Mặt bằng tổng thể kiến trúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lễ hội đền vua mai huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 40 - 48)

Chương 2 : không gian của lễ hội

2.2. Đền thờ Mai Hắc Đế

2.2.2. Mặt bằng tổng thể kiến trúc

Tổng diện tích khu vực đền thờ: 597 m2.

Từ đê 42 vào thăm đền, du khách phải đi qua vị trí của cổng đền ngày x-a. Sân đền là một khoảng đất rộng lát gạch sạch sẽ, hai bên trồng hai hàng cây l-u niên ngả màu xanh t-ơi tốt.

(*) Phía Nam là dãy Thiên Nhẫn

Phía Bắc là dãy Đại Huệ - một danh thắng của đất Nam Đàn x-a và nay.

Phía Tây là dãy Đụn Sơn gắn với bài Sấm của Nguyễn Bỉnh Khiêm mà ng-ời đời sau chữa lại câu sấm đó : "Đụn Sơn phân giải, Bò Đái thất thanh, Nam Đàn sinh thánh” để chỉ Phan Bội Châu với trí tuệ khác thường nhưng khi trở thành “Ông già bến ngự ” có người đem câu sấm đó hỏi cụ, cụ nói: “Thánh Nam Đàn đó không phải tôi mà là Nguyễn ái Quốc”

* Di tích đền thờ vua Mai gồm các kiến trúc sau:

- Dấu tích nhà hạ điện

+ Nhà hạ điện nay chỉ còn phế tích móng và các chân tảng. + Diện tích: 17m x 9m gồm 5 gian (theo vị trí của các chân tảng) + Số đo các gian theo chiều ngang 1m ‟ 1,8m ‟ 3,4m ‟ 1,8m ‟ 1m + Số đo các gian theo chiều dọc 1,2m ‟ 2,8m ‟ 3,6m ‟ 2,8m ‟ 1,2m. + Chân tảng: 500; cao 0,2m bằng đá xám.

Nay dấu tích nhà hạ điện đã đ-ợc tu sửa khang trang cùng với nhà trung điện và th-ợng điện uy nghi, đẹp đẽ. Tại nhà hạ điện, từ ngoài cổng đền b-ớc vào chúng ta bắt gặp ba đôi câu đối(*) thật ý nghĩa:

„ Đôi câu đối thứ nhất: “Bách chiến binh uy oanh việt điện Vạn An đế tích thọ Hùng Sơn”

Nghĩa là: “Ngài đã bao phen xông pha chống giặc, uy thế của đội quân do Ngài chỉ huy vang dội khắp n-ớc Việt ‟ dấu tích của kinh đô Vạn An mãi mãi trường tồn như núi Đụn”.

„ Đôi câu đối thứ hai

“Vật phụ dân khang, Nam quốc sơn hà, ức tải anh thanh, huyền nhật nguyệt.

Địa linh nhân kiệt, Vạn An thành luỹ, thiên thu lăng miếu, tịnh càn khôn”.

Nghĩa là: “Vạn vật phong phú, dân chúng yên ổn, tiếng tăm tài ba của Ngài vẫn sáng ngời nh- mặt trời, mặt trăng. Địa linh nhân kiệt, lăng mộ và đền thờ Ngài ở thành Vạn An mãi mãi trường tồn cùng trời đất”.

„ Đôi câu đối thứ ba

Hùng, Nhẫn, Lam Giang, sơn thuỷ hữu tình, Vạn An thắng cảnh. Mai, Phan, Nguyễn, tinh thần bất tử, thiên cổ danh nhân.

Nghĩa là: (Núi Đụn, núi Thiên Nhẫn và Sông Lam phong cảnh hữu tình. Vạn An phong cảnh đẹp đẽ. Mai Hắc Đế, Phan Bội Châu, Nguyễn ái Quốc linh hồn bất tử là những danh nhân của muôn đời).

Ngoài ra chúng ta còn thấy có đại tự theo giữa nhà hạ điện “Chấn Vinh Thành”. Nghĩa là (Tiếng tăm vang dội). Góc trái bức đại tự có dòng chữ Hán nhỏ, phiên âm là: “Bị đấc Quảng Nam trừng xuyên Phạm Liêu Bái” Dịch nghĩa: “ông Phạm Liêu Bái chuẩn bị làm tổng đốc ở Quảng Nam tiến cúng”.

Góc bên phải bức đại tự cũng bằng chữ Hán nhỏ phiên âm là: “Bảo Đại tam niên xuân”.

Tạm dịch là: Làm vào năm thứ 3 triều Bảo Đại.

- Nhà trung điện: Nằm tiếp giáp với dấu tích nhà hạ điện. + Kết cấu xây dựng

„ Gồm 2 gian 2 hồi, trên lợp ngói vảy, xung quanh xây t-ờng. Phía tr-ớc trổ 3 cửa (1 cửa chính ở giữa và 2 cửa phụ ở 2 bên) phía sau trổ một cửa ra th-ợng điện.

„ Kết cấu vì kéo theo kiểu quá giang câu đầu (kẻ suốt) hai kẻ dài gác chéo nhau theo chiều dốc mặt mái và ăn mộng với nhau ở đỉnh vì, đỡ th-ợng l-ơng và chạy xuống đầu cột cái, rồi chạy xuống tận hết mái.

+ Bài trí, trang trí nội ngoại thất.

Qua nhà hạ điện, vào nhà trung điện chúng ta bắt gặp 2 câu đối trên các cột trụ:

„ Hai bên cửa chính ra vào

Phiên âm: “Phụ tử nhất môn, cộng chấp ngôn nhi thảo tôi Quân thần thiên tải thân phù nhật dị đăng thiên” Tạm dịch: Một nhà cha con đều giữ lời hứa đánh giặc

Ngàn năm vua tôi chết lên trời (hy sinh quang vinh) „ Hai bên tả, hữu

Phiên âm: “Vân phi vũ khuyển tân cao các Thuỷ nhiễu sơn hồi cựu đế đô” Tạm dịch: “Mây bay mưa cuốn lầu gác mới

ở gian giữa, từ ngoài vào là h-ơng án bằng gỗ sơn son thiếp vàng, hình chữ nhật, có ba phần: đầu, mình và chân. Phần thân h-ơng án đ-ợc đóng ván kín 4 mặt xung quanh. Trên các ván đó đ-ợc chia ra nhiều ô vuông và ô chữ nhật không đồng đều nhau, giữa các ô đó đ-ợc chạm các đề tài tứ linh, tứ quí. Nét chạm ở đây rất tỉ mỉ, sắc sảo, màu sắc sặc sỡ nhằm tạo hình t-ợng long, ly, quy, ph-ợng sống động, tùng, trúc, cúc, mai t-ơi tắn, có hồn.

Mảnh nối tiếp giữa phần thân với phần đầu h-ơng án đ-ợc trang trí bằng một đ-ờng diềm đục lỗ xuyên hoa, hai bên có những đ-ờng ke giật cấp. Trên h-ơng án đặt trản đựng trầu cau.

Hai bên h-ơng án là hai giá để vũ khí, ân biển, chùng, đại đao, mã tấu. Tất cả đều dài 2,2m sơn son và có chạm khắc hình t-ợng rồng, hổ phù. Đáng chú ý hơn cả là hai cái chuỳ, trên hai cái chuỳ này đ-ợc chạm đầu rồng và hổ phù đẹp mà dữ tợn.

Bên cạnh giá để vũ khí đặt một trống gõ vào một chiêng đồng phía trên h-ơng án treo một bức đại tự lớn, sơn son. Trên bức đại tự có bốn chữ Hán được phiên âm là “Việt bang kiều sở” có ng-ời phiên âm là "Nam bang cựu sở".

“Kiều sở” hay “Cựu sở” nghĩa là gì đến nay vẫn ch-a có nhà Hán nôm nào tra cứu ra. Nh-ng nhìn kỹ ở góc bên phải bức đại tự cũng có một cột chữ nhỏ tạm dịch là "Năm Bảo Đại Bính Tý mùa hạ" góc bên trái đại tự cũng có một cột chữ nhỏ đ-ợc dịch là: “Đồng chử ở bản miếu cúng tiên”.

Kế tiếp h-ơng án là một bàn thờ, trên bàn thờ này có hai long ngai một mâm cỗ bằng gỗ sơn son (trên mâm có 3 đài trản bằng gỗ sơn son và ba bát h-ơng, hai mâm chè, một đôi hạc đồng. Trong đó đáng chú ý nhất là hai long ngai, trong các ngai này còn giữ đ-ợc nguyên vẹn hiệu bụt. Đầu long ngai đ-ợc thể hiện bằng hình t-ợng mặt nguyệt viền tia lửa, hai tay vin long ngai thể hiện hình long vân (theo h-ớng lao về phía tr-ớc). Phần mình long ngai và bệ đ-ợc trang trí hình cây cúc.

“Hữu Bạch Kha chủ quỹ đại v-ơng

Lịch triều bao phong ch- mĩ tự thượng đẳng tối linh tôn thần”. Tạm dịch là:

“Tướng hữu Bạch Kha là người trông coi kho quỹ cho Vua Mai”. Hiệu bụt trên long ngai bên phải đ-ợc phiên âm là:

“Tả thập binh thuỷ trấn đại vương”.

Tạm dịch là: “Quan tả, trông coi quân thuỷ bộ cho Vua Mai”

Về trang trí điêu khắc t-ơng đối đơn giản: ở giữa bờ nóc đ-ợc đắp bằng vôi vữa hình t-ợng một mặt nguyệt đang toả sáng. Hai đầu đao ở hai đầu bờ nóc và bốn đầu đao ở bờ dải đ-ợc trang trí bằng hình t-ợng tảng mây.

Nội thất trung điện không chạm khắc, chỉ có một số hoạ tiết trang trí các đề tài rồng l-ợn, rồng chầu trên một bức tr-ớng và trên các trụ gạch.

Sân lộ thiên: Từ cửa sau trung điện b-ớc ra là sân lộ thiên. Sân có diện tích là 65,5m2. Nền sân đ-ợc lát gạch đồng bộ với sân đền.

ở lối nối tiếp sân lộ thiên với phía tr-ớc nhà hậu cung đ-ợc xây một bệ thờ lộ thiên bằng xi măng. Trên bệ thờ đặt một bát h-ơng và một số cốc chén.

- Nhà th-ợng điện

+ Kết cấu xây dựng

Th-ợng điện có ba gian, hai hồi với diện tích đ-ợc xây dựng là 5,7m x 4,5m.

Ba mặt xung quanh xây t-ờng, trên lợp mái ngói âm d-ơng phía tr-ớc có một khoảng thềm khá rộng đ-ợc lát gạch gốm màu đỏ 30cm x 30cm. ở mé ngoài hai bên tả hữu của thềm đ-ợc xây hai bức t-ờng lơ lửng kiểu xuyên hoa, còn phía trong thềm là hệ thống cửa ván.

+ Kết cấu vì kèo: Theo lối quá giang câu đầu giống nh- ở nhà trung điện.

Tất cả các kiến trúc (hạ điện, trung điện, th-ợng điện) đều đ-ợc làm bằng gỗ lim, chạm khắc công phu, đẹp đẽ với các đề tài tứ linh, tứ quý...

+ Bài trí ở th-ợng điện:

ở hai cột trụ phía tr-ớc nhà th-ợng điện có đôi câu đối bằng chữ Hán: Phiên âm nh- sau: “Thiên cổ Sơn Hà thiên cổ báu

Vạn An thành luỹ Vạn An hương” Tạm dịch: “Ngàn thuở non sông, ngàn thuở quý

Vạn An vững luỹ, Vạn An hương”

Phía trong hậu cung ở gian giữa đ-ợc xây một bệ thờ xi măng có hai cấp (cấp trên và cấp d-ới) ở cấp d-ới đ-ợc đặt một mâm cỗ, một bàn chè, hai cọc sáp, một bảng đọc văn. Kề cạnh các đồ tế khí vừa kể là long ngai thờ Mai Thúc Huy, con trai thứ ba của Vua Mai. Trên long ngai hiện còn giữ đ-ợc hiệu bụt.

Phiên âm như sau: “Thượng, thượng đẳng chủ ba thiếu ý phần thông ý trùng d-ơng võ phù độ truỵ, tự đại gia phong thánh thiện.... mĩ tự đại vương vi”. Long ngai này cũng bằng gỗ sơn son thiếp vàng, trang trí khá công phu, tỉ mỉ. Đỉnh long ngai đ-ợc thể hiện bằng hình t-ợng đầu rồng đang h-ớng về phía tr-ớc.

Bốn chân long ngai hơi choãi ra nâng đỡ phần kệ, xung quanh thân bệ đ-ợc trang trí hình t-ợng hổ phù, mặt nguyệt viền tia lửa hào quang và một số hoạ tiết cách điệu khác.

ở cấp phía trên là long ngai thờ Mai Hắc Đế, hiệu trên long ngai này đ-ợc phiên âm nh- sau: “Phụ quốc tế miếu nhập nội thương hộ quốc công lịch triều gia phong mĩ tự th-ợng th-ợng đẳng tối linh Mai Hắc Đế”(*).

Về kiểu dáng, kích cỡ, đề tài trang trí và nghệ thuật thể hiện ở long ngai này hoàn toàn giống nh- long ngai thờ Mai Thúc Huy nh- đã trình bày ở trên.

Nằm cạnh long ngai của Vua Mai là một hộp đựng các sắc phong của

v-ơng triều phong kiến Việt Nam truy phong cho đền và vị thần đ-ợc thờ. Trong hộp còn 13 đạo sắc (*) của các vua triều Nguyễn từ thời Gia Long đến Bảo Đại, cụ thể nh- sau:.

„ Sắc phong ngày 21 tháng 8 niên hiệu Gia Long năm thứ 9 (1810) (Xem H.17, Tr 130)

Phiên âm: sắc chỉ Nam Đ-ờng huyện, Đông Liệt xã, Viên Sắc xã, Tr-ờng Đồng xã, đẳng hệ nhĩ xã tòng tiền phụng sự.

Mai Hắc Đế nhất vị, kinh hữu lịch triều gia tôn mỹ tự, t- chuẩn hứa y cựu phụng sự, dĩ thân kính ý cố sắc.

Gia Long cửu niên bát nguyệt nhị thập nhất nhật. Dịch nghĩa:

Sắc chỉ ban cho ba xã Đông Liệt, Viên Sắc, Tr-ờng Đồng, huyện Nam Đ-ờng theo lệ cũ phụng thờ: vị thần tối cao là Mai Hắc Đế. Đại v-ơng từng đ-ợc nhiều triều đại bao phong khen th-ởng, gia tôn mỹ tự. Cho phép đ-ợc phụng thờ nh- cũ. Vậy nay ban sắc.

Ngày 21 tháng 8 niên hiệu Gia Long năm thứ 9.

„ Sắc phong ngày 7 tháng 8 niên hiệu Thiệu Trị năm thứ 2 (1842) „ Sắc phong ngày 9 tháng 9 niên hiệu Thiệu Trị năm thứ 2 (1842). (Xem H.18, Tr 130) Phiên âm: Sắc chỉ Nghệ An tỉnh, Nam Đ-ờng huyện, Đông Liệt xã, Nhĩ xã, tòng tiền phụng sự: Mai Hắc Đế miếu, tiết mông ban cấp sắc chỉ, chuẩn nhĩ xã phụng sự. Tứ kim phi -ng, cảnh mệnh kỳ thiệu, tiền du. Đặc chuẩn hứa y cựu phụng sự, dụng thân kính ý.

Khâm tai!.

Thiệu Trị nhị niên cửu nguyệt sơ cửu nhật. Dịch nghĩa:

Sắc ban cho xã Đông Liệt và các xã khác, huyện Nam Đ-ờng, tỉnh Nghệ An theo lệ cũ phụng thờ: vị thần Mai Hắc Đế, đã từng đ-ợc ban cấp sắc chỉ, chuẩn cho các xã phụng thờ. Nay, ta nối theo nghiệp lớn, t-ởng nhớ

công ơn phù hộ của tôn thần [Nên] cho phép đ-ợc thờ thần nh- cũ. Kính cẩn vâng mệnh.

Hãy kính noi theo!

Ngày 9 tháng 9 niên hiệu Thiệu Trị năm thứ 2 (1842)

„ Sắc phong ngày 03 tháng 7 niên hiệu Tự Đức năm thứ 3 (1850) „ Sắc phong ngày 05 tháng 11 niên hiệu Tự Đức năm thứ 6 (1853) „ Sắc phong ngày 24 tháng 11 niên hiệu Tự Đức năm thứ 33 (1880)

(cùng ngày ban hai sắc phong).

„ Sắc phong ngày 01 tháng 7 niên hiệu Đồng Khánh năm thứ 2(1887) (cùng ngày ban 2 sắc phong)

„ Sắc phong ngày 11 tháng 8 niên hiệu Duy Tân năm thứ 3 (1909)(cùng ngày ban 2 sắc phong).

„ Sắc phong ngày 18 tháng 3 niên hiệu Khải Định năm thứ 2 (1917). „ Sắc phong ngày 25 tháng 7 niên hiệu Khải Định năm thứ 9 (1924). Nằm trang trọng phía trên bàn thờ là một bức đại tự lớn bằng gỗ, sơn son thiếp vàng. Bằng nghệ thuật chạm trổ tài hoa, các nghệ nhân dân gian đã thể hiện các hình t-ợng rồng l-ợn, cây cúc, trúc, mai thật mềm mại, tinh tế và sinh động (ở mé trên và mé d-ới bức đại tự). ở giữa là một dòng chữ Hán, phiên âm là: “Thánh cung vạn tuế” ở góc bên trái bức đại tự có dòng chữ Hán, phiên âm là: “Nam phong song cát trú vịnh thành phố phong đằng hiệu bái cúng”.

Tạm dịch là: Hậu phong đằng ở thành phố Vinh cung tiến dòng chữ,

ở góc bên phải bức đại tự có dòng chữ Hán, phiên âm là: “Hoàng triều Bảo Đại vạn niên tuế cửu”.

Tạm dịch là: Năm thứ 9 triều Bảo Đại

Hai bên tả hữu của hậu cung đ-ợc xây dựng hai bệ thờ bằng xi măng có kích th-ớc, kiểu dáng, cách bài trí gần giống nhau. Trên mỗi bệ thờ đều đặt một trống gõ nhỏ, một bát h-ơng, một mâm chè và hai cọc sáp hai bên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lễ hội đền vua mai huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)