Du lịch đường sông tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch đường sông tại thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 31)

7. Bố cục đề tài

1.2. Du lịch đƣờng sông trên thế giới và Việt Nam

1.2.2. Du lịch đường sông tại Việt Nam

1.2.2.1 Du lịch sông Hồng

Từ bao đời sông Hồng góp phần quan trọng trong đời sống sinh hoạt sản xuất của người dân miền Bắc Việt Nam. Sông Hồng giúp cung cấp một lượng lớn phù sa, nước tưới tiêu cho nông nghiệp và vận chuyên hàng hoá qua lại Thuận Tiện. Dọc hai bờ sông Hồng có nhiều điểm đến có thể hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Đó là hàng loạt các điểm di tích văn hóa đặc trưng của đồng bằng sông Hồng như chùa Hoa Lâm (Đông Anh, Hà Nội), đền Dầm, đền Chử Đồng Tử, đền Mẫu (tỉnh Hưng Yên)... Ngoài ra, dọc triền sông Hồng, nhiều làng nghề, di tích văn hóa mang đậm nét văn hóa Việt truyền thống đã tồn tại bền bỉ hàng trăm năm như làng gốm Bát Tràng, làng cổ Đường Lâm… Tất cả những điểm đến này hoàn toàn có thể kết nối thành những tour du lịch hấp dẫn đối với du khách. Đặc biệt, mới đây, cây cầu Nhật Tân hiện đại bậc nhất Thủ đô cũng là cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á khai trương, càng làm cho du lịch sông Hồng có thêm điểm nhấn. Để đa dạng hóa sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của du khách, gần đây, công ty Thăng Long GTC - đơn vị duy nhất tổ chức các tour du lịch trên sông Hồng tung ra tuyến tour nửa ngày như “Sông Hồng - Những nhịp cầu”, “Sông Hồng - Hành trình những bản tình ca”… Trên hành trình sông nước, du khách không chỉ được nghe lịch sử những cây cầu mà còn được thả đèn hoa đăng... Lẽ ra với tiềm năng dồi dào và giàu bản sắc như vậy, các tour du lịch sông Hồng đã có thể trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của thủ đô từ lâu. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan và chủ quan, hiện sản phẩm này mới chỉ thu hút được một

lượng khách khiêm tốn, chủ yếu là khách nội địa đi du lịch tâm linh đầu xuân. Theo một số đơn vị lữ hành, thực tế các tour tham quan dọc sông Hồng kết hợp với các loại hình du lịch xe đạp trải nghiệm khu vực làng quê hiện khá hấp dẫn du khách quốc tế. Tuy nhiên đối tượng khách này đòi hỏi dịch vụ chuyên nghiệp, trong khi tour du lịch sông Hồng còn thiếu nhiều yếu tố để có thể hấp dẫn khách quốc tế. [30]

1.2.2.2. Du lịch đường sông tại Đà Nẵng

Quận Liên Chiểu nằm về phía tây bắc Thành Phố Đà Nẵng, có nguồn tài nguyên du lịch về thiên nhiên và nhân văn rất phong phú và đa dạng, là vùng đất giàu truyền thống lịch sử và di tích văn hóa, có giá trị thẩm mỹ cao. Hiện nay trên địa bàn quận có 04 đình làng đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố như: Đình Trung Nghĩa, Đình Hòa Mỹ, Đình Đà Sơn, Đình Xuân Dương. Bên cạnh đó, các giếng cổ, mộ cổ, ngôi nhà cổ họ Mai, làng chài, làng nghề nước mắm Nam Ô đã và đang trở thành điểm đến của những nhà nghiên cứu và du khách thích tìm đến sự thanh bình của một làng quê. Mặt khác, với đường sông dài 38 km từ Thủy Tú đến Trường Định, đoạn sông nằm trên địa bàn quận khoảng chừng 6-7 km, là tuyến đường thủy quan trọng và là nơi có nguồn lợi thủy sản phong phú.

Do đó, song song với việc đầu tư khai thác tiềm năng du lịch sinh thái núi và biển, việc xây dựng hình thành các tuyến, điểm tham quan du lịch đường sông trên địa bàn quận Liên Chiểu là rất cần thiết. Điều này góp phần quan trọng trong chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch, khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch trên cơ sở bền vững nhằm hình thành các điểm tham quan du lịch qua các di tích lịch sử, di tích văn hóa gắn kết với đường sông nhằm mục đích thu hút và thỏa mãn nhu cầu tham quan của du khách khi đến với thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Liên Chiểu nói riêng. Đồng thời, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân tại những nơi hình thành các tour dịch vụ du lịch này.

Với những nguồn tài nguyên du lịch về thiên nhiên và nhân văn rất phong phú và đa dạng như vậy, có thể thấy loại hình du lịch đường sông là một loại hình du lịch có tiềm năng phát triển lớn ở quận Liên Chiểu. Tuy nhiên, hiện nay nó vẫn chưa được khai thác hiệu quả và nguyên nhân chính là chưa có sự đầu tư, quy hoạch phát triển đối với loại hình du lịch này. Trước hết, để loại hình du lịch đường sông có thể được khai thác và đầu tư hiệu quả, cần phải định hướng phát triển cho loại hình này như: Vạch ra một số giải pháp cụ thể để phát triển loại hình du lịch đường sông bao gồm các giải pháp về quy hoạch, đầu tư, nhân lực, công tác quảng bá. Trong đó, trước tiên cần chú trọng đến giải pháp quy hoạch. Để thực hiện được giải pháp này, cần có sự hỗ trợ lớn từ phía thành phố cũng như sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, các phòng ban chuyên ngành và cả những người dân có kinh nghiệm về lĩnh vực sông nước. Cần có định hướng cho việc phát triển dịch vụ đường sông; có cơ chế chính sách nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển loại hình dịch vụ này. Việc bố trí khu đất đủ rộng và hợp lý để làm bến bãi, cầu tàu, quầy bán vé và điểm đón tiếp khách, bởi đây là nơi tạo cảm giác đầu tiên của du khách khi đến với vùng sông nước này cho nên cần phải được chú trọng đầu tư. Bên cạnh đó, cần phải bố trí hài hòa khuôn viên cây xanh tại nơi đón khách nhằm tạo cảm giác thân thiện trước khi xuất bến hành trình tour. [27]

1.2.2.3. Du lịch đường sông tại Cần Thơ

Vài năm trước, du lịch đường sông ở Cần Thơ chỉ đơn điệu với lộ trình xuất phát từ bến Ninh Kiều tham quan chợ nổi Cái Răng ghé khu du lịch Mỹ Khánh hay vài điểm vườn sinh thái ở Phong Điền. Du khách có thể lựa chọn tour đường sông với nhiều cung đường khám phá mới. Du khách chỉ có thể thuê tàu hoặc ghe máy nhỏ để tham quan chợ nổi, và với những phương tiện này tầm nhìn quan sát bị hạn chế, khó thấy được toàn cảnh buổi họp chợ trên sông. Còn với du thuyền, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh chợ nổi từ góc nhìn trên cao.

Quan cảnh miệt vườn Cần Thơ luôn làm xao động tâm hồn du khách. Những con đường làng nhỏ rợp bóng bởi vườn cây trái xanh tươi, những con kênh yên lành với dòng chảy nhẹ nhàng, những chiếc ghe lướt trên sông…là nét chấm phá tuyệt vời cho bức tranh làng quê thêm hữu tình thi vị. Từ chợ nổi, du khách có nhiều chọn lựa để trải nghiệm văn hóa, ẩm thực, làng nghề. Xuôi thuyền theo trục chính sông lớn về hướng huyện Phong Điền, du khách có thể ghé tham quan Làng du lịch Mỹ Khánh, Thiền viện trúc lâm Phương Nam hay vườn trái cây Vàm Xáng (ấp Nhơn Lộc 2, thị trấn Phong Điền). Ngoài vườn dâu sum suê, vườn trái cây Vàm Xáng còn nổi tiếng với nhiều món ăn đậm chất quê nhà như: lẩu mắm hủn hỉn, bánh canh bột xắt cua đồng… Ngoài ra, du khách có thể ghé vườn trái cây Mỹ Thơm (ấp Nhơn Thọ, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền), thưởng thức nhiều loại trái cây: măng cụt, chôm chôm thái, sầu riêng, bòn bon. Du khách cũng có thể lựa chọn khu du lịch sinh thái Vườn Nhãn (còn gọi là Homestay Mỹ Thuận, ấp Mỹ Thuận, xã Mỹ Khánh) để thưởng thức các loại trái cây bản xứ và trải nghiệm các hoạt động vui chơi giải trí tại vườn: câu cá, làm vườn hoặc nấu món ăn dân dã cùng gia chủ. Nếu muốn trải nghiệm không gian miệt vườn dân dã, độc đáo hơn, du khách có thể chọn Vườn du lịch sinh thái Vũ Bình (Ngã Ba Mương Điều, xã Nhơn Nghĩa). Đoạn đường đến vườn du lịch sinh thái Vũ Bình quanh co, uốn khúc với những hàng cây rợp bóng dọc bờ sông tạo nên khung cảnh thôn quê hết sức thơ mộng. Gia chủ thân thiện, có nhiều bí quyết gia truyền nấu món ngon dân dã, nhất là món bánh xèo làm theo kiểu truyền thống. Bất cứ mùa nào du khách cũng có thể thỏa sức thưởng thức trái cây bởi gia chủ đã liên kết với các chủ vườn xung quanh. Nếu không chọn hướng Phong Điền, du khách có thể rẽ sang những con rạch nhỏ để khám phá những điểm tham quan độc đáo ở quận Ninh Kiều và Bình Thủy. Từ chợ nổi, du khách có thể cho ghe rẽ vào rạch Rau Răm, thăm cơ sở Pizza hủ tiếu Sáu Hoài (khu vực 7, phường An Bình, quận Ninh Kiều), tận mắt quan sát các công

tiếu". Du khách còn có thể rẽ sang rạch Mương Khai (rạch Phó Thọ, rạch Lòng Ống) đến làng hoa Phó Thọ - Bà Bộ (phường Long Hòa và Long Tuyền, quận Bình Thủy) có hơn 240 hộ trồng hoa với diện tích canh tác khoảng 46 ha. Tại đây, du khách có thể thỏa sức chiêm ngưỡng các loài hoa rực sắc của làng hoa đã tồn tại hơn 80 năm. Xuôi theo con rạch, du khách có thể đến vườn trái cây Ba Cống (khu vực Bình Phó B, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy), rộng hơn 2,3ha với đầy đủ các loại cây ăn trái: thanh long, chôm chôm, bưởi da xanh, măng cụt, xoài… Hành trình còn đưa du khách đến chợ truyền thống Phó Thọ (khu vực Bình Phó A, phường Long Tuyền) hòa vào nhịp sống bình dị của người dân nơi đây, thưởng thức những món quà bánh dân dã được bày bán. Sắp tới, tour du lịch đường sông sẽ kéo dài đến rạch Lòng Ống để tiếp nối các điểm tham quan như: nhà cổ Vườn lan, Đình Bình Thủy, chùa Nam Nhã… Hiện nay các ngành chức năng đang có kế hoạch nạo vét, mở rộng tuyến này để hành trình khám phá được thông suốt, kết nối nhiều tour, tuyến liên quận huyện. Đứng trên bến Ninh Kiều, bên dòng sông Hậu thơ mộng về đêm, du khách tận hưởng những ngọn gió mát lành từ sông thổi vào. Sẽ thú vị hơn khi du khách tham gia du thuyền sông Hậu về đêm với điểm xuất phát từ bến Ninh Kiều. Từ đây, du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh thơ mộng của bến Ninh Kiều, ngắm Thành Phố náo nhiệt dưới ánh đèn huyền ảo, hay cầu Cần Thơ vững chãi giữa đôi bờ. Trải nghiệm những tour du lịch đường sông mới của Cần Thơ sẽ mang đến cho du khách những cảm nhận độc đáo, bình dị, đậm bản sắc văn hóa đời sống sông nước Cửu Long. [20]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch đường sông tại thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 31)