Xây dựng trung tâm CSDL tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Vệt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế của việt nam trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia (Trang 95 - 102)

- Hiệp hội Cảnh sát các quốc gia Đông Na mÁ (ASEANAPOL): Nhận

3.3.4 Xây dựng trung tâm CSDL tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Vệt Nam

đến Vệt Nam

Để tập trung đầu mối hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm xuyên quôc gia liên quan đến Việt Nam, Văn phòng INTERPOL đang tích cực triển khai xây dựng CSDL tội phạm xuyên quốc gia về các lĩnh vực: Tội phạm khủng bố, kinh tế tài chính, buôn bán người, tội phạm công nghệ cao ... Mục đích của việc xây dựng trung tâm CSDL là để khắc phục tình trạng phân tán, thiếu tập trung trong việc khai thác và cập nhật CSDL tội phạm dẫn đến tình trạng các thông tin không đầy đủ và thiếu hiệu quả. Trong những năm qua, INTERPOL Việt Nam đã phối hợp với Ban tổng thư ký INTERPOL thiết lập kết nối Hệ thống thông tin toàn cầu I-24/7; phối hợp với Hiệp hội Cảnh sát các nước Đông Nam Á xây dựng Hệ thống CSDL ASEANAPOL E-ADS và Cảnh sát quốc gia Nhật Bản xây dựng Hệ thống CSDL tội phạm máy tính khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Chú trọng xây dựng và hoàn thiện trung tâm thông tin và cơ sở dữ liệu điện tử Quốc gia về tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam, qua đó mở rộng kết nối đến các đơn vị nghiệp vụ liên quan từ Trung ương đến Công an các địa phương trọng điểm nhằm chủ động trong phối hợp chia sẻ thông tin tội phạm, kinh nghiệm điều tra, xử lý tội phạm, tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng nghiệp vụ trong ngành cũng như các cơ quan thi hành pháp luật quốc tế khác, phát huy tối đa hiệu quả hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam.

Trong chương trình CNTT đến năm 2010, INTERPOL Việt Nam quyết tâm xây dựng Trung tâm CSDL tội phạm xuyên quốc gia và mở rộng quyền truy nhập đến các cơ quan thi hành pháp luật khác nhằm khai thác và cập nhật thông tin về tội phạm xuyên quốc gia, phục vụ tốt công tác đấu tranh chống tội phạm trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

KẾT LUẬN

Thế kỷ XXI đang mở ra cho các quốc gia thế giới nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ nhưng cung tiềm ẩn không ít những thách thức cần phải đối diện. Tuy nhiên, một điều khẳng định chắc chắn là tội phạm, đặc biệt tội phạm xuyên quốc gia sẽ gia tăng mạnh cả về số lượng cũng như tính chất, mức độ nguy hiểm và nghiêm trọng trong những năm tới đây khi những khoảng cách về không gian và thời gian ngày càng được thu hẹp, tiến tới xóa bỏ một cách cơ bản trong môi trường “làng toàn cầu” trong tương lai không xa. Để có thể đấu tranh có hiệu quả, tiến tới kiềm chế và kiểm soát được tội phạm xuyên quốc gia, các quốc gia không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn nữa để chống lại “tội phạm có tổ chức xuyên

quốc gia” vốn được coi là đe dọa lớn nhất của Thế giới trong thể kỷ này.

Ở nước ta, sự tác động của kinh tế thị trường và hội nhập cũng xuất hiện nhiều tội phạm mới, những loại tội phạm có tính truyền thống nay lại thêm yếu tố nước ngoài như tội phạm ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, tội phạm tin học, tội phạm buôn lậu, rửa tiền, lừa đảo kinh tế quốc tế; trộm cắp cước viễn thông; trộm cắp tiền qua thẻ tín dụng … phương thức thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt và hình thành một số ổ nhóm xuyên quốc gia.

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm trong thời gian tới, các cơ quan lập pháp, hành pháp và hệ thống các cơ quan tư pháp phải chú trọng nghiên cứu, dự báo tình hình tội phạm; chủ động xây dựng chiến lược phòng, chống tội phạm từ những nguyên nhân kinh tế, xã hội và những tác động mang tính quốc tế. Trong việc điều tra xử lý tội phạm phải xem xét trong mối quan hệ tổng thể vừa chống được tội phạm vừa bảo đảm

cho việc phát triển hợp tác kinh tế quốc tế; ngăn chặn hành vi phạm tội vì cục bộ địa phương gây phương hại cho lợi ích quốc gia.

Với vai trò điều phối hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia và cung cấp dịch vụ hỗ trợ Cảnh sát, trong những năm qua, Tổ chức INTERPOL đã tự khẳng định được vị trí hết sức quan trọng của mình, xứng đáng là tổ chức quốc tế liên chính phủ lớn nhất hành tinh về hợp tác Cảnh sát quốc tế. Tuy nhiên để đạt được những mục tiêu chung, các quốc gia thành viên cần tích cực hơn nữa để xóa bỏ những rào cản trong quan hệ quốc tế và cam kết mạnh mẽ hơn nữa trong các hoạt động chung đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong Nghị quyết 09 và chương trình quốc gia phòng chống tội phạm từ nay đến năm 2010 của Việt Nam: “Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm, nhất là với

tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (INTERPOL), Hiệp hội Cảnh sát các nước Đông Nam Á (ASEANAPOL), các nước láng giềng, khu vực ASEAN và các nước có quan hệ truyền thống. Thực hiện có hiệu quả các hiệp định, hiệp ước tương trợ tư pháp về hình sự, hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm đã ký kết với các nước, các tổ chức quốc tế nhằm chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả các loại tội phạm xuyên quốc gia, có tính quốc tế, tội phạm khủng bố”.[12;2] Trong những năm qua, Cảnh sát Việt Nam đã giành được nhiều thắng lợi trong công cuộc đấu tranh chống tội phạm, tội phạm xuyên quốc gia và cũng đã có những chuyển biến tích cực để hội nhập quá trình toàn cầu hóa nói chung và toàn cầu hóa đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia trên toàn thế giới.

Nhiệm vụ trước mắt đặt ra hết sức nặng nề đối vói lực lượng Cảnh sát là cần đổi mới về cách thức đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm xuyên quốc gia. Những đổi mới này phải được xuất phát từ nhận thức

và tư duy và phải được thực hiện một cách đồng bộ, triệt để với sự phối hợp chặt chẽ từ phía các cơ quan thi hành pháp luật quốc gia. Với vai trò chủ công trên mặt trận đấu tranh phòng, chống tội phạm, lực lượng Cảnh sát phải nâng cao chất lượng toàn diện; củng cố và phát triển chất lượng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia; tăng cường hợp tác quốc tế để hoàn thành nhiệm vụ đấu tranh trấn áp và đẩy lùi tội phạm; gìn giữ môi trường an ninh, an toàn, tạo điều kiện để đất nước phát triển bền vững./.

Tài liỆu tham khẢo

Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Bộ Chính trị (2005), Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp

luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội

2. Bộ Công an (2006), 60 năm lực lượng Cảnh sát nhân dân, NXB Công an nhân dân - Hà Nội

3. Bộ Công an (2007), Kỷ yếu: Phòng chống tội phạm xuyên quốc gia trong

bối cảnh toàn cầu hóa và Hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc

gia - Hà Nội.

4. Bộ Ngoại giao (1998), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương APEC, NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội.

5. Đoàn Năng (2001), Một số vấn đề lý luận cơ bản về tư pháp quốc tế,

NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội.

6. Đoàn Năng, Nông Quốc Bình, Nguyễn Bá Chiến (1997), Giáo trình tư

pháp quốc tế, Đại học quốc gia Hà Nội.

7. Hoàng Lan Hoa (2004), ASEM 5 cơ hội và thách thức, Lý luận chính trị - Hà Nội.

8. Nguyễn Đình Bin (2005), Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000, NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Thanh (2002), Về chủ nghĩa khủng bố, NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội.

10. Nguyễn Xuân Yêm (2000), Dẫn độ tội phạm, tương trợ tư pháp hình sự

và chuyển giao phạm nhân quốc tế trong phòng chống tội phạm, NXB

Chính trị quốc gia - Hà Nội.

11. Bộ Ngoại giao (2002), Các điều ước đa phương về ngăn ngừa và trừng

12. Thủ tướng Chính phủ (1998), Nghị Quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính Phủ về tăng cường công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới, Hà Nội.

13. Văn phòng Chính Phủ (2004), Chỉ thị số 37/2004/CT-TTg về việc tiếp tục

thực hiện Nghị Quyết số 09/1998/NQ-CP và Chương trình Quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ đến năm 2010, Hà Nội.

14. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2004), Chủ nghĩa khủng bố toàn cầu.

Vấn đề và tiếp cận, NXB Khoa học xã hội - Hà Nội.

15. Vương Dật Châu (2004), An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa,

NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội.

Tài liệu tham khảo tiếng Anh

16. André Bossard (1990), Transnational Crime and Criminal Law, Office

of International Criminal Justice - International Criminal Justice Department of the University of Illinois in Chicago, U.S

17. Antonio Nicaso and Lee Lamothe (1995), Global Mafia, Macmillan

Canada.

18. Department of Foreign Affairs (2000), Transnational Crime: A Threat to

International Peace and Security: A Briefing Presented to the Foreign Service Institute, The Philippines.

19. INTERPOL (1956), ICPO-INTERPOL Constitution and General Regulations, INTERPOL.

20. INTERPOL (2007), Annual Report: At Work, INTERPOL.

21. INTERPOL (2007), Experts meet at INTERPOL to advise on Bioterrorism Prevention Programme, INTERPOL.

22. INTERPOL (2007), Fact sheet, INTERPOL.

23. Louise Shelley (2006), The Globalization of Crime and Terrorism,

24. Michel Camdessus (1998), Money Laundering: The Importance of International, International Moneytary Fund.

25. Peter Reuter and Carol Petrie (1999), Transnational Organized Crime: Summary of a Workshop - Washington DC 1999 - Commission on Behavioral and Social ciences and Education National Research Council, NATIONAL ACADEMY PRESS Washington, DC.

26. United Nations (1998), World Drug Report, United Nations Drug

Control Programme.

27. Yizhou Wang (2004), Non Tranditional Security Issues, Institute of

World Economics and Politics - PRC

Tài liệu tham khảo qua các trang thông tin điện tử

28. http://www.INTERPOL.int

Trang thông tin điện tử chính thức của Tổ chức INTERPOL

29. http://www.unodc.org

Trang thông tin điện tử chính thức của Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp quốc.

30. http://www.transnationalcrimesblog.com/

Trang thông tin điện tử của tổ chức McNabb. Thông tin trên trang này được sử dụng để viện dẫn trên các tạp chí chuyên khảo và trang thông tin của các hàng thông tấn lớn như BBC, CNN, Chicago Tribune, the Los Angeles Times, MSNBC và FOX News …

31. http://en.wikipedia.org/wiki/Transnational_crime

Trang thông tin bách khoa toàn thư

32. http://www.worldbank.org

Trang thông tin chính thức của Ngân hàng thế giới

33. http://www.bkav.com.vn

Trang thông tin điện tử của Trung tâm an ninh mạng Bách khoa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế của việt nam trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia (Trang 95 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)