyển ma túy với số lượng lớn thông qua nhiều con đường khác nhau. Do vậy, để có thể tích đấu tranh chống tội phạm ma túy có hiệu quả, hoạt động phối hợp với các quốc gia láng giềng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Hợp tác đấu tranh chống ma túy giữa Việt Nam và Campuchia đã được pháp lý hóa thông qua lễ ký kết Bản Ghi nhớ về Hợp tác kiểm soát ma tuý, các chất hướng thần và tiền chất vào ngày 1/6/1998. Theo tinh thần của Bản Ghi nhớ này, hằng năm, hai nước tổ chức Hội nghị song phưng cấp Bộ trưởng nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm, rà soát những hoạt động và kết quả đạt được trong năm qua, đồng thời đưa ra phương hướng hợp tác cho thời gian tới. Trong các năm 2000, 2001, Hội nghị cấp Bộ trưởng đã được tổ chức lần lượt tại Việt Nam và Campuchia, Bộ trưởng hai nước đã ký kết Kế hoạch phối hợp hành động về phòng chống và kiểm soát ma tuý. Hợp tác quốc tế đấu tranh chống tội phạm ma túy giữa Chính phủ ba nước Việt Nam, Campuchia và Lào cũng được tăng cường thông qua dự án "Tăng cường hợp tác qua biên giới - AD/RAS/99/D91" do Chương trình kiểm soát ma tuý quốc

tế của Liên Hợp quốc tài trợ.

Việt Nam cũng đã ký Hiệp định hợp tác phòng chống ma tuý vào năm 2001 Trung Quốc, qua đó, việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng hai nước trong đấu tranh phòng chống ma tuý đã được tăng cường một bước lớn. Hai bên đã thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong công tác phòng chống ma tuý và phía Việt Nam đề nghị Trung Quốc hỗ trợ đào tạo cán bộ trong một số lĩnh vực như hành pháp, cai nghiện, giám định ma tuý, huấn luyện chó nghiệp vụ... Trong khuôn khổ dự án tiểu vùng của Liên Hợp quốc về "Hợp tác kiểm soát ma tuý qua biên giới - AD/RAS/99/D91", hai nước đã thiết lập Văn phòng Liên lạc qua biên giới

(BLO) về phòng chống ma túy tại tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam và tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Ngoài các khuôn khổ hợp tác song phương, lực lượng Cảnh sát đã tham mưu cho Bộ trình Chính phủ tham gia ký kết ba Công ước quốc tế về kiểm soát ma tuý của Liên Hợp quốc (Công ước 1961, 1971 và 1988) vào năm 1997; đã ký nhiều Hiệp định, Thoả thuận hợp tác quốc tế về phòng chống ma tuý và Hiệp định có liên quan đến phòng chống ma tuý với các nước, xây dựng nhiều văn bản pháp luật khác nhằm tạo cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh phòng chống ma tuý. Luật Phòng chống ma tuý có hiệu lực từ ngày 1/6/2000 đã quy định riêng một chương gồm 6 điều về Hợp tác quốc tế về phòng chống ma tuý. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 05/2003/NĐ-CP ngày 21/1/2003 về Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống ma tuý.

Hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế đóng vai trò hết sức quan trọng trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý của Việt Nam. Nhờ có sự hợp tác với các nước trong khu vực, thông qua trao đổi thông tin, nhiều vụ án ma tuý lớn đã được khám phá, góp phần ngăn chặn ma tuý từ bên ngoài vào Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều kinh nghiệm hay của các nước đã được áp dụng vào thực tiễn ở Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển thay thế cây thuốc phiện và cai nghiện, phục hồi chức năng cho người nghiện ma tuý. Hợp tác phòng chống ma tuý còn góp phần thúc đẩy mối quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong khu vực.

Phối hợp đấu tranh chống tội phạm buôn ngƣời xuyên quốc gia

Lợi dụng chính sách mở cửa, tội phạm buôn bán người ngày càng có xu hướng gia tăng, bọn chúng đã dùng thủ đoạn lừa phụ nữ trẻ em (PNTE) dưới dạng đưa đi xuất khẩu lao động, cho nhận con nuôi, kết hôn rồi đưa ra nước ngoài bán. Nhiều PNTE đã từng là nạn nhân bị bán ra nước ngoài làm

gái mại dâm hoặc lấy chồng. Song cũng chính họ sau một thời gian dài sinh sống ở nước bạn, họ được chứng kiến những cảnh làm ăn phi pháp nhưng có món tiền hời nên khi về thăm quê hương lại trở thành thủ phạm dụ dỗ, hứa hẹn và lừa bán PNTE (kể cả người thân trong gia đình)...

Theo báo cáo của “Hội nghị triển khai chương trình hành động phòng,

chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em giai đoạn II 2007 - 2010” do Bộ

Công an tổ chức ngày 6/4/2007, từ năm 1998 đến nay, đã có hơn 5.000 phụ nữ, trẻ em bị bán ra nước ngoài. Ngoài ra còn có gần 8.000 PNTE vắng mặt lâu ngày tại địa phương nghi đã bị bán và khoảng 136.000 phụ nữ kết hôn với người nước ngoài...

Không chỉ PNTE mà cả trẻ em nam, nam giới đã trưởng thành cũng bị lừa bán cho các chủ lao động ở nước ngoài. Đánh giá về tình hình này, lãnh đạo Bộ Công an cho biết năm 2006, số vụ buôn bán PNTE phát hiện nhiều hơn 72% so với 2005, số bị hại tăng gần 140%. Trong hai năm 2005-2006, cả nước đã phát hiện 568 vụ, với 993 đối tượng lừa bán 1.518 PNTE. Hai năm qua cũng tiếp nhận 1.280 nạn nhân là PNTE từ nước ngoài trở về, trong số này có 122 trường hợp qua đường ngoại giao. Năm 2007, lực lượng Công an, Bộ đội biên phòng đã khám phá 323 vụ buôn bán phụ nữ, trẻ em, bắt 606 đối tượng, tăng 41% số vụ, 33,5% số đối tượng so với năm 2006. Lực lượng Cảnh sát cũng đã tích cực phối hợp giải cứu 354 phụ nữ, trẻ em trong các vụ án; tiếp nhận 422 nạn nhân trở về. [34]

Cùng với việc đấu tranh quyết liệt chống tội phạm buôn người, kế hoạch "Tiếp nhận, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị buôn bán ra

nước ngoài trở về" cũng được tiếp tục thực hiện thông qua phối hợp đa ngành

Công an, lao động thương binh xã hội, tư pháp ... thu thập thông tin về số nạn nhân bị buôn bán ra nước ngoài trở về để có biện pháp chung về chăm sóc sức khỏe, dạy nghề, giải quyết việc làm, xóa bỏ mặc cảm, tạo điều kiện tái hòa nhập cộng đồng cho các nạn nhân buôn người.

PNTE Việt Nam bị đưa ra nước ngoài chủ yếu bằng đường bộ qua các tuyến biên giới giáp với Trung Quốc để bán làm gái mại dâm hay con nuôi. Còn tại biên giới giáp Campuchia, Lào, tội phạm buôn người đưa phụ nữ sang làm gái mại dâm, hoặc làm điểm trung chuyển để mang sang nước thứ ba. Đa số các vụ buôn người đều có "bàn tay" của các đường dây tội phạm xuyên

quốc gia, mang lại cho chúng lợi nhuận khổng lồ.

Trong những năm qua, hoạt động hợp tác quốc tế phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em ngày càng được tăng cường. Việt Nam đã tham gia nhiều văn kiện quốc tế có liên quan, ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp song phương, đặc biệt đã có nhiều hoạt động phối hợp tích cực với các nước láng giềng trong đấu tranh chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới. Các Bộ, ngành hữu quan như Công an, Tư pháp, Lao động thương binh và xã hội, Quốc phòng đã phối hợp, triển khai nhiều dự án về phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em do các tổ chức quốc tế UNICEF, ILO, IOM, UNODC tài trợ. Năm 2008, Quỹ Châu Á (Asia Foundation) cũng sẽ thực hiện một dự án với nguồn kinh phí đầu tư trị giá 300 ngàn đô la Mỹ để chống nạn buôn người ở Việt Nam trong thời gian hai năm tới đây. Nhìn chung việc thực hiện các dự án đã góp phần tích cực thúc đẩy công tác phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em, nhất là trên lĩnh vực giáo dục truyền thông, nghiên cứu pháp luật, khảo sát đánh giá tình hình và tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ một số Bộ, ngành và các địa phương trọng điểm.

Phối hợp đấu tranh chống tội phạm kinh tế xuyên quốc gia

Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), các yêu cầu liên quan đến tội phạm kinh tế có xu hướng tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng so với các năm trước, đặc biệt là các hoạt động lừa đảo xuyên quốc gia, lừa đảo trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đưa người du học và xuất khẩu lao động, buôn lậu…

Nếu như những năm trước, thông qua kênh hợp tác INTERPOL, Văn phòng INTERPOL Việt Nam chủ yếu hỗ trợ các đơn vị nghiệp vụ trong nước xác minh tại nước ngoài các Công ty nước ngoài liên quan đến hoạt động phạm tội của các đối tượng trong nước thì năm 2007, Văn phòng INTERPOL Việt Nam đã nhận được nhiều yêu cầu của Cảnh sát nước ngoài như Cảnh sát Trung Quốc, Cảnh sát Nga, Cảnh sát CH Séc… xác minh các yêu cầu về hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam. Điều này cho thấy hoạt động lừa đảo, câu kết, thông đồng hoặc lợi dụng tên, địa chỉ của các doanh nghiệp Việt Nam để làm giả hồ sơ xuất nhập khẩu hàng hoá nhằm lừa đảo chiếm đoạt thuế giá trị gia tăng (VAT) tại các nước sở tại có xu hướng gia tăng. Đặc biệt trong năm 2007, lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước trong việc khyến khích xuất khẩu một số mặt hàng đặc biệt như thuốc lá ngoại sản xuất tại Việt Nam, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hiệp Hưng và Công ty vật tư vận tải & xây dựng công trình giao thông nghi làm giả giấy tờ, các hợp đồng ngoại thương mua bán thuốc lá ngoại với các công ty tại Hồng Kông, Singapore và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế của việt nam trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia (Trang 46 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)