CHƢƠNG II: TIẾN TRÌNH HỢP TÁC QUỐC TẾ CHỐNG TỘI PHẠM XUYÊN QUỐC GIA CỦA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế của việt nam trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia (Trang 41 - 42)

- Hiệp hội Cảnh sát các quốc gia Đông Na mÁ (ASEANAPOL): Nhận

CHƢƠNG II: TIẾN TRÌNH HỢP TÁC QUỐC TẾ CHỐNG TỘI PHẠM XUYÊN QUỐC GIA CỦA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT VIỆT NAM

XUYÊN QUỐC GIA CỦA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT VIỆT NAM 2.1 Hợp tác đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia của lực lƣợng

Cảnh sát Việt Nam thông qua kênh INTERPOL

Thực hiện chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tìm kiếm các cơ hội đầu tư và làm ăn. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng các hoạt động giao lưu về kinh tế, văn hóa…bọn tội phạm đồng thời lợi dụng các điều kiện thuận lợi này để tiến hành các hoạt động tội phạm trên lãnh thổ Việt Nam. Trong những năm 1990, tình hình tội phạm ở nước ta có nhiều diễn biến phức tạp, trong đó tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia có xu thế gia tăng, đặc biệt là các loại tội phạm buôn bán, vận chuyển ma tuý xuyên quốc gia, tội phạm lừa đảo xuyên quốc gia, tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em, tội phạm rửa tiền, tội phạm công nghệ cao... Các tổ chức tội phạm nước ngoài đã câu kết với các tổ chức tội phạm trong nước để gây ra những vụ án hết sức nghiêm trọng. Bên cạnh đó, vấn đề nhức nhối không kém là lợi dụng sự thuận lơi trong giao thương, nhiều đối tượng truy nã nước ngoài lẩn trốn sang Việt Nam, cũng như ngày càng có nhiều tội phạm truy nã của Việt Nam bỏ trốn sang nước ngoài. Một điều đáng lưu ý là trong số 3 triệu người Việt đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài cũng tiềm ẩn không ít tội phạm. Hiện có hàng chục băng nhóm tội phạm gốc Việt đang hoạt động tội ác ở nhiều nước trên thế giới. Các băng nhóm tội phạm này đã câu kết với các tổ chức tội phạm nước ngoài để gây ra các vụ án nghiêm trọng, đồng thời chúng còn câu kết với các tổ chức tội phạm ở Việt Nam để tiến hành các vụ lừa đảo xuyên quốc gia, các vụ buôn bán ma tuý, buôn bán người. Đặc biệt khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới với nền kinh tế mở cửa, việc đi lại, giao thương của công dân giữa các quốc gia trong khu vực thuận lợi hơn thì loại tội phạm này càng gia tăng.

Nếu như ở những thập kỷ trước đây, tội phạm có tính quốc tế mới chỉ hoạt động ở phạm vi khu vực, giữa các quốc gia láng giềng, thì ngày nay trong sự phát triển của toàn cầu hoá kinh tế, các tổ chức tội phạm đã mở rộng địa bàn và phạm vi hoạt động mang tính toàn cầu, rất linh hoạt và nhạy bén trong việc lợi dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại để hoạt động phạm tội. Hậu quả do tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia gây ra là không thể tính hết được ở từng quốc gia cũng như trên phạm vi quốc tế...Vì thế, cuộc đấu tranh chống lại tội phạm không còn chỉ còn giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà nó đã mang tính quốc tế.

Để thực hiện nhiệm vụ đó thì lực lượng Cảnh sát ở mỗi quốc gia riêng lẻ không thể có khả năng độc lập tự giải quyết, mà cần phải hợp tác, liên kết, phối hợp chặt chẽ với Cảnh sát các quốc gia khác, hỗ trợ nhau tạo nên "Thế trận toàn cầu đấu tranh chống tội phạm", thường xuyên cung cấp, trao đổi thông tin, phối hợp truy bắt tội phạm, ngăn ngừa hoạt động phạm tội...

Đối với nước ta, hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm giữa Cảnh sát Việt Nam với Cảnh sát nước càng đặc biệt cấp thiết vì đó chính là hoạt động tạo điều kiện và nhân tố đảm bảo cho sự thắng lợi của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, đồng thời góp phần phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế của việt nam trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)