Al Azraq – huyền thoại về vị thánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong sa mạc của j m g le CLézio (Trang 79 - 81)

Chương 3 : NHỮNG NHÂN VẬT ĐẶC BIỆT

3.3.1.Al Azraq – huyền thoại về vị thánh

3.3. Nhân vật huyền thoại

3.3.1.Al Azraq – huyền thoại về vị thánh

Giống như hầu hết các nhân vật thần tiên trong truyện cổ, Al Azraq được xây dựng theo mơ típ “nhân vật thần thánh” có phép màu nhiệm, luôn che chở, cứu giúp những người dân lương thiện (đây là mẫu nhân vật được xây dựng dựa trên mơ ước của nhân dân lao động nhằm hướng tới một xã hội công bằng, thưởng phạt phân minh).

Al Azraq xuất hiện trong Sa mạc thông qua những câu chuyện truyền

miệng và trong ký ức của các nhân vật trong tác phẩm, tác giả đã mượn lời nhân vật để khẳng định: Đó là vị thánh – người Đàn Ông Xanh xuất thân từ một chiến binh của sa mạc, trải qua bao nhiêu khổ ải, đau thương, chịu cảnh đói rét cơ hàn như bao chiến binh khác ông được Thượng đế gọi và trở thành vị thánh luôn cứu giúp mọi người: “Người ta gọi người là Al Azraq vì trước khi là vị thánh, người đã từng là một chiến binh sa mạc (…). Nhưng một ngày nọ Thượng đế đã gọi Người và Người trở thành một vị thánh và Người trút bỏ những y phục màu xanh của sa mạc, mặc một chiếc áo dài như mọi con người nghèo khổ (…). Nhưng Thượng đế không lẫn lộn với những kẻ ăn mày khác và làm cho da mặt, hai bàn tay của người vẫn giữ màu xanh lam” [16, tr.120].

Xuất thân là một chiến binh nên vị thánh của những cư dân sa mạc nhìn bên ngồi giản đơn như một ẩn sĩ nhưng vẫn không che khuất được dáng vẻ cương trực, mạnh mẽ của một chiến binh. Điều này làm nổi bật ý nghĩa sâu sắc: Con người dù có đạt tới đỉnh cao như một thánh nhân vẫn không qn nguồn gốc xuất thân của mình. Có lẽ đây cũng chính là thơng điệp mà người

kể chuyện muốn nhắn nhủ tới người nghe – là ý nghĩa, là đặc sắc nghệ thuật của câu chuyên kể.

Hình tượng nhân vật Al Azraq được xây dựng giống như những nhân vật bà Tiên, ơng Bụt trong chuyện cổ tích phương Đơng, thường ẩn mình dưới bộ dạng ăn mày, đói rách đi khắp nơi cứu giúp mọi người, thưởng thiện phạt ác. Nhân vật Al Azraq cũng như vậy, ơng khốc trên mình một tấm áo rách rưới như một tu sĩ nghèo, thậm chí giống một kẻ ăn mày sẵn sàng đem tài năng phép thuật của mình ra cứu giúp những người khốn khó. Bằng cử chỉ nhẹ nhàng, lời nói ngọt ngào dễ gần, ông không chỉ giúp đỡ về vật chất mà còn chữa khỏi cho dân chúng những đau đớn về thể xác cũng như dịu nổi đau tinh thần cho họ. Chuyện Al Azraq ban tặng cho bà lão nghèo nguồn nước dưới hịn đá giữa sa mạc khơ cằn khơng chỉ thể hiện phép thuật siêu nhiên của nhân vật và sâu xa hơn nó thể hiện giá trị của việc gieo mầm và duy trì sự sống trên điều kiện hà khắc của thiên nhiên.

Không chỉ là một vị thánh của tình yêu thương và chỉ biết cứu giúp mọi người, Al Azraq còn là người truyền giảng cho nhân dân các bài học về đạo đức, về giá trị thiêng liêng của tình cảm con người, tình u thương đồng loại (thơng qua những thử thách mà ông đặt ra cho con người).

Đối với giáo lí đạo Hồi cũng như vật, ơng khơng truyền đạt bằng những lời nói sng mà bằng hành động để người thực hiện phải khuất phục: “Người giảng giáo lí chính thống của đạo Hồi như thế đó, khơng bằng những từ của lời nói mà bằng những cử chỉ và lời cầu nguyện để buộc những người khác phải phục trong lòng” [16, tr. 122]. Nhân vật Ma el Ainine – môn đồ của Al Azraq, thực sự bị khuất phục bởi cách truyền đạt của người. Trải qua bao nhiêu tháng thử thách, chịu cảnh bị Al Azraq “bỏ rơi” (không giảng dạy lời nào) cuối cùng Mael Ainine cũng nhận ra, người “thầy” ấy đã chia sẻ tất cả những gì mình có cho ơng.

Là nhân vật huyền thoại được các nhân vật trong tác phẩm truyền tai nhau, cho nên hình tượng nhân vật thường được biến đổi theo cảm nhận riêng của mỗi nhân vật. Với Lalla (nhân vật chính thường nghe những câu chuyện kể về ơng) người Đàn Ông Xanh – vị thánh nhân Al Azraq trở thành Người bí mật dưới tên gọi là Es Ser – người đóng vai trị tích cực trong thế giới tâm linh của cô, người luôn dõi theo soi sáng, dẫn dắt cô trong mọi hành động. Dù là ở sa mạc châu Phi hay trong thành phố của châu Âu, ánh mắt của Es Ser vẫn dõi theo cơ. Chính ánh mắt ấy đã chỉ cho cơ thấy “thiên đường hạnh phúc” thực sự - đó là sự trở về với sa mạc cội nguồn tự do – hạnh phúc, trở về với xứ sở của những huyền thoại.

Việc xây dựng nhân vật “thánh nhân” không chỉ tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện kể bởi những yếu tố huyền thoại, li kỳ mà quan trọng hơn, chính nhân vật thần thánh này góp phần khơng nhỏ trong việc định hướng hành động và tác động trực tiếp đến thế giới nội tâm của nhân vật chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong sa mạc của j m g le CLézio (Trang 79 - 81)