Đối với CHLB Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cộng đồng người việt nam ở cộng hòa liên bang đức giai đoạn 1990 2015 (Trang 74 - 76)

3 .1Vai trò của của cộng đồng người Việt Nam tại CHLB Đức

3.1.1 Đối với CHLB Đức

Cách tiếp cận phổ biến nhất khi đánh giá ảnh hưởng của cộng đồng người nhập cư tới nước tiếp nhận chính là cách tiếp cận kinh tế. Các nhà kinh tế thường phân tích ảnh hưởng của người nhập cư tới thị trường lao động, tiền lương và tỉ lệ thất nghiệp tại nước tiếp nhận. Theo đó, ảnh hưởng của cộng đồng người nhập cư tới nền kinh tế của nước tiếp nhận không chỉ phụ thuộc vào kĩ năng của người nhập cư, mà còn các yếu tố về xuất thân, số lượng, giới tính, độ tuổi và tình trạng pháp lí80.

Đối với cộng đồng người Việt Nam tại CHLB Đức, dựa vào các số liệu và phân tích trong chương 2, có thể thấy được cộng đồng người Việt có ảnh hưởng khá tích cực tới nền kinh tế Đức nói chung. Một vài nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, với một quốc gia thuộc nhóm OECD như Đức, cộng đồng người nhập cư có rất ít ảnh hưởng tiêu cực tới tỉ lệ thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế, ít nhất là trong ngắn hạn81. Nhìn chung, đối với nước Đức, do cơ cấu dân số già cùng với tỷ lệ sinh rất thấp khiến cho việc thiếu hụt nhân công ngày càng trầm trọng ở mọi trình độ nghề nghiệp. Trong bối cảnh đó, lao động nhập cư người Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc cung ứng lao động cho các lĩnh vực mà người dân sở tại không muốn làm. Các lĩnh vực trên bao gồm: điều dưỡng; xây dựng; phục vụ trong nhà hàng, khách sạn; công nhân lao động tại các nhà xưởng…

80 Coppel, J.; J.C. Dumont and I. Visco (2001), Trends in Immigration and Economic Consequences, OECD Economic Department Working Paper No. 284, ECO/WKP(2001)

Đặc biệt, những người lao động có trình độ chuyên môn cao trong cộng đồng người Việt tại Đức luôn được đón chào vì họ có thể đóng góp tích cực và hiệu quả vào sự phát triển kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật và văn hóa, nghệ thuật. Học sinh, sinh viên cũng là những người được hoan nghênh ở Đức do những đóng góp to lớn của họ cho nước sở tại. Riêng tiền học phí và các chi phí sinh hoạt của lưu học sinh đã là một nguồn thu lớn cho nước Đức.

Các doanh nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ của người Việt cũng có đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Đức thông qua việc tạo ra việc làm và đóng thuế. Đặc biệt với sự hình thành của các quán ăn Việt, các siêu thị châu Á do người Việt làm chủ, thói quen tiêu dùng của người Đức cũng đã thay đổi. Tại nhiều khu vực nông thôn ở Đức, đặc biệt ở Đông Đức, các cơ sở kinh doanh của người Việt Nam được đánh giá là một trong những nguồn động lực quan trọng giúp thay đổi kinh tế tại các vùng này82.

Một cách tiếp cận phổ biến thứ hai trong việc đánh giá ảnh hưởng của cộng đồng người nhập cư tới nước tiếp nhận là cách tiếp cận xã hội học. Ảnh hưởng về mặt xã hội khó đánh giá hơn do không có các số liệu cụ thể như các ảnh hưởng về kinh tế. Nhìn chung, cộng đồng người Việt Nam tại Đức có ảnh hưởng tới chủng tộc, lối sống, ngôn ngữ, chính trị, tôn giáo và văn hóa của nước Đức. Những người nhập cư Việt Nam hình thành một mạng lưới xã hội riêng biệt trong lòng nước Đức, làm tăng sự đa dạng văn hóa vùng miền và quốc gia. Bên cạnh đó, người Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào xã hội Đức cũng khiến các yếu tố về sắc tộc cũng như bản sắc văn hóa của Đức dần dần thay đổi. Quá trình hội nhập

của cộng đồng người Việt tại Đức không phải là quá trình một chiều, thay vào đó chính bản thân xã hội Đức cũng sẽ có những dịch chuyển đáng kể.

Mặc dù vậy, cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại Đức cũng có tác động tiêu cực đến nước Đức. Nguồn nhân công giá rẻ từ Việt Nam cũng đặt ra nhiều thách thức trong việc bảo đảm cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục, y tế, các dịch vụ công khác) cho người nhập cư, đặc biệt cho trẻ em, thanh niên, hay người cao tuổi. Cùng với đó là những khó khăn nảy sinh do các trường hợp người Việt Nam di cư không chính thức và di cư bất hợp pháp gây ra (người đi du lịch ở lại, học sinh/sinh viên không về nước sau tốt nghiệp, mua bán người và các hoạt động tội phạm xuyên biên giới).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cộng đồng người việt nam ở cộng hòa liên bang đức giai đoạn 1990 2015 (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)