Cơ sở lý luận chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ nhìn từ phía Trung Quốc (Trang 30 - 40)

9. Kết cấu của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Cơ sở lý luận chủ yếu

Cố Thủ tướng Anh Margaret Thatcher từng nói: ―Các bạn căn bản không cần lo ngại về Trung Quốc, bởi trong tương lai vài chục năm thậm chí một trăm năm nữa, Trung Quốc không thể nào đem lại cho thế giới bất kỳ tư tưởng mới nào‖.17

―Triết gia Đức Georg Wilhelm Friedrich Hegel nói Trung Quốc khơng có triết học. Tơi cho rằng Trung Quốc mấy ngàn năm qua không hề sản sinh ra được tư tưởng gia nào. Tư tưởng gia mà tơi nói tới ở đây là những nhà tư tưởng có cống hiến kiệt xuất cho tiến trình văn minh của nhân loại như Hegel, Socrates, Platon‖; ―Trung Quốc khơng có nhà tư tưởng, chỉ có mưu lược gia‖.18

Vượt lên những quan điểm này, ĐCS Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình đang quyết tâm khơi phục văn hóa truyền thống Trung Hoa. Trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, Trung Quốc cũng đang nỗ lực sáng tạo và phát triển các lý thuyết của riêng mình. Có thể nói, sáng kiến quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ được bắt nguồn từ tư tưởng ngoại giao của Trung Quốc từ xưa đến nay. Nội hàm của quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ cũng như quá trình thúc đẩy sáng kiến và thực tiễn quan hệ Trung - Mỹ từ sau Đại hội 18 ĐCS Trung Quốc đã thể hiện nhiều quan điểm và giá trị truyền thống của tư tưởng ngoại giao Trung Quốc.19

17 Lê Minh, Người Trung Quốc nên cảm ơn bà Thatcher - người Trung Quốc 100 năm nữa cũng

khơng có “tư tưởng mới”? (中国人应该感谢撒切尔夫人——

中国人再过一百年,也不会有―新思想‖?): http://blog.ifeng.com/article/32612721.html 18

Bài nói chuyện của tướng Lưu Á Châu tại một đơn vị quân đội Trung Quốc ở Côn Minh (10/5/2010): http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-the-gioi/van-hoa-trung-hoa-va-dong- bac-a/2786-bai-phat-bieu-cua-thuong-tuong-luu-a-chau.html

19

Tháng 2/2015, NXB Nhân dân Nhật báo của ĐCS Trung Quốc xuất bản cuốn ―Tập Cận Bình dụng điển‖ (习近平用典) tập hợp 135 điển cố được Tập Cận Bình sử dụng trong các bài phát biểu và bài viết. Xem toàn bộ sách tại: http://theory.people.com.cn/GB/68294/394175/

Sự vận dụng tiêu biểu nhất là tư tưởng Nho gia với các đại biểu Khổng Tử (551-479 TCN), Mạnh Tử (khoảng 372-289 TCN) và Tuân Tử (khoảng 313-238 TCN). Hồ Cẩm Đào cũng đã sử dụng một số tư tưởng của Nho gia như xã hội hài hòa, dĩ nhân vi bản. Đến Tập Cận Bình, Nho gia được nâng lên thành nền tảng tinh thần và tư tưởng văn hóa truyền thống của dân tộc Trung Hoa. Ngày 24/9/2014, dự hội thảo quốc tế về Nho học nhân 2.565 năm sinh Khổng Tử, Tập Cận Bình phát biểu: ―Khơng qn lịch sử mới có thể mở ra tương lai, giỏi kế thừa mới có thể giỏi sáng tạo. Chỉ có kiên trì đi từ lịch sử tới tương lai, từ huyết mạch văn hóa dân tộc mở đường tiến lên, chúng ta mới có thể làm tốt sự nghiệp ngày nay‖20, ―Nho giáo là chìa khóa để tìm hiểu các đặc điểm của dân tộc Trung Hoa cũng như cội nguồn lịch sử thế giới tâm linh của người Trung Quốc ngày nay‖21. Giáo sư Diêu Trung Thu, đại biểu Tân Nho học hiện đại của Trung Quốc cho rằng, việc kỷ niệm Khổng Tử với sự có mặt của lãnh đạo tối cao cho thấy Trung Quốc phải dựa vào tư tưởng Khổng Tử để đạt được sự đồng thuận. Tư tưởng này không giải quyết được mọi vấn đề nhưng có lợi cho giải quyết vấn đề cơ bản nhất là lòng người, giá trị quan của quốc dân và cơ sở tinh thần của đất nước. Ở tầng nấc đời sống cá nhân, Khổng Tử đề xuất ―Tu thân‖, ở tầng nấc quản trị nhà nước, Khổng Tử đề xuất ―Chính giả chính dã‖ (người làm chính trị phải chính trực cơng bằng), coi trọng xã hội tự trị. ―Trung Quốc mộng‖ thể hiện hình ảnh của tư tưởng Nho giáo. Tập Cận Bình và ĐCS Trung Quốc hiện nay dùng các khái niệm ―trị Đảng‖, ―trị quốc‖, ―trị lý tồn cầu‖. Trong đó, theo Diêu Trung Thu, ―trị lý‖ (cai trị, quản lý) là một khái niệm kiểu Nho giáo. Nho giáo coi trọng việc đào tạo người lãnh đạo xã hội, tức đào tạo sĩ quân tử (士君子).22 Tư tưởng nhân

20

Đề từ của Dương Chấn Vũ - Xã trưởng Nhân dân Nhật báo cho cuốn ―Tập Cận Bình dụng điển‖: http://theory.people.com.cn/n/2015/0228/c394175-26613525.html

21

http://minhbao.net/lanh-dao-trung-quoc-dua-nhau-ap-dung-nho-giao/

22 Dẫn theo: Nguyễn Hải Hồnh, Tại sao Tập Cận Bình muốn phục hồi Khổng Tử?, http://nghiencuuquocte.org/2016/04/25/tai-sao-tap-can-binh-muon-phuc-hoi-khong-tu/

chi sơ, tính bản thiện (Khổng Tử); nhân chi sơ, tính bản ác (Tuân Tử); đạo pháp tự nhiên; thiên nhân hợp nhất; thiên hạ vi công; thế giới đại đồng; dĩ dân vi bản; an dân phú dân lạc dân; vi chính dĩ đức; chính giả chính dã; nhân giả ái nhân; dĩ đức lập nhân; liêm khiết tịng chính; cần mẫn phụng cơng; cổ vi kim dụng; dĩ cổ giám kim... của Nho gia đã quán xuyến trong rất nhiều phát biểu của Tập Cận Bình, trong đó có các phát biểu liên quan quan hệ Trung - Mỹ. Tập Cận Bình nhiều lần tuyên bố: ―Trung Quốc sẽ kiên trì trước sau như một đi con đường phát triển hịa bình. Dân tộc Trung Hoa trước nay u chuộng hịa bình. Bất luận phát triển đến độ nào, Trung Quốc đều vĩnh viễn không xưng bá, vĩnh viễn không bành trướng, vĩnh viễn không mang những đau khổ mà mình đã trải áp đặt lên dân tộc khác‖23

.

Pháp gia với đại biểu là Hàn Phi (khoảng 280-233 TCN) cũng được Tập Cận Bình vận dụng làm một trong những phương châm, nguyên tắc cốt lõi chỉ đạo quản lý và xây dựng Nhà nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa (XHCN) nói chung và nền ngoại giao cũng như lý luận quan hệ quốc tế của Trung Quốc nói riêng. Trên cơ sở kế thừa tư tưởng ―Pháp trị‖, ―Danh thực tương phù‖ (danh xứng với thực) của Pháp gia, Tập Cận Bình đã đề xướng quan điểm quản lý toàn diện đất nước theo pháp luật (全面依法治国), quản lý Đảng nghiêm ngặt toàn diện (全面从严治党), đẩy mạnh chống tham nhũng. Với lĩnh vực đối ngoại, Tập Cận Bình nhấn mạnh, ngoại giao Trung Quốc phải phục vụ hiệu quả công cuộc cải cách và phát triển đất nước, quản trị đất nước phải kết nối với quản trị tồn cầu. Vai trị, vị thế và ảnh hưởng của Trung Quốc đối với khu vực và thế giới phải tương xứng với sự gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia, nhất là về kinh tế của Trung Quốc. Trung Quốc phải có được sự tơn trọng và thừa nhận của Mỹ và thế giới. Trung Quốc phải

23

Phát biểu của Tập Cận Bình tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng phát xít ngày 3/9/2015: http://news.xinhuanet.com/politics/2015-09/03/c_128192341.htm

có được mối quan hệ cân bằng, bình đẳng và hiệu quả hơn với Mỹ cũng như các nước lớn khác.

Đạo gia với đại biểu là Lão Tử (khoảng 571-471 TCN) và tư tưởng ―Tự nhiên vô vi‖, tôn thờ tự nhiên, chung sống hài hòa với tự nhiên, chủ trương phản đối chiến tranh…; Mặc gia với đại biểu là Mặc Tử (sống khoảng thế kỷ 4, 5 TCN) và tư tưởng ―Kiêm ái‖ (người với người yêu thương, bình đẳng với nhau), ―Phi công‖ (phản đối chiến tranh xâm lược), ―Minh quỷ‖ (coi trọng truyền bá và kế thừa văn hóa truyền thống), ―Thiên chí‖ (nắm chắc quy luật tự nhiên)… cũng được Tập Cận Bình vận dụng ở mức độ khác nhau trong hoạch định chính sách đối nội, đối ngoại nói chung và trong đề xuất, thúc đẩy xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ nói riêng.

Chỉ trong bài phát biểu tại Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung - Mỹ lần thứ 6 và Tham vấn cấp cao giao lưu nhân văn Trung - Mỹ lần thứ 524, Tập Cận Bình đã vận dụng khá nhiều tư tưởng truyền thống của Trung Quốc. Nổi bật là tư tưởng Nho gia: ―Kiêm tế thiên hạ‖25, ―Hòa vi quý‖26, ―Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân‖27

(Cái gì mình khơng muốn, thì đừng làm cho người). Ngồi ra, Tập Cận Bình cịn dẫn: ―Lai nhi bất khả thất giả, thời dã; đạo nhi bất khả thất giả, cơ dã‖28

(Đến rồi khơng thể hồn tồn mất đi, là thời gian; gặp rồi khơng thể hồn tồn mất đi, là cơ hội) với hàm ý thời gian và cơ hội là những cái khó có được, khơng nên bỏ lỡ; ―Thiên cao nhiệm điểu phi, Hải khoát bằng

24 Nỗ lực kiến tạo quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ (努力构建中美新型大国关系), tlđd. 25

Đã chú thích ở lời mở đầu.

26 Trích từ ―Luận ngữ - Học nhi‖: ―Lễ chi dụng, hịa vi q‖ (礼之用,和为贵). http://baike.baidu.com/item/%E5%92%8C%E4%B8%BA%E8%B4%B5/24547 27己所不欲,勿施于人。Trích từ ―Luận ngữ - Vệ Linh Công‖ của Khổng Tử. http://baike.baidu.com/view/45146.htm

28 来而不可失者,时也;蹈而不可失者,机也。Câu của Tô Thức (苏轼, 8/1/1037–24/8/1101), tự Tử Chiêm, một tự khác là Hịa Trọng, hiệu Đơng Pha cư sĩ nên cịn gọi là Tơ Đơng Pha, là nhà văn, nhà thơ, thư pháp gia, họa sĩ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống.

ngư dược‖29

(Trời cao biển rộng thoải mái cho chim bay cá nhảy) để khẳng định ―Thái Bình Dương rộng lớn đủ chỗ cho hai nước lớn Trung - Mỹ‖; ―Thơng giả thính ư vơ thanh, Minh giả kiến ư vị hình‖30

(Người thơng minh có thể nghe thấy ở những chỗ khơng có âm thanh, nhìn thấy ở những nơi khơng có hình ảnh) để kêu gọi Trung - Mỹ cùng sáng tạo và nắm bắt các cơ hội hợp tác sâu sắc, bình đẳng, cùng có lợi; ―Chích u cơng phu thâm, Thiết chử ma thành châm‖31

(Có cơng mài sắt, có ngày nên kim); ―Hợp bão chi mộc, sinh vu hào mạt; Cửu tầng chi đài, khởi vu lụy thổ‖32

để kêu gọi Trung Quốc và Mỹ kiên trì, khơng nản chí, từng bước xây dựng thành công quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ.

Mới đây, trong diễn văn khai mạc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung - Mỹ lần thứ 8 và Tham vấn cấp cao giao lưu nhân văn Trung - Mỹ lần thứ 7 ngày 6/6/2016 tại Bắc Kinh33, Tập Cận Bình tiếp tục vận dụng tư tưởng truyền thống Trung Hoa. Tập Cận Bình nhấn mạnh: ―Người Trung Quốc trước nay trọng chữ ‗Tín‘. Hơn 2.000 năm trước, Khổng Tử đã nói: ‗Nhân nhi vơ tín, bất tri kỳ khả dã‘34. Tín nhiệm là cơ sở của mối quan hệ giữa người với người, tiền đề của sự giao lưu giữa quốc gia với quốc gia‖. Tập Cận Bình dẫn dụ: ―Nhà thơ Tân Khí Tật đời Tống của Trung Quốc có một câu nổi tiếng, đó

29 天高任鸟飞,海阔凭鱼跃。 Xuất xứ: ―Thi thoại tổng cưu tiền tập‖ của Nguyễn Duyệt đời Tống, sau được Ngơ Thừa Ân trích dẫn trong hồi 84 ―Tây Du ký‖.

http://baike.baidu.com/view/1671512.htm

30 聪者听于无声,明者见于未形‖。Xuất xứ: ―Hán thư. Ngũ bị truyện‖ của Ban Cố (năm 32- năm 92). http://www.cntheory.com/zydx/2016-05/ccps160526ZNPE.html

31 只要功夫深,铁杵磨成针。Xuất xứ: ―Phương dư thắng lãm. My châu. Ma châm khê‖ của Chúc Mục đời Tống ở Trung Quốc. http://baike.baidu.com/view/75652.htm

32合抱之木,生于毫末;九层之台,起于累土。Xuất xứ: ―Lão Tử - Chương 64‖ của Lão Tử thời Xuân Thu. http://theory.people.com.cn/n/2015/0306/c394175-26647779-3.html

33

Không ngừng nỗ lực cho việc kiến tạo quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ (为构建中美新型大国关系而不懈努力), Tân Hoa Xã, 6/6/2016,

http://news.xinhuanet.com/world/2016-06/06/c_1118997076.htm.

34人而无信,不知其可也。Xuất xứ: ―Luận ngữ‖. Ý nghĩa: Người không trọng chữ tín, là khơng thể chấp nhận được. http://baike.baidu.com/view/1336175.htm

là ‗Thanh sơn già bất trụ, tất cánh đông lưu khứ‘35. Nghĩa là mọi sơng ngịi lớn nhỏ trong thiên hạ, chảy qua bao ngóc ngách, cuối cùng đều đổ ra biển. Chỉ cần chúng ta kiên định phương hướng, gian khó khơng sờn lịng (khiết nhi bất xá36), nhất định có thể thúc đẩy việc xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ đạt bước phát triển lớn hơn, tạo phúc tốt hơn cho nhân dân hai nước và nhân dân các nước‖.

Nghệ thuật ―Hợp tung‖ do Tô Tần (?-284 TCN) và ―Liên hoành‖ do Trương Nghi (?-309 TCN) khởi xướng37

cũng được ngoại giao Trung Quốc thời Tập Cận Bình vận dụng. Thể hiện qua việc Tập Cận Bình đề xuất ―xây dựng mạng lưới quan hệ đối tác toàn cầu‖, sáng kiến ―Một vành đai, một con đường‖, Khu mậu dịch tự do CA-TBD (FTAAP) với mục tiêu bao trùm cả Hiệp định đối tác xuyên TBD (TPP) và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Cộng đồng chung vận mệnh châu Á, Cộng đồng chung vận mệnh Trung Quốc - châu Phi, Cộng đồng chung vận mệnh Trung Quốc - Mỹ Latinh, Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại... Từ sau Đại hội 18, Trung Quốc liên tục có các hoạt động thúc đẩy các mối quan hệ, liên kết, kết nối chiến lược quốc tế đan xen phức tạp. Chỉ xem xét chính sách của Trung Quốc đối với các nước lớn và khu vực đã thấy được sự vận dụng ―Hợp tung‖ và ―Liên hoành‖ của Trung Quốc. Trung Quốc đề xuất xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ nhằm hòa hoãn, hợp tác và tránh đối đầu với Mỹ.

35青山遮不住,毕竟东流去。Xuất xứ: ―Bồ tát man. Thư Giang Tây tạo khẩu bích‖. http://baike.baidu.com/view/3232868.htm

36 锲而不舍。Xuất xứ: ―Tuân Tử. Khuyến học‖.

http://baike.baidu.com/item/%E9%94%B2%E8%80%8C%E4%B8%8D%E8%88%8D/83248 37 Trung Quốc thời Chiến quốc thế kỷ 5 TCN cùng lúc tồn tại nhiều quốc gia, trong đó có 7 nước chủ yếu là Tần, Yến, Triệu, Tề, Sở, Hàn, Ngụy, gọi là ―Chiến quốc thất hùng‖. Nước Tần nằm ở khu vực tỉnh Thiểm Tây miền Tây Bắc Trung Quốc ngày nay có sức mạnh hùng hậu nhất, đơi khi xâm lược 6 nước khác. Trong tập đồn thống trị của 6 nước có hai phe là phe thân nước Tần và phe chống nước Tần. Phe thân Tần chủ trương 6 nước tồn tại hịa bình với nước Tần, khơng để nước Tần có cớ gây chiến tranh, chủ trương này gọi là ―Liên hồnh‖; phe chống Tần thì chủ trương 6 nước liên hợp với nhau chống nước Tần, chủ trương này gọi là ―Hợp tung‖.

Đồng thời, tham vọng lấy trục Trung - Mỹ làm trụ cột định hình quan hệ quốc tế ở CA-TBD cũng như quan hệ nước lớn trên thế giới. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tăng cường quan hệ với Nga và các nước lớn mới nổi khác như Ấn Độ, Brazil, Nam Phi (trong BRICS), Indonesia (trong G20)... Ngồi ra, Trung Quốc cịn phát triển quan hệ với các đối tác, đồng minh của Mỹ như Đức, Anh, Pháp, Australia, Nhật Bản...; thâm nhập sâu, cạnh tranh và thỏa hiệp với Mỹ ở Mỹ Latinh, Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á, Trung Đông, châu Phi v.v... Mục đích là tạo thế trận đối trọng, kiềm chế, phá thế bao vây, ngăn chặn của Mỹ và đồng minh của Mỹ.

Trong quan hệ với ASEAN, Trung Quốc một mặt tập trung phát triển quan hệ với Indonesia - nước lớn nhất, thành viên duy nhất của ASEAN có mặt trong G20 với mục tiêu làm trụ cột cho quan hệ của Trung Quốc với ASEAN. Indonesia là nơi Tập Cận Bình lần đầu công bố Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 trong sáng kiến ―Một vành đai, một con đường‖ ra thế giới.38 Nhưng đồng thời, Trung Quốc cũng tăng cường quan hệ với các nước lớn còn lại trong ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Việt Nam để tạo thế trận bổ sung, kiềm chế, tối đa hóa lợi ích trong quan hệ giữa Trung Quốc với ASEAN cũng như trong chính sách ngoại giao xung quanh của Trung Quốc.

Có thể thấy sự vận dụng này của Trung Quốc cả trong giải quyết vấn đề Biển Đông. Xác định Việt Nam là đối thủ chính, Trung Quốc đã ràng buộc Việt Nam bằng hàng loạt cơ chế, dự án, sáng kiến, thỏa thuận hợp tác song phương nhằm thực hiện chủ trương ―Chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh chấp, cùng khai thác‖. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng vận động, lơi kéo các bên tranh chấp còn lại và các bên liên quan khác trong ASEAN như Campuchia, Brunei nhằm chia rẽ, cô lập Việt Nam, tranh thủ lợi ích với các bên liên quan, chống quốc tế hóa vấn đề Biển Đơng.

38

Từ sau Đại hội 18, ngoại giao Trung Quốc đã có sự điều chỉnh và phát triển về tư duy, lý luận và thực tiễn. Trung Quốc ngày càng thể hiện tư cách

nước lớn XHCN phương Đông đang trỗi dậy đặc sắc Trung Quốc. Tập Cận

Bình nhấn mạnh: ―Trung Quốc cần có ngoại giao nước lớn đặc sắc của mình. Chúng ta phải trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, làm phong phú và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ nhìn từ phía Trung Quốc (Trang 30 - 40)