Phần hội trong lễ hội đền Vua Mai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lễ hội đền vua mai huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 75 - 89)

Ch-ơng 3 : diễn trình lễ hội

3.5. Phần hội trong lễ hội đền Vua Mai

Ngay sau khi r-ớc kiệu Vua Mai vi hành thì đồng thời Hội cũng diễn ra. Khu vực xung quanh đền Vua Mai ng-ời đi trẩy hội kín cả một vùng, các phe, giáp, ph-ờng hội náo nức đua chen thi tài.

Theo truyền thống, ban ngày diễn ra các hoạt động : đua thuyền, đấu vật, đi cầu kiều... Ban đêm có các ph-ờng chèo, ph-ờng tuồng, hát ví ph-ờng vải, hát dặm, hò...

Hiện nay, ngoài các trò chơi dân gian trên còn có các hoạt động văn hoá, văn nghệ - thể thao khác nh-: múa, hát, chiếu phim, triển lãm các chuyên đề l-u động, bóng đá, bóng chuyền, tổ chức tham quan các di tích phụ trợ và các di tích lịch sử - danh thắng ở xung quanh khu vực lễ hội nh- khu di tích Kim Liên, di tích t-ởng niệm Phan Bội Châu, khe Bò Đái, bến Sa Nam.

Trong phần hội của lễ hội đền Vua Mai, nhiều trò chơi, nhiều hoạt động văn hoá dân gian tiềm ẩn nguồn gốc sâu xa của nó, dần dần trở thành một phong tục đẹp từ ngàn đời nay của nhân dân trong vùng Sa Nam. Trong đó đua thuyền là vui vẻ nhất, độc đáo nhất và thu hút đông đảo nhân dân trong làng về dự nhất còn các trò chơi nh- đấu vật, hát đối, đánh đu là kéo dài ngày nhất.

+ Tục đấu vật: gắn với sự tích Mai Hắc Đế, vốn là một đô vật lừng danh cả một vùng Sa Nam rộng lớn. T-ơng truyền Vua Mai thuở thiếu thời đã là một cậu bé có sức khoẻ hơn ng-ời. Mới m-ời tuổi đầu ông đã dùng rìu chém hổ, 14 - 15 tuổi đã quật ngã một tên lính Đ-ờng có sức hơn ông trong một cuộc thách đấu vật. Chính vì vậy sau này khi đã trở thành một vị hoàng đế, ông vẫn giữ đ-ợc khí phách tinh thần của một ng-ời dân th-ợng võ

trong những ngày hội tuyển quân, cho các vùng thi vật, chọn lấy những đô vật khoẻ mạnh bổ sung vào đội quân tiên phong trong chiến đấu, dần dần đã trở thành một tập quán trong các hội thi vào các kỳ mở hội làng. Theo phong tục truyền thống: sau Tết, tr-ớc mấy ngày chuẩn bị mở hội (15 tháng Giêng âm lịch) các làng tuyển dụng các đô vật để thi đấu. Hội vật đ-ợc kéo dài từ ngày 07 đến ngày 15 tháng Giêng âm lịch (vào hội) tr-ớc đây th-ờng thể lệ nếu vật thắng 1 - 2 ng-ời đều có giải.

Tr-ớc cách mạng tháng Tám năm 1945, lễ hội Vua Mai đ-ợc chuẩn bị và tổ chức vào dịp đầu xuân năm mới. Tri huyện sức cho các tổng, làng xã trong phủ, trong huyện tổ chức hội vật từ chiều mồng một Tết đến chiều mồng ba Tết sau đó thành lập đội tuyển của các làng trong tổng thi đấu với nhau, chọn những đô vật nổi tiếng để tham gia thi đấu ở huyện. Các làng có đô vật tham gia thi đấu tại huyện, chuẩn bị ít tiền, các s- phụ bổ túc thêm những ngón vật gia truyền cho các đô vật, sau đó, làng đóng luôn cả quan tài, cử tráng đinh trong làng khiêng đến xới vật để thực hiện tinh thần quyết tâm thi đấu của các đô vật. Do đó, trong dân gian có câu thành ngữ : "Muốn giàu đi bè, muốn què đi vật”. Hội vật ở huyện gọi là “Vật Mượu”, th-ờng đ-ợc tổ chức vào dịp rằm tháng giêng, trùng với lễ hội đền Vua Mai và kéo dài trong ba ngày: 16 - 17 - 18 [TS. Nguyễn Quang Hồng, 58].

Theo lời các cụ kể lại, x-a kia cách tổ chức đấu vật đ-ợc tổ chức khá công phu theo một luật lệ nghiêm ngặt, lý tr-ởng hoặc chánh tổng cử từ 2 - 3 cụ cao tuổi trong làng, có hiểu biết về môn vật (th-ờng là các đô vật tr-ớc kia) đánh trống, các cụ đánh trống đầu và l-ng đều chít khăn đỏ, vừa đánh trống vừa làm luôn cả trọng tài. Trống vật th-ờng đánh dồn dập, thôi thúc nhất là khi các đô vật lăn xả vào nhau. Nhịp trống và thế vật của các đô vật tạo nên sự hồi hộp của ng-ời xem. Khi một đối ph-ơng bị thua, ng-ời đánh trống đánh một hồi trống dài gọi là “trống hồi” để phân định thắng, thua. Ngoài những ng-ời đánh trống còn có những người “dẹp vật” tức là những ng-ời đảm bảo trật tự cho xới vật. Họ là tr-ơng tuần hoặc đô vật ở tuổi trung niên.

Khi vào xới vật, hai đô vật th-ờng bắt tay, ôm nhau để tỏ rõ sự thiện chí sẽ “vật hiền” chứ không “ác ý”. Sau đó họ quay lại chào khán giả và vào cuộc. Từ ngàn x-a cho đến tận ngày nay trong dân gian vẫn còn truyền lại hội vật Vua Mai, nổi bật nhất là phái “Vật Mượu”. Các cụ cao tuổi ở Vân Diên, Xuân Hoà kể lại: Đây là các cuộc đấu vật “nảy lửa” ở quy mô cấp huyện, các tổng, làng xã trong huyện với nhau. Xưa kia, khi tổ chức “vật M-ợu” tri huyện phải xuống các làng, xã chọn lựa người có sức vóc khoẻ mạnh đã từng thi thắng để đi thi. Luật và cách thức thi đấu cũng giống nh- các xới vật các làng, xã khác. Duy chỉ có điều giải th-ởng sẽ lớn hơn nhiều. Giải nhất là 10 quan tiền, giải nhì 5 quan tiền và giải ba 3 quan tiền. Ngoài ra, làng xã còn tổ chức đón tiếp long trọng các đô vật từ huyện về bằng cách mang võng ra khiêng đô vật, đi khắp làng trong âm vang reo hò, xen lẫn với trống chiêng làm náo động cả làng xã.

Nhân dân Nam Đàn đến nay vẫn cho rằng, Mai Hắc Đế chính là tổ s- của hội vật. Nhiều ng-ời còn khẳng định: khi Mai Thúc Loan đã trở thành một vị hoàng đế, ông vẫn giữ đ-ợc khí phách, tinh thần của một ng-ời dân th-ợng võ để rồi trong những ngày tuyển quân, ông cho các vùng thi vật chọn lấy những đô vật khoẻ mạnh sung vào đội quân tiên phong trong chiến đấu chống lại quân Đ-ờng.

+ Đua thuyền: Có thể nói đua thuyền là một hoạt động vui vẻ và độc đáo nhất của lễ hội Vua Mai. Nguồn gốc của nó có hai nghĩa: Thứ nhất, đua thuyền gắn liền với sự tích trận thuỷ chiến của Mai Phu Nhân (vợ thứ của Mai Hắc Đế, một nữ t-ớng đã có công giúp chồng chống giặc ngoại xâm) đánh quân đ-ờng trên sông Tô Lịch. Chính nơi đây để khỏi rơi vào tay quân thù bà đã tuẫn tiết để giữ trọn khí tiết của mình. Cuộc đua là sự tái sinh, t-ởng niệm. Thứ hai, đua thuyền gắn liền với lễ r-ớc sắc từ đền Vua Mai lên miếu mộ Vua Mai. Cả đám r-ớc xuống thuyền đi dọc theo sông Lam h-ớng về khu mộ ở núi Vệ nằm d-ới chân Hùng Sơn gọi là lễ chèo bơi với cách đi về hết sức độc đáo. Nếu khi xuống thuyền chèo bơi thì khi đi về đi bộ, còn nếu lúc r-ớc đi bộ thì đi về xuống thuyền chèo bơi gọi là lễ chèo

bơi. Lễ chèo bơi th-ờng đ-ợc tổ chức vào tháng 9 âm lịch để chuẩn bị cho lễ giỗ Vua Mai.

Tham gia đua thuyền có 6 cặp thuyền chuẩn bị sẵn trên bến sông Lam tr-ớc cửa đền. Mỗi thuyền là 6 cặp bơi, ng-ời cầm chịch đứng ở sau để lái, khi có hiệu lệnh, thuyền xuất phát và bơi từ tr-ớc cửa đền Vua Mai về qua Sa Nam, nơi có thành Vạn An rồi bơi về cửa sông tr-ớc khu miếu mộ Mai Thúc Loan. Hội đua thuyền thu hút đông đảo c- dân trong vùng tham gia, tạo nên một khung cảnh đông vui, náo nhiệt trên đoạn sông dài khoảng chừng 2km (từ bến đò Sa Nam đến thung lũng Rậm).

Có thể nói, hội đua thuyền là một hoạt động vui chơi giải trí gắn với c- dân vùng sông n-ớc, thu hút đông đảo nhân dân từ Thanh Ch-ơng đến H-ng Nguyên. Các làng thuyền không chỉ tham gia lễ hội đền Vua Mai mà nh- một đội chuyên nghiệp.Hằng năm cứ đến mùa lễ hội, các đội đua thuyền này tham gia thi đấu liên tục, th-ờng xuyên. Chỉ trừ những lúc nông vụ bận rộn còn lại thời gian nông nhàn họ tập luyện trở thành nếp sinh hoạt, cứ đến mùa lễ hội để cùng nhau thi thố, trổ tài. Phần th-ởng từng năm có thể chỉ là một bộ quần áo thi đấu, có khi chỉ là một bộ cờ, một cái trống hay chỉ một bai chèo, có khi chỉ vài quan tiền... Nói tóm lại, phần th-ởng dành cho họ chỉ mang tính t-ợng tr-ng, tuy ít ỏi nh-ng đó là cả danh dự, uy tín của mỗi làng có đội tham gia thi đấu. Họ cho rằng: đội đua thuyền cũng nh- đội vật của làng mình thắng thì năm đó dân làng làm ăn thịnh v-ợng, bình yên, không bệnh tật...

Bởi quan niệm nh- thế nên hội đua thuyền đ-ợc nhân dân h-ởng ứng cao, cổ vũ nhiệt tình. Nếu theo đ-ờng sông, từ Đô L-ơng (đến Quả Sơn xã Bồi Sơn) thờ Uy Minh V-ơng Lý Nhật Quang, vị hoàng tử thứ 9 mở rộng bờ cõi, khai hoang lập làng, dẹp yên mặt phía Nam, mở giao thông lên tận Con Cuông, T-ơng D-ơng) đua thuyền bơi chải xuôi ng-ợc dòng Lam đ-ợc coi là đặc sắc nhất. Từ Đô L-ơng tới Thanh Ch-ơng khoảng 15km chúng ta đ-ợc chứng kiến cảnh đua thuyền trên sông vui nhộn vào dịp lễ hội đền Bạch Mã thờ t-ớng Phan Đà. Từ Thanh Ch-ơng đến Nam Đàn chúng ta lại

đ-ợc sống trong không khí rộn ràng của hội đua thuyền trong dịp đầu năm mới. Từ Nam Đàn cũng theo dọc Sông Lam chúng ta tiếp tục đ-ợc chứng kiến hội đua thuyền từng bừng, náo nhiệt của nhân dân H-ng Nguyên trong lễ hội r-ớc hến (xã H-ng Lam). Các thuyền đua cùng khởi hành và đua xung quanh thuyền tế, các thuyền chở ng-ời tham gia lễ r-ớc và hai bờ sông reo hò, cổ vũ. Cũng tại H-ng Nguyên lễ hội đền Hoàng M-ời lại tổ chức r-ớc sắc bằng thuyền từ đền về nhà thờ họ Nguyễn tại làng Xuân Am. Chỉ hơn 50km đ-ờng sông, nếu đi thuyền thì mất một ngày chúng ta đã có thể liên tiếp đ-ợc biết đến những lễ hội đền thờ những vị vua, vị t-ớng có công thật sự - những con ng-ời thật việc thật đã hộ quốc an dân đ-ợc nhân dân yêu quý, kính trọng đã tổ chức tái diễn lại những điển tích liên quan đến vị thần đ-ợc thờ tại đền, mặt khác thể hiện -ớc vọng của nhân dân vùng sông n-ớc.

Dọc theo đ-ờng biển đền Cờn (Quỳnh Ph-ơng - Quỳnh L-u) đua thuyền truyền thống độc đáo với tục chạy ói đậm màu sắc tâm linh hoà quyện với sắc thái địa ph-ơng miền biển. Nếu nh- đền Cờn đ-ợc lập ra để thờ 3 mẹ con công chúa n-ớc Nam Tống (Trung Quốc) là Thái Hậu D-ơng Nguyệt Quả và hai con gái là Triệu Nguyệt Khiêu, Triệu Nguyệt H-ơng và một bà nhũ mẫu, "tứ vị thánh n-ơng" không phải là ng-ời dân n-ớc mình, chỉ mang tính huyền tích thì đền Cuông (hay còn gọi là đền Công) (xã Xuân An, huyện Diễn Châu) lại thờ vị vua đã có công sáng lập nên quốc gia Âu Lạc (250 - 208 TCN) - Thục An D-ơng V-ơng. Lễ hội đền Cuông tổ chức theo hình thức khác đó là du thuyền trên hồ Sơn D-ơng.

+ Chọi gà cũng là trò chơi dân gian từ ngàn x-a của ng-ời dân Việt Nam nói chung, dân c- vùng Nam Đàn nói riêng. Trong lễ hội đền Vua Mai, chọi gà không chỉ là một trò chơi đơn thuần có ý nghĩa giải trí thông th-ờng mà theo các cụ già trong làng kể lại thì chọi gà còn mang ý nghĩa khác: trong những năm luyện binh chiến đấu, những ng-ời lính xa nhà chắc hẳn là nhớ đến bố mẹ, vợ con, ông đã mở hội thi chọi gà để mua vui, động

viên quân sĩ. Tục chọi gà từ đó đã đi vào lễ hội và trở thành một tục, trò chơi dân gian l-u truyền đến ngày nay trong lễ hội đền Vua Mai.

Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng: tr-ớc cách mạng tháng Tám năm 1945 lễ hội đền Vua Mai còn có thi bắn nỏ. Nh-ng sau phong trào Cần V-ơng thất bại, thực dân Pháp đã tịch thu kiếm nỏ nên dần dần bị mất đi. Về sau thi bắn nỏ chỉ có ở các lễ hội miền núi nh- lễ hội Hang Bua (Quỳ Châu - Nghệ An) . Hiện nay, thi bắn nỏ còn đ-ợc duy trì ở lễ hội đền Cuông gắn với tích của thần đ-ợc thờ tại đền Cuông (nỏ thần của An D-ơng V-ơng).

+ Tục đánh đu trong lễ hội đền Vua Mai có hai hình thức đ-ợc gọi là đu ta và đu tiên. Đu tiên gồm 6 đến 8 ng-ời có cọc làm bằng gỗ, que bằng tre và có ghế ngồi cũng bằng tre. Với trò chơi này ng-ời chơi phải dùng bằng tay để quay. Còn đu ta đ-ợc xuất phát từ đồng bằng Bắc Bộ. Trò chơi gồm 2 ng-ời (một nam và một nữ) cùng đu rất vui nhộn và sinh động nh- nhà thơ nữ Hồ Xuân Hương đã miêu tả: “Trai đu gối hạc khom khom cật, gái uốn l-ng ong ngửa ngửa lòng”.

+ Đánh cờ ng-ời trong lễ hội đền Vua Mai cũng rất vui nhộn. Tr-ớc kia, tổ chức hội đánh cờ ng-ời rất bài bản, mỗi ng-ời một quân cờ, tên quân cờ đ-ợc ghi bằng chữ Hán ở sau áo và trận đấu đ-ợc diễn ra trong tiếng trống tiếng chuông rộn ràng. Một hồi trống đ-ợc đánh lên t-ơng ứng với một quân cờ đ-ợc đi. Vì thời điểm đó không có đồng hồ nên tiếng trống là đơn vị -ớc l-ợng thời gian cho n-ớc đi của mỗi quân cờ. Trong một trận đấu nếu ba hồi trống không đi nghĩa là bí n-ớc và bên đó phải chịu thua.

Đến đầu thế kỷ XX trò đánh đu, đá gà chọi, đánh cờ ng-ời, đánh cờ thẻ... vẫn còn đ-ợc duy trì.

+ Cũng theo lời kể của các cụ, x-a kia trong lễ hội đền Vua Mai còn có trò ném lao. Mỗi làng xã tổ chức tuyển chọn và cử đội tuyển thi đấu giữa làng này với làng khác. Những chiếc lao dài gần 1,5m đầu bịt sắt. Có thể đây là trò chơi đ-ợc đ-a từ miền núi xuống và dần dần trở thành một hoạt động vui chơi lành mạnh của ng-ời dân nh-ng những năm gần đây trò ném

lao cùng với trò thi bắn nỏ không còn đ-ợc tổ chức và dần dần bị quên lãng.

Có thể nói không ngoa rằng, Nam Đàn là hình ảnh thu nhỏ của Xứ Nghệ bao gồm cả tự nhiên, con ng-ời và văn hoá nói chung. Nếu Xứ Nghệ "non xanh, n-ớc biếc nh- tranh hoạ đồ" thì Sa Nam nổi lên nh- một bức tranh đẹp nhất, vẻ đẹp của sơn thuỷ hữu tình. Núi non hùng vĩ bao bọc lấy một vùng thung lũng bằng phẳng phì nhiêu màu mỡ, là điều kiện thuận lợi cho làng xã quần tụ ở đây sản xuất lúa n-ớc. Thiên nhiên đã thật sự -u ái với vùng đất này với dãy Thiên Nhẫn phía Nam, dãy Đại Huệ phía Bắc, núi Đụn ở phía Tây Bắc và dòng Lam Giang xanh biếc chảy quanh tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ và nên thơ. Phải thế hay chăng mà vùng đất này văn hoá dân gian phát triển rực rỡ bởi "tức cảnh sinh tình".

Hát ph-ờng vải là loại hình dân ca phổ biến nhất trong lễ hội đền Vua Mai, vốn dĩ từ lâu, hát ph-ờng vải đã trở thành một bộ phận thân thiết trong cuộc sống tinh thần của nhân dân vùng Sa Nam, Diên Lãm (Vân Diên ngày nay) - nơi hình thành lễ hội đền Vua Mai. Đây là loại hình dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lễ hội đền vua mai huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 75 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)