Tên gọi, địa điểm phân bố quần thể di tích đền thờ và mộ Vua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lễ hội đền vua mai huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 38 - 40)

Chương 2 : không gian của lễ hội

2.1. Tên gọi, địa điểm phân bố quần thể di tích đền thờ và mộ Vua

Tên gọi chính thức đ-ợc công bố trong các văn bản và đ-ợc viết tại di tích là "Đền thờ và mộ Mai Hắc Đế" nh-ng để cho tiện dân gian th-ờng gọi ngắn gọn là đền thờ và mộ Vua Mai.

Vào thế kỷ VIII, n-ớc ta bị nhà Đ-ờng đô hộ. Năm 713, Mai Thúc Loan đã đứng lên khởi nghĩa, đánh đuổi giặc Đ-ờng lập nên nhà n-ớc Vạn An độc lập và x-ng đế. Vì ông có n-ớc da đen nên nhân dân th-ờng gọi ông là ông vua Mai đen, sử sách chép lại bằng chữ Hán dịch ra tiếng Việt là Mai Hắc Đế.

Vị trí và tên gọi đền thờ và mộ Mai Hắc Đế từ khi xây dựng đến nay không thay đổi, duy chỉ có tên của các đơn vị hành chính cấp xã là có thay đổi qua các thời kỳ nh- sau:

ở thời kỳ Nguyễn di tích thuộc làng H-ơng Lãm, tổng Nam Liễu thuộc huyện Nam Đ-ờng, phủ Anh Sơn. Đến thời Đồng Khánh đổi ra là làng Diên Lãm, huyện Nam Đàn, tổng Xuân Liễu, phủ Anh Sơn.

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945: Đơn vị hành chính cấp tổng đ-ợc bãi bỏ trong toàn quốc. Làng Diên Lãm trở thành một đơn vị hành chính độc lập, có tên gọi là xã Nam Diên.

Năm 1969 các đơn vị hành chính cấp xã đ-ợc điều chỉnh lại, xã Nam Diên nhập với xã Nam Vân thành xã Vân Diên.

Năm 1976 địa phận thị trấn Nam Đàn đ-ợc điều chỉnh lại, đền thờ thuộc về thị trấn Nam Đàn còn lăng mộ thì vẫn thuộc về xã Vân Diên.

Hiện nay đền thờ Mai Hắc Đế thuộc khối Mai Hắc Đế, thị trấn Nam Đàn còn mộ nằm trong một thung lũng d-ới chân núi Hùng Sơn (còn gọi là núi Đụn Sơn) thuộc xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Đoạn đ-ờng đi từ Vinh đến nơi xa nhất của di tích (mộ Vua Mai) là 25 km. Từ thành phố Vinh đến di tích, khách tham quan có thể đi bằng nhiều con đ-ờng với nhiều loại ph-ơng tiện khác nhau nh- ôtô, xe máy, ghe thuyền.

Nếu đi bằng đ-ờng bộ: Từ Vinh theo đ-ờng quốc lộ 46 (Vinh ‟ Nam Đàn) về phía Tây 20 km thì đến huyện lỵ Nam Đàn. Từ huyện lỵ Nam Đàn du khách tiếp tục đi về phía Tây khoảng 1km thì sẽ phải theo đê 42 khoảng 500m là đến cổng đền thờ Vua Mai.

Mộ Vua Mai còn cách đền thờ khoảng 2km về phía Tây. Từ đền thờ, du khách theo đê 42 khoảng 2km sẽ tới chân núi Hùng Sơn. Từ đây con đ-ờng có phần trở nên cheo leo và ngoạn mục hơn bởi mé trái con đ-ờng từ đền thờ Vua Mai đến khu lăng mộ là bờ Sông Lam hiểm sâu, mé phải là vách núi dựng đứng. Theo con đ-ờng ấy, qua chân núi thứ nhất đến một thung lũng rộng, du khách sẽ phải theo một đoạn đ-ờng quanh co ven s-ờn núi là đến khu lăng mộ.

Nếu đi bằng đ-ờng thuỷ: Từ cầu Cửa Tiền (thành phố Vinh) du khách ng-ợc theo tả ngạn sông Lam khoảng 18 km thì đến bến đò Sa Nam (tại thị trấn Nam Đàn) đến đây du khách lên bờ, bộ hành về phía Tây rồi theo h-ớng dẫn trên là đến đền thờ Vua Mai.

Nếu đến khu lăng mộ từ bến đò Sa Nam, du khách còn phải ng-ợc tả ngạn Sông Lam thêm khoảng 2km nữa. Qua chân núi thứ nhất, nhìn lên bờ là du khách đã nhìn thấy mộ vua Mai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lễ hội đền vua mai huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)