Khu miếu mộ Mai Hắc Đế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lễ hội đền vua mai huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 50 - 54)

Chương 2 : không gian của lễ hội

2.3. Khu miếu mộ Mai Hắc Đế

(Xem H.9, 10. Tr 126)

2.3.1. Vị trí cảnh quan.

Khu miếu mộ vua Mai nằm ở một thung lũng, về phía Nam của chân núi Hùng Sơn (còn gọi là Hùng Lĩnh hay Đụn Sơn). Đó là một ngọn núi cao, hùng vĩ “từ xưa đã được gọi là một danh sơn” [35] nằm cạnh tả ngạn Sông Lam. D-ới chân núi này là Vệ Sơn - đại bản doanh của vua Mai trong khởi nghĩa Hoan Châu. Nơi đây địa thế hiểm trở nh-ng giao thông thuỷ bộ lại thông suốt cả Đông Tây. Ông Bùi D-ơng Lịch ‟ một học giả có tiếng thời Nguyễn đã cho rằng: “Đây là nơi thuyền, bè, xe, ngựa, thuỷ lục, tấu tập, thực là nơi đô hội của xứ Nghệ” [35].

Nếu đứng ở khu miếu mộ Mai Hắc Đế nhìn ra 4 h-ớng du khách sẽ có cảm t-ởng nh- mình đang lạc vào giữa một bức t-ờng thành của thiên nhiên bởi ba bề tiếp giáp xung quanh mộ (Đông, Tây, Bắc) đều đ-ợc các ngọn núi của dãy Hùng Sơn án ngự, chỉ có phía tr-ớc khu mộ (phía Nam) là bằng phẳng. Cũng vì vậy từ khu mộ du khách vẫn nhìn thấy đ-ợc một dòng sông n-ớc trong xanh của Sông Lam. Xa hơn nữa là dãy núi Voi đồ sộ đang

nằm phủ phục bên kia bờ Sông Lam. Theo nhiều sử liệu chép lại thì x-a kia đây là nơi đóng đại bản doanh của quân Đ-ờng vây đánh quân của Mai Hắc Đế. Bởi vậy chúng tôi nghi ngờ những ngôi mộ Hán cổ mà các nhà khảo cổ học đã phát hiện đ-ợc tại dãy núi này rất có thể là dấu vết của đội quân ấy để lại.

Nhìn chung, khu mộ của vua Mai nằm ở một địa thế đẹp, cao ráo, kín đáo, hiểm trở, ba bề là sự bao bọc của núi non và tr-ớc mặt là dòng Lam giang nên thơ, hiền hoà.

2.3.2. Đặc điểm kiến trúc

Khu miếu mộ Mai Hắc Đế ban đầu chỉ đ-ợc kè bằng đá, đến năm Minh Mệnh thứ 2 (1821) khu mộ được xây dựng theo kiểu “tiền miếu, hậu mộ” (trước miếu sau mộ) và “thượng miếu, hạ mộ” (trên miếu, dưới mộ).

Khu miếu mộ Mai Hắc Đế gồm các công trình kiến trúc chính, phụ nh- sau:

- Cửa cổng và sân v-ờn.

Cửa cổng ở khu miếu mộ đ-ợc xây bằng gạch, đá, vôi, cát gồm hai mảng có kiểu dáng, kích th-ớc gần giống nhau.

+ Mảng bên tả: Trụ xây cao hình chữ nhật, phía ngoài nổi, phía trong lõm có gờ, sát trụ cổng là mảng t-ờng gạch, ở mặt tr-ớc đắp thần hộ cửa (nay không còn rõ nét). Liên kết với mảng t-ờng này là một cột trụ khác thấp hơn không trang trí.

+ Đối diện với mảng bên tả là mảng bên hữu. Hình dáng, kích th-ớc nh- nhau.

+ Tắc môn:

Qua cổng cửa có tắc môn. Tắc môn này lùi về phía trong cửa, xây bằng gạch, vôi, hình chữ nhật trên vát góc.

Hình khối chia làm hai: Chân xây chồn ra tạo thế võng, thân xây lùi vào, mặt tr-ớc và sau không đắp gì cả.

Qua tắc môn là đ-ờng vào v-ờn, sân của khu mộ vua Mai. Trong v-ờn đã đ-ợc trồng một số cây ăn quả và cây cảnh. Bên lăng mộ vua Mai có hai cây bồ đề to toả bóng che m-a che nắng cho Ngài.

- Bái đ-ờng.

Do m-a bão và chiến tranh tàn phá nên nhà bái đ-ờng cũ không còn. Ngôi nhà mới dựng làm bái đ-ờng hiện nay có một gian hai hồi, mái lợp ngói, xây t-ờng gạch kín hai mặt. Phía tr-ớc trổ ba cửa (một cửa chính và hai cửa phụ) phía sau để trống.

Nhìn tổng thể nhà có diện tích : 5m x 4m, nền lát gạch gốm đỏ 30cm x 30cm, kết cấu vì kèo theo kiểu quá giang câu đầu (giống nh- kết cấu vì kèo ở khu vực đền thờ Mai Hắc Đế).

Bài trí: Gian giữa bái đ-ờng là một bệ thờ hình chữ nhật đ-ợc xây bằng xi măng. Mép ngoài cửa bệ thờ trùng với mép hiên sau của bái đ-ờng. Bệ thờ đ-ợc xây dựng nối tiếp với hai cột quyết hai đầu nên mới nhìn vào du khách sẽ ngỡ nh- đó là một bức t-ờng lửng, chung quanh bệ thờ đ-ợc trang trí bằng những đ-ờng gõ kẻ chỉ chạy song song với các mép của bệ thờ. Còn ở phía trên bệ thờ đ-ợc xây theo lối giật cấp to dần ở phía trên tạo cho mặt trên của bệ thờ hơi chồm ra. Trên bệ thờ đặt một bát h-ơng bằng sứ, hai mâm chè, hai cọc nến...

Hai bên bệ thờ để hai giá vũ khí, bao gồm các loại: thẻ, g-ơm, giáo, đại đao, chuỳ, mã tấu. Tất cả các vũ khí đó đều cao 2,2m sơn son và chạm khắc đẹp. Theo đề tài tứ quý, tứ linh. Trong đó đại đao, mã tấu là trang trí có thần và công phu hơn cả.

Nhìn chung, nhà bái đ-ờng trang trí đơn giản, không chạm trổ, điêu khắc.

- Sân lộ thiên và tả hữu vu.

Kế tiếp bệ thờ ở bái đ-ờng là sân lộ thiên sân có diện tích 12m2, nền sân đ-ợc lát gạch gốm đỏ 30x30cm.

ở hồi nối tiếp giữa sân lộ thiên với phía tr-ớc của hậu cung là bàn thờ lộ thiên. Bàn thờ này hình chữ nhật, đ-ợc xây dựng bằng gạch và vữa, ở

đoạn giữa xung quanh bệ thờ đ-ợc trang trí bằng một đ-ờng diềm hình cánh hoa cúc. Còn ở đoạn tiếp giáp với mặt bệ thờ đ-ợc trang trí bằng một đ-ờng gờ, mặt bệ thờ đ-ợc xây dựng chồm rộng ra. Trên bệ thờ đặt một bát h-ơng bằng sứ.

Tiếp giáp hai đầu mé sân lộ thiên là hai nhà tả, hữu. Đây là hai kiến trúc đơn giản làm theo kiểu gác mái, trên lợp ngói vảy.

Bài trí ở tả vu gần giống nhau: mỗi bên xây một bệ thờ xi măng. Trên đó đặt một bát h-ơng bằng sứ.

- Hậu cung:

+ Kết cấu xây dựng: Hậu cung được xây theo kiểu “thượng miếu hạ mộ” gồm một gian, hai hồi, ba phía xung quanh xây t-ờng, trên lợp ngói vảy. Phía tr-ớc có thềm lát gạch rộng, kế đó là hệ thống cửa lùa bằng ván. Nền nhà lát gạch gốm đỏ.

Diện tích xây dựng 24m2.

Kết cấu vì kèo theo kiểu th-ợng kèo hạ kẻ. + Bài trí:

Qua hệ thống cửa ván là du khách đã đ-ợc đặt chân tr-ớc mộ vua Mai. Mộ đ-ợc xây bằng gạch và vôi vữa nay đã đ-ợc ốp đá xung quanh rất đẹp và phía trên mộ có mái che nắng, che m-a đ-ợc lợp bằng ngói vảy, bốn cột xung quanh bằng gỗ.

Mộ đ-ợc xây dựng theo hình khối tháp, diện tích 2,2m x 1,5m, gồm hai phần chính. Thân mộ và chân mộ.

Chân mộ: Hình chữ nhật, rộng hơn mặt ngoài đắp gờ trang trí kiểu đăng ten.

Thân mộ: Xây theo kiểu giật cấp vát dần lên phía trên (có ba cấp), bốn góc tạo dáng kiểu chân quỳ.

Trên thân mộ đ-ợc đặt hai mâm cỗ bằng gỗ sơn son, hai mâm chè, một bát h-ơng và một bộ ấm chén bằng sứ.

Theo các tài liệu th- tịch cổ và theo dân gian địa ph-ơng kể lại thì mộ này là nơi l-u giữ hài cốt của Mai Hắc Đế.

Hai bên tả hữu nhà hậu cung để trống, không bài trí gì. Có thể nói là nhà hậu cung đ-ợc coi nh- phần bảo vệ bên ngoài cho mộ vua Mai.

Trang trí ở hậu cung cũng rất đơn giản. Trên tất cả các bộ phận kiến trúc chỉ có các kè là đ-ợc chạm trổ hoa lá.

Nh-ng nét chạm trổ ở đây rất đơn giản ch-a đạt đến trình độ tinh xảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lễ hội đền vua mai huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)