Cơ sở lý luận bổ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ nhìn từ phía Trung Quốc (Trang 40 - 60)

9. Kết cấu của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.2. Cơ sở lý luận bổ trợ

Ngoài cơ sở lý luận chủ yếu được kế thừa, phát triển từ tư tưởng, nghệ thuật ngoại giao truyền thống của Trung Quốc, các lý thuyết và thực tiễn trong quan hệ quốc tế và hoạch định chính sách đối ngoại của các nước, đặc biệt là của phương Tây cũng ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tới việc hoạch định chính sách đối ngoại của Trung Quốc nói chung và việc Trung Quốc đề xuất xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ nói riêng. Tiêu biểu là chủ nghĩa Hiện thực, nhất là Henry Kissinger; chủ nghĩa Tự do; chủ nghĩa Kiến tạo. Ngồi ra, chủ nghĩa Mác-xít mới, Lý thuyết phê phán, Chính trị xanh, Lý thuyết trị chơi cũng là cách tiếp cận, sự bổ sung của Trung Quốc trong hoạch định chính sách quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ. Trong giới hạn của đề tài, chỉ xin chỉ ra một số quan điểm lý thuyết bổ trợ tiêu biểu nhất cho việc hình thành sáng kiến quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ.

Henry Kissinger - cựu Cố vấn An ninh quốc gia, cựu Ngoại trưởng

Mỹ, người được giới nghiên cứu Trung Quốc tôn làm bậc thầy chiến lược. Các quan điểm lý thuyết và q trình tham gia hoạch định, thực thi chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc của Kissinger có ảnh hưởng sâu rộng tới quan hệ Mỹ - Trung hơn bất kỳ chính trị gia hay học giả nào của Mỹ trong suốt nửa thế kỷ qua. Với hơn 80 lần đến Trung Quốc, nhiều hơn bất kỳ chính trị gia hay học giả Mỹ nào khác, được phía Trung Quốc gọi là ―người thúc đẩy mở ra cánh cửa cho quan hệ Trung - Mỹ‖46, các quan điểm và tham vấn của Kissinger đã ảnh hưởng sâu rộng tới nhận thức, tư duy, lựa chọn chính sách

45

Quan điểm lý thuyết này được phía Trung Quốc cơng bố trong dịp đồn chun gia nghiên cứu và tư vấn chính sách của Ấn Độ thăm Trung Quốc và trao đổi về quan hệ Trung - Ấn từ 15- 22.12.2015.

46 Một cuộc gặp gỡ lịch sử, Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc, 14/2/2012: http://vietnamese.cri.cn/421/2012/02/14/1s168194.htm

đối ngoại cũng như việc hình thành lý luận quan hệ quốc tế hiện đại của Trung Quốc. Cố nhiên, sáng kiến quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ và quan hệ quốc tế kiểu mới do Trung Quốc đề xuất cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của Kissinger. Về Trung Quốc, Kissinger cho rằng: ―Mọi người thường

nói Mỹ là một nước lớn trưởng thành, còn Trung Quốc là một nước lớn trỗi dậy, giữa hai nước nhất định sẽ phát sinh xung đột. Nhưng kỳ thực trong hơn 1.800 năm qua, Trung Quốc đều không phải là một nước trỗi dậy, mà là một quốc gia giàu có nhất trên thế giới, có thể cũng là một quốc gia có tổ chức nhất thế giới. Do đó khi người ta nói Trung Quốc là một lực lượng trỗi dậy, thực ra là một điều hết sức khơng bình thường. Cịn chúng tơi, những người thường xuyên tiếp xúc với Trung Quốc, cũng khơng cho rằng Trung Quốc sẽ coi mình là một quốc gia trỗi dậy‖. Về quan hệ Trung - Mỹ, ngày 13/2/2012,

tại Washington, tiếp Phó chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Kissinger cho biết: Mỹ và Trung Quốc tăng cường hợp tác là cực kỳ quan trọng. Hai nước đều cần phải thiết thực tiếp tục tăng cường đối thoại, tăng thêm sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, mở rộng hợp tác trên bình diện tồn cầu cũng như trong nhiều lĩnh vực, xử lý thoả đáng các vấn đề mới, thách thức mới, không ngừng tiếp thêm sức sống mới, động lực mới, thúc đẩy xây dựng quan hệ đối tác hợp tác Mỹ - Trung. Điều này có lợi cho hai nước Mỹ - Trung, cũng có lợi cho thế giới.47

Kissinger lập luận: ―Khi tôi đến Trung Quốc 40 năm trước, vấn đề chúng ta xử lý là các bất đồng giữa hai bên, vấn đề chúng ta phải làm hiện nay là làm thế nào nắm bắt cơ hội chung, việc chúng ta cần làm 40 năm trước là quản lý và giải quyết tốt các nguy cơ trước mắt, còn việc chúng ta cần làm hiện nay là làm thế nào gây ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống quốc tế, tránh để các nguy cơ xuất hiện ở các khu vực khác nhau và các xung đột leo thang tới

47 Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp gỡ các cựu chính khách Mỹ như cựu Ngoại trưởng

Kít-xinh-gơ, Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc, 14/2/2012:

mức khơng thể kiểm sốt‖.48

Quan hệ Trung - Mỹ khơng nên là một trị chơi tổng bằng không, hay sự trỗi dậy của Trung Quốc không thể bị coi là thất bại chiến lược của Mỹ.49

Quan hệ hợp tác Trung - Mỹ là cần thiết cho sự bền vững và hịa bình tồn cầu. Nếu tiếp tục xuất hiện một cuộc chiến tranh lạnh giữa các quốc gia, nó sẽ kìm hãm sự tiến bộ của cả một thế hệ hai bên bờ Thái Bình Dương và gây ra bất ổn chính trị ở các khu vực trong thời điểm những vấn đề toàn cầu gia tăng. Kissinger đề xuất ý tưởng Trung - Mỹ cùng hướng tới Cộng đồng Thái Bình Dương, cùng tiến hóa.50

Nhân vật thứ hai không thể không nhắc tới khi nghiên cứu đề tài này là

Zbigniew Brzezinski - cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ (1977-1981).

Brzezinski là người thiết kế cho Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ tháng 1/1979. Để xem xét mức độ ảnh hưởng của Brzezinski đối với chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc hiện nay cũng như việc hình thành quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ, có thể dẫn ra đây một số quan điểm tiêu biểu của ông. Trước ngày khai mạc Đại hội 18 ĐCS Trung Quốc, Brzezinski nói: ―Mỹ là quốc gia ưu việt nhất trên thế giới. Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và chính điều đó đã định hình một số kết luận hợp l ý cho cả hai nước‖.51

Brzezinski là người cổ vũ cho ý tưởng G2 gồm Mỹ và Trung Quốc chi phối thế giới. Mới đây, Brzezinski cho rằng: ―Nói ngắn gọn, trục cốt lõi của trật tự thế giới mới ngày càng xoay quanh Mỹ và Trung Quốc. Cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc xoay quanh hai thực tế quan trọng, khiến nó tách biệt với cạnh tranh thời Chiến tranh lạnh: Không bên nào mang nặng tư tưởng ý thức hệ trong phương hướng hành động, và cả hai bên đều nhận thấy họ cần phải chung sống hịa thuận với nhau‖; ―Tơi thực sự nghĩ Mỹ đã tuyên bố rõ

48

Xem: http://news.ifeng.com/a/20150321/43389643_0.shtml

49 Henry Kissiger, Đối phó với một Trung Quốc mới: http://vietnamnet.vn/vn/chinh- tri/tuanvietnam/62873/doi-pho-voi-mot-trung-quoc-moi.html

50 Henry Kissiger, Bàn về Trung Quốc, tlđd, tr.527-530, 542-548. 51

ràng rằng lợi ích của cả Mỹ và Trung Quốc cùng nằm ở việc tránh những tình huống mà trong đó hai nước sẽ bị đẩy vào một cuộc đụng độ‖.52

Cùng với Kissinger, Brzezinski cũng là 1 trong 7 cựu chính khách53 được mời dự bữa tiệc tối với Phó chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 13/2/2012. Ngay trong chuyến thăm này, Tập Cận Bình đã đề xuất 4 điểm xây dựng quan hệ đối tác hợp tác Trung – Mỹ: Thứ nhất, phải lấy sử làm gương; thứ hai, phải nhìn xa trông rộng; thứ ba, phải tôn trọng và tin cậy lẫn nhau; thứ tư, phải cùng có lợi cùng thắng.54

Đây cũng chính là nguyên tắc định hướng xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ.

Joseph S. Nye - cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng, Chủ tịch Hội đồng

Tình báo Quốc gia Mỹ, Giáo sư tại Đại học Harvard - Mỹ cũng là đại biểu lý thuyết quan hệ quốc tế được phía Trung Quốc tiếp cận và vận dụng. Không thể phủ nhận ảnh hưởng từ thuyết sức mạnh mềm của ông đối với Trung Quốc. Ảnh hưởng của Joseph S. Nye đối với giới quyết sách và giới học thuật Trung Quốc còn đến từ những quan điểm lý thuyết đa dạng, mới mẻ, sâu sắc, độc đáo và thực tiễn của ơng trong nhiều khía cạnh khác của quan hệ quốc tế.

Về tương lai của quân đội và chiến tranh, ông khẳng định: Dù chiến tranh và

vũ lực có thể bị giảm vai trị nhưng chúng vẫn chưa biến mất. Chúng chỉ đơn thuần đang phát triển cho phù hợp với những quy tắc và chiến thuật thế hệ mới mà thôi. Sự phát triển không thể lường trước của chiến tranh đặt ra một thách thức nghiêm trọng cho các nhà hoạch định quốc phịng.55 Về tồn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau, ơng cho rằng: Dù đã diễn ra trong nhiều thế kỷ,

toàn cầu hóa hiện tại đạt tới một mức độ ―sâu sắc hơn và nhanh hơn‖. Tranh

52 Zbigniew Brzezinski, America’s Global Balancing Act, Project Syndicate, 21/1/2015.

53 Sáu người còn lại là: Các cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger, Madeleine Albright; cựu Bộ trưởng Tài chính Henry Paulson; các cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Brent Scowcroft, Samuel R.Berger và cựu Bộ trưởng Lao động Elaine Chao (người Mỹ gốc Hoa):

http://vietnamese.cri.cn/421/2012/02/14/1s168191.htm

54 Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp gỡ các cựu chính khách Mỹ như cựu Ngoại trưởng

Kít-xinh-gơ, Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc, tlđd.

55

giành quyền lực vẫn tiếp diễn thậm chí trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau. Bởi các liên minh phức tạp hơn và quyền lực được sử dụng dưới những dạng thức khác nhau, các cuộc xung đột thường giống như chơi cờ trên những bàn khác nhau cùng một lúc. Xung đột trong thế kỷ 21 liên quan tới cả súng và bơ.56 Về sự can thiệp, các thể chế, xung đột khu vực và sắc tộc, ông chỉ ra:

Sau Chiến tranh lạnh, khả năng một cuộc chiến tranh lớn nổ ra không nhiều, nhưng xung đột khu vực và nội chiến vẫn tồn tại dai dẳng và tạo áp lực buộc các quốc gia khác và các thể chế quốc tế phải can thiệp.57

Đáng lưu ý, Joseph S. Nye là học giả đi đầu ở Mỹ trong việc cung cấp cái nhìn phản biện và phê phán đối với Trung Quốc. Về kinh tế, ơng hồi nghi: Trong mọi trường hợp, tổng GDP dù được tính theo phương pháp nào cũng không phù hợp để xác định được khi nào và liệu Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ về sức mạnh kinh tế hay không.58

Về sức mạnh mềm, Joseph S. Nye cho rằng, một số hành động của Trung Quốc làm tổn hại quyền lực mềm của họ. Giới chức Trung Quốc chưa thực sự hiểu xã hội dân sự thực hiện chính sách quyền lực mềm quốc gia tốt hơn Chính phủ.59

Đồng thời, Joseph S. Nye cũng cho rằng sự suy yếu của Mỹ đã bị thổi phồng. So sánh sự suy yếu của Mỹ giống sự suy yếu của Đế chế La Mã là khơng có cơ sở.60

Khơng quốc gia nào trong lịch sử hiện đại sở hữu sức mạnh qn sự tồn cầu như Mỹ. Tóm lại, trong khi kỷ nguyên ưu thế của Mỹ chưa kết thúc, nó sẽ thay đổi theo những cách quan trọng.61

Với hoạt động ngoại giao được thực thi đúng đắn, chúng ta có thể tránh và nên tránh một cuộc xung đột Mỹ - Trung ở Biển Đông.62

56

Joseph S. Nye (2007). ―Globalization and Interdependence‖ (Chapter 7), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 204-232.

57

Joseph S. Nye (2007). ―Intervention, Institutions, and Regional and Ethnic Conflict‖ (Chapter 6), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 157-203. 58

Joseph S. Nye, China’s Questionable Economic Power, Project Syndicate, 6/11/2015. 59

http://thanhnien.vn/the-gioi/cha-de-hoc-thuyet-quyen-luc-mem-gs-joseph-nye-trung-quoc-tu- lam-ton-hai-minh-484542.html

60

Joseph S. Nye, America’s Overrated Decline, Project Syndicate, 6/10/2014. 61

Joseph S. Nye, American Hegemony or American Primacy?, Project Syndicate, 9/3/2015. 62

Cũng ở chiều phê phán, sẽ là thiếu sót nếu khơng nhắc tới Hillary Clinton, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ. Trong một bài diễn văn tại Đại học Harvard, bà Hillary đã nhận định, 20 năm sau, Trung Quốc sẽ trở thành nước nghèo nhất thế giới. Điều đó có lẽ sẽ là tai họa của toàn nhân loại và cũng sẽ là tai họa của Mỹ.63

Lý thuyết của Joseph S. Nye và quan điểm của Hillary Clinton ở mức độ nào đó cũng đã cung cấp cơ sở lý luận và góc nhìn tham chiếu, phản biện quan trọng cho Trung Quốc trong hoạch định chính sách nói chung và xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ nói riêng.

1.2. Cơ sở thực tiễn

Thế giới đang trải qua những thay đổi lớn chưa từng có.64

Trong nước, Trung Quốc đối mặt hàng loạt thách thức mới trong quá trình cải cách và phát triển. Mơi trường bên ngồi và trong nước địi hỏi Trung Quốc phải có những tìm tịi và sáng tạo trong tư duy và lý luận quan hệ quốc tế. Đặc biệt là phải tìm ra một mơ hình, con đường mới trong quan hệ với Mỹ và các nước lớn khác.

1.2.1. Tình hình thế giới và khu vực

- Tình hình thế giới:

Theo nhận định của phía Trung Quốc, tình hình thế giới đang nổi lên một số đặc điểm sau tác động trực tiếp tới việc hình thành quan hệ nước lớn kiểu mới Trung – Mỹ:

Một là, sự tin cậy chính trị giữa các quốc gia suy giảm; cạnh tranh nước

lớn gia tăng phức tạp, đan xen lợi ích. Trong bối cảnh quan hệ địa chính trị

63 Lê Minh, Người Trung Quốc nên cảm ơn bà Thatcher - người Trung Quốc 100 năm nữa cũng

khơng có “tư tưởng mới”?, tlđd.

64

Thơi Lập Như, Chuyển biến cục diện quốc tế và chuyển đổi mơ hình ngoại giao Trung Quốc (国际格局转变与中国外交转型), Nghiên cứu quan hệ quốc tế, No. 4 (2014), p.3.

thay đổi phức tạp65, các vấn đề địa chính trị liên tục gia tăng66, sự tin cậy chính trị giữa các quốc gia cũng giảm mạnh. Xu thế cạnh tranh địa chiến lược nước lớn trở lại mạnh mẽ nhưng chịu sự giới hạn bởi sự phụ thuộc lẫn nhau.67

Quan hệ nước lớn điều chỉnh đa dạng. Cạnh tranh nước lớn đã phản ánh mâu thuẫn chủ yếu trong quan hệ quốc tế hiện nay vẫn là mâu thuẫn Nam - Bắc, là cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo68. Tính đối kháng trong quan hệ nước lớn gia tăng, nhất là trong quan hệ Mỹ - Nga; quan hệ Trung - Mỹ thăng trầm, ngày càng phức tạp, đa dạng, mặt đối kháng cũng gia tăng69. Cạnh tranh nước lớn chủ yếu xuất phát từ cân nhắc lợi ích70. Xu thế liên kết các lực lượng chủ yếu cũng rất rõ rệt, khơng chỉ về kinh tế, mà cịn về chính trị71. Cạnh tranh nước lớn hướng về trung tâm, đối kháng và xung đột có kiểm sốt, xuất hiện hình thức ―đối kháng lạnh‖.72

Hai là, xu thế tồn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển sâu sắc; kinh tế thế giới phục hồi chậm, khó dự báo. Tồn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển vào chiều sâu73

với 4 xu hướng lớn: Cơ cấu kinh tế được điều chỉnh bao gồm việc thúc đẩy điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và tăng đầu tư cho nghiên cứu phát triển; điều chỉnh mất cân bằng kinh tế; điều chỉnh mơ hình phát triển;

65Kiến nghị của Ban chấp hành Trung ương ĐCS Trung Quốc về “Quy hoạch phát triển kinh tế và

xã hội quốc dân 5 năm lần thứ 13”: http://news.xinhuanet.com/ziliao/2015-

11/04/c_128392424.htm

66Viện Nghiên cứu vấn đề quốc tế Trung Quốc, Sách xanh tình hình quốc tế và ngoại giao Trung

Quốc (2015) (国际形势和中国外交蓝皮书(2015)), NXB Tri thức thế giới, Bắc Kinh, 2015, tr.8. 67Viện Nghiên cứu chiến lược - Đại học Quốc phịng Trung Quốc, Tình hình chiến lược quốc tế và

an ninh quốc gia Trung Quốc 2014-2015, tl đd, tr.1-26.

68

Vương Thái Bình, nghiên cứu viên Quỹ Nghiên cứu vấn đề quốc tế Trung Quốc - Bộ Ngoại giao Trung Quốc. http://www.chinanews.com/gj/2014/07-15/6386976.shtml

69Tơn Như, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu chính trị - Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ nhìn từ phía Trung Quốc (Trang 40 - 60)