Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ nhìn từ phía Trung Quốc (Trang 25)

- Mục đích nghiên cứu:

Đi sâu lý giải lý do, ý đồ của Trung Quốc trong đề xướng, thúc đẩy xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ, ý đồ của Mỹ trong nhất trí với đề xuất này của phía Trung Quốc. Từ đó, xác định đúng vị trí, vai trị thực tế của Việt Nam trong tương tác Trung - Mỹ nói riêng và trong trật tự khu vực và quốc tế nói chung; đưa ra những kiến nghị chính sách đối với Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ.

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Nghiên cứu, làm rõ cơ sở hình thành quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ; quá trình xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới Trung – Mỹ; mục tiêu

của Trung Quốc và Mỹ, nhân tố tác động tới quá trình xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới Trung – Mỹ, dự báo xu hướng quan hệ nước lớn kiểu mới Trung – Mỹ và kiến nghị chính sách đối với Việt Nam.

4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ.

- Phạm vi nghiên cứu: Phân tích chủ yếu từ quan điểm của Trung Quốc.

5. Vấn đề nghiên cứu

(1) Tại sao Trung Quốc đề xuất xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ?

(2) Quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ là gì? Thực tiễn triển khai của Trung Quốc?

(3) Vì sao Mỹ nhất trí với đề xuất xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới của Trung Quốc?

(4) Quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ chịu tác động của những nhân tố nào?

(5) Quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ sẽ phát triển như thế nào? (6) Việt Nam cần và có thể làm gì khi Trung Quốc và Mỹ xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới?

6. Giả thuyết nghiên cứu

- Giả thuyết thứ nhất: Trung Quốc đề xuất xây dựng quan hệ nước lớn

kiểu mới Trung - Mỹ xuất phát chủ yếu từ lợi ích quốc gia của Trung Quốc với mục tiêu làm suy yếu và vượt Mỹ trở thành siêu cường số 1 thế giới, thực hiện tham vọng bành trướng trên toàn thế giới, xây dựng một trật tự thế giới đơn cực do Trung Quốc lãnh đạo.

- Giả thuyết thứ hai: Trung Quốc đề xuất xây dựng quan hệ nước lớn

kiểu mới Trung - Mỹ xuất phát chủ yếu từ các nhân tố khách quan bao gồm tư tưởng truyền thống của Trung Quốc, lịch sử quan hệ nước lớn và xu thế thế

giới hiện nay với mục tiêu xây dựng trật tự thế giới hai cực do Trung Quốc và Mỹ chia sẻ quyền lực lãnh đạo.

- Giả thuyết thứ ba: Quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ sẽ phát

triển không theo nội hàm do Trung Quốc công bố và sự kỳ vọng của thế giới: Trung Quốc sẽ đuổi kịp, vượt Mỹ trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới sau năm 2050 và trong q trình đó Trung Quốc sẽ từng bước thực hiện mục tiêu bá quyền và có những mâu thuẫn, xung đột, thậm chí có thể xảy ra chiến tranh cục bộ giữa Trung Quốc với Mỹ hoặc đồng minh của Mỹ tại CA-TBD.

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

Về phương pháp luận, áp dụng tổng hợp nhiều lý thuyết quan hệ quốc

tế trong luận giải các nội dung của luận văn. Hầu hết cơ sở khoa học và luận điểm chính của chủ nghĩa Hiện thực được vận dụng trong nghiên cứu luận văn, đặc biệt trong làm rõ cơ sở hình thành và phản ứng của Mỹ trong việc xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ, đưa ra đánh giá và khuyến nghị. Chủ nghĩa Tự do được vận dụng chủ yếu để nghiên cứu cơ sở lý luận, nội hàm của Trung Quốc trong đề xướng, thúc đẩy xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ, đưa ra đánh giá và khuyến nghị. Nhiều luận điểm của Chủ nghĩa Kiến tạo được vận dụng trong toàn bộ nội dung luận văn. Chủ nghĩa Mác-xít mới cũng được vận dụng bổ sung trong quá trình nghiên cứu luận văn. Thuyết phụ thuộc với tư cách là ―lý thuyết về sự phân hóa giàu nghèo trong thế giới hiện đại‖15, được vận dụng chủ yếu trong luận giải sự phụ thuộc lẫn nhau và những mâu thuẫn kinh tế trong quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ. Một số luận điểm của Lý thuyết phê phán hay chủ nghĩa Hậu hiện đại cũng được vận dụng ở mức độ khác nhau trong nghiên cứu luận văn, nhất là trong chương đánh giá và khuyến nghị. Luận văn sẽ vận dụng Chính trị xanh như một cách tiếp cận bổ sung. Lý thuyết trò chơi16

cũng được vận

15 Hoàng Khắc Nam, Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử, tlđd, tr. 63. 16 Xem thêm: William Poundstone (2014), Thế lưỡng nan của người tù, tldd.

dụng kết hợp trong phân tích các tính tốn, lựa chọn chiến lược và chính sách cụ thể của Trung Quốc đối với Mỹ.

Đồng thời, vận dụng linh hoạt phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là nguyên tắc phương pháp luận: khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể, thực tiễn và phát triển.

Về phương pháp nghiên cứu cụ thể, vận dụng kết hợp các phương pháp

nghiên cứu cơ bản của khoa học xã hội như phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp hệ thống, phương pháp định tính và định lượng, phương pháp so sánh, phân tích tư liệu, phân tích theo bốn cấp độ (quốc tế, khu vực, trong nước và cá nhân), phân tích lợi ích, phân tích chính sách, dự báo, phương pháp chuyên gia…

Ngoài ra, để khẳng định được giả thuyết nghiên cứu tương đối đúng đắn, mang tính bản chất và khái quát nhất về quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ, luận văn vận dụng phương pháp Truy nguyên (Process Tracing), tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ cơ sở hình thành quan hệ nước lớn kiểu mới, từ đó tìm ra được bản chất của vấn đề, làm rõ mục đích của Trung Quốc trong đề xướng thúc đẩy xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới với Mỹ. Để đạt được mục tiêu này, với các tài liệu tiếng Trung, luận văn chủ yếu sử dụng những tài liệu được Trung Quốc coi là chính thống, do ĐCS Trung Quốc và Nhà nước Trung Quốc cơng bố hoặc cho phép cơng bố.

8. Đóng góp của đề tài

- Ý nghĩa khoa học của đề tài:

Nghiên cứu chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ quan điểm của Trung Quốc nhằm đảm bảo tính khách quan, chính xác và hiệu quả thực tế của cơng trình nghiên cứu. Đề tài cố gắng hướng đến việc tiếp cận, nghiên cứu sâu quan điểm chính thống của Trung Quốc trong hoạch định và triển khai chính sách đối với Mỹ; làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản liên quan tới quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ, lý giải đúng ý đồ của Trung Quốc và Mỹ

trong vấn đề này. Từ đó, góp phần rút ra cơ sở khoa học, tính quy luật, tính có thể nắm bắt của sự vận động, biến đổi của quan hệ Trung - Mỹ và rộng ra là quan hệ nước lớn.

- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

Trên cơ sở ý nghĩa khoa học, đề tài mong muốn góp phần nhỏ bé vào quá trình cùng giới nghiên cứu đưa ra những gợi mở, kiến nghị cho đất nước trong hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại, trong đó có chính sách đối với các nước lớn, đặc biệt là với Trung Quốc và Mỹ.

9. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở hình thành quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ Chương 2: Quá trình xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ Chương 3: Nhận định, dự báo và kiến nghị

Chƣơng 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN HỆ NƢỚC LỚN KIỂU MỚI TRUNG - MỸ

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Cơ sở lý luận chủ yếu

Cố Thủ tướng Anh Margaret Thatcher từng nói: ―Các bạn căn bản không cần lo ngại về Trung Quốc, bởi trong tương lai vài chục năm thậm chí một trăm năm nữa, Trung Quốc khơng thể nào đem lại cho thế giới bất kỳ tư tưởng mới nào‖.17

―Triết gia Đức Georg Wilhelm Friedrich Hegel nói Trung Quốc khơng có triết học. Tôi cho rằng Trung Quốc mấy ngàn năm qua không hề sản sinh ra được tư tưởng gia nào. Tư tưởng gia mà tơi nói tới ở đây là những nhà tư tưởng có cống hiến kiệt xuất cho tiến trình văn minh của nhân loại như Hegel, Socrates, Platon‖; ―Trung Quốc khơng có nhà tư tưởng, chỉ có mưu lược gia‖.18

Vượt lên những quan điểm này, ĐCS Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình đang quyết tâm khơi phục văn hóa truyền thống Trung Hoa. Trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, Trung Quốc cũng đang nỗ lực sáng tạo và phát triển các lý thuyết của riêng mình. Có thể nói, sáng kiến quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ được bắt nguồn từ tư tưởng ngoại giao của Trung Quốc từ xưa đến nay. Nội hàm của quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ cũng như quá trình thúc đẩy sáng kiến và thực tiễn quan hệ Trung - Mỹ từ sau Đại hội 18 ĐCS Trung Quốc đã thể hiện nhiều quan điểm và giá trị truyền thống của tư tưởng ngoại giao Trung Quốc.19

17 Lê Minh, Người Trung Quốc nên cảm ơn bà Thatcher - người Trung Quốc 100 năm nữa cũng

khơng có “tư tưởng mới”? (中国人应该感谢撒切尔夫人——

中国人再过一百年,也不会有―新思想‖?): http://blog.ifeng.com/article/32612721.html 18

Bài nói chuyện của tướng Lưu Á Châu tại một đơn vị quân đội Trung Quốc ở Côn Minh (10/5/2010): http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-the-gioi/van-hoa-trung-hoa-va-dong- bac-a/2786-bai-phat-bieu-cua-thuong-tuong-luu-a-chau.html

19

Tháng 2/2015, NXB Nhân dân Nhật báo của ĐCS Trung Quốc xuất bản cuốn ―Tập Cận Bình dụng điển‖ (习近平用典) tập hợp 135 điển cố được Tập Cận Bình sử dụng trong các bài phát biểu và bài viết. Xem toàn bộ sách tại: http://theory.people.com.cn/GB/68294/394175/

Sự vận dụng tiêu biểu nhất là tư tưởng Nho gia với các đại biểu Khổng Tử (551-479 TCN), Mạnh Tử (khoảng 372-289 TCN) và Tuân Tử (khoảng 313-238 TCN). Hồ Cẩm Đào cũng đã sử dụng một số tư tưởng của Nho gia như xã hội hài hòa, dĩ nhân vi bản. Đến Tập Cận Bình, Nho gia được nâng lên thành nền tảng tinh thần và tư tưởng văn hóa truyền thống của dân tộc Trung Hoa. Ngày 24/9/2014, dự hội thảo quốc tế về Nho học nhân 2.565 năm sinh Khổng Tử, Tập Cận Bình phát biểu: ―Khơng qn lịch sử mới có thể mở ra tương lai, giỏi kế thừa mới có thể giỏi sáng tạo. Chỉ có kiên trì đi từ lịch sử tới tương lai, từ huyết mạch văn hóa dân tộc mở đường tiến lên, chúng ta mới có thể làm tốt sự nghiệp ngày nay‖20, ―Nho giáo là chìa khóa để tìm hiểu các đặc điểm của dân tộc Trung Hoa cũng như cội nguồn lịch sử thế giới tâm linh của người Trung Quốc ngày nay‖21. Giáo sư Diêu Trung Thu, đại biểu Tân Nho học hiện đại của Trung Quốc cho rằng, việc kỷ niệm Khổng Tử với sự có mặt của lãnh đạo tối cao cho thấy Trung Quốc phải dựa vào tư tưởng Khổng Tử để đạt được sự đồng thuận. Tư tưởng này khơng giải quyết được mọi vấn đề nhưng có lợi cho giải quyết vấn đề cơ bản nhất là lòng người, giá trị quan của quốc dân và cơ sở tinh thần của đất nước. Ở tầng nấc đời sống cá nhân, Khổng Tử đề xuất ―Tu thân‖, ở tầng nấc quản trị nhà nước, Khổng Tử đề xuất ―Chính giả chính dã‖ (người làm chính trị phải chính trực cơng bằng), coi trọng xã hội tự trị. ―Trung Quốc mộng‖ thể hiện hình ảnh của tư tưởng Nho giáo. Tập Cận Bình và ĐCS Trung Quốc hiện nay dùng các khái niệm ―trị Đảng‖, ―trị quốc‖, ―trị lý tồn cầu‖. Trong đó, theo Diêu Trung Thu, ―trị lý‖ (cai trị, quản lý) là một khái niệm kiểu Nho giáo. Nho giáo coi trọng việc đào tạo người lãnh đạo xã hội, tức đào tạo sĩ quân tử (士君子).22 Tư tưởng nhân

20

Đề từ của Dương Chấn Vũ - Xã trưởng Nhân dân Nhật báo cho cuốn ―Tập Cận Bình dụng điển‖: http://theory.people.com.cn/n/2015/0228/c394175-26613525.html

21

http://minhbao.net/lanh-dao-trung-quoc-dua-nhau-ap-dung-nho-giao/

22 Dẫn theo: Nguyễn Hải Hoành, Tại sao Tập Cận Bình muốn phục hồi Khổng Tử?, http://nghiencuuquocte.org/2016/04/25/tai-sao-tap-can-binh-muon-phuc-hoi-khong-tu/

chi sơ, tính bản thiện (Khổng Tử); nhân chi sơ, tính bản ác (Tuân Tử); đạo pháp tự nhiên; thiên nhân hợp nhất; thiên hạ vi công; thế giới đại đồng; dĩ dân vi bản; an dân phú dân lạc dân; vi chính dĩ đức; chính giả chính dã; nhân giả ái nhân; dĩ đức lập nhân; liêm khiết tịng chính; cần mẫn phụng công; cổ vi kim dụng; dĩ cổ giám kim... của Nho gia đã quán xuyến trong rất nhiều phát biểu của Tập Cận Bình, trong đó có các phát biểu liên quan quan hệ Trung - Mỹ. Tập Cận Bình nhiều lần tuyên bố: ―Trung Quốc sẽ kiên trì trước sau như một đi con đường phát triển hịa bình. Dân tộc Trung Hoa trước nay u chuộng hịa bình. Bất luận phát triển đến độ nào, Trung Quốc đều vĩnh viễn không xưng bá, vĩnh viễn không bành trướng, vĩnh viễn khơng mang những đau khổ mà mình đã trải áp đặt lên dân tộc khác‖23

.

Pháp gia với đại biểu là Hàn Phi (khoảng 280-233 TCN) cũng được Tập Cận Bình vận dụng làm một trong những phương châm, nguyên tắc cốt lõi chỉ đạo quản lý và xây dựng Nhà nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa (XHCN) nói chung và nền ngoại giao cũng như lý luận quan hệ quốc tế của Trung Quốc nói riêng. Trên cơ sở kế thừa tư tưởng ―Pháp trị‖, ―Danh thực tương phù‖ (danh xứng với thực) của Pháp gia, Tập Cận Bình đã đề xướng quan điểm quản lý toàn diện đất nước theo pháp luật (全面依法治国), quản lý Đảng nghiêm ngặt toàn diện (全面从严治党), đẩy mạnh chống tham nhũng. Với lĩnh vực đối ngoại, Tập Cận Bình nhấn mạnh, ngoại giao Trung Quốc phải phục vụ hiệu quả công cuộc cải cách và phát triển đất nước, quản trị đất nước phải kết nối với quản trị tồn cầu. Vai trị, vị thế và ảnh hưởng của Trung Quốc đối với khu vực và thế giới phải tương xứng với sự gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia, nhất là về kinh tế của Trung Quốc. Trung Quốc phải có được sự tơn trọng và thừa nhận của Mỹ và thế giới. Trung Quốc phải

23

Phát biểu của Tập Cận Bình tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng phát xít ngày 3/9/2015: http://news.xinhuanet.com/politics/2015-09/03/c_128192341.htm

có được mối quan hệ cân bằng, bình đẳng và hiệu quả hơn với Mỹ cũng như các nước lớn khác.

Đạo gia với đại biểu là Lão Tử (khoảng 571-471 TCN) và tư tưởng ―Tự nhiên vô vi‖, tôn thờ tự nhiên, chung sống hài hòa với tự nhiên, chủ trương phản đối chiến tranh…; Mặc gia với đại biểu là Mặc Tử (sống khoảng thế kỷ 4, 5 TCN) và tư tưởng ―Kiêm ái‖ (người với người u thương, bình đẳng với nhau), ―Phi cơng‖ (phản đối chiến tranh xâm lược), ―Minh quỷ‖ (coi trọng truyền bá và kế thừa văn hóa truyền thống), ―Thiên chí‖ (nắm chắc quy luật tự nhiên)… cũng được Tập Cận Bình vận dụng ở mức độ khác nhau trong hoạch định chính sách đối nội, đối ngoại nói chung và trong đề xuất, thúc đẩy xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ nói riêng.

Chỉ trong bài phát biểu tại Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung - Mỹ lần thứ 6 và Tham vấn cấp cao giao lưu nhân văn Trung - Mỹ lần thứ 524, Tập Cận Bình đã vận dụng khá nhiều tư tưởng truyền thống của Trung Quốc. Nổi bật là tư tưởng Nho gia: ―Kiêm tế thiên hạ‖25, ―Hòa vi quý‖26, ―Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân‖27

(Cái gì mình khơng muốn, thì đừng làm cho người). Ngồi ra, Tập Cận Bình cịn dẫn: ―Lai nhi bất khả thất giả, thời dã; đạo nhi bất khả thất giả, cơ dã‖28

(Đến rồi khơng thể hồn toàn mất đi, là thời gian; gặp rồi khơng thể hồn tồn mất đi, là cơ hội) với hàm ý thời gian và cơ hội là những cái khó có được, khơng nên bỏ lỡ; ―Thiên cao nhiệm điểu phi, Hải khoát bằng

24 Nỗ lực kiến tạo quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ (努力构建中美新型大国关系), tlđd.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ nhìn từ phía Trung Quốc (Trang 25)