Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cộng đồng người việt nam ở cộng hòa liên bang đức giai đoạn 1990 2015 (Trang 88 - 90)

3 .2Đề xuất giải pháp

3.2.2 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động

Công tác tuyên truyền đối ngoại hiện nay cần phải chú trọng tới việc thúc đẩy Việt kiều hướng về quê hương đất nước, làm cho Việt kiều hiểu được thực tâm của Nhà nước coi trọng đóng góp quan trọng của họ cho sự phát triển đất nước bằng tài năng. Công tác thông tin tuyên truyền cũng cần chú ý tới việc coi trọng yếu tố văn hóa dân tộc, tránh gây ấn tượng tuyên truyền và gợi lại nối đau tâm lý của những người di cư thuộc thế hệ thứ nhất.

Do đặc điểm khác biệt về tư tưởng của người Việt ở Tây Đức và Đông Đức, cách thức tuyên truyền đối với hai bộ phận kiều bào cũng cần phải được điều chỉnh phù hợp. Ở Tây Đức, công tác tuyên truyền cần theo sát từng thời điểm, tùy thuộc vào thái độ hợp tác của phía những người có tư tưởng “chống Cộng”. Thiết lập quan hệ trực tiếp hoặc dán tiếp ở mức độ thích hợp với những người cầm đầu thuộc các tổ chức phản động, song cân nhắc thận trọng về hoàn cảnh, thời gian, địa điểm và đối tượng. Cần phải đẩy mạnh việc truyền thông qua mạng lưới báo chí và internet tới những người thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba về tình hình Việt Nam và chủ trương chính sách của nhà nước. Bên cạnh đó cũng gia tăng liên hệ các nhân với những người có thái độ trung dung, có uy tín trong cộng đồng. Tại Đông Đức, công tác thông tin và truyền thông hướng tới việc tăng cường và thiết lập mới các mối liên hệ với hội đoàn của người Việt tại đây. Tập trung vào các vấn đề tuyên truyền văn hóa dân tộc để đảm bảo tác động tích cực tới giới trẻ, khiến cho giới trẻ tại đây có nhận thấy mối liên hệ rõ ràng và gắn kết với Việt Nam. Đồng thời, cũng cần thúc đẩy công tác thông tin, khen thưởng nhằm động viên khuyến khích các nhân tố, cá nhân, tập thể tích cực trong xây dựng cộng đồng và có nhiều đóng góp với đất nước.

Công tác tuyên truyền đối ngoại cần được đổi mới, nâng cao hiệu quả bằng nhiều hình thức phù hợp (các kênh phát thanh, truyền hình phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài, phát thanh, truyền hình đối ngoại, truyền hình qua mạng IPTV hoặc hệ thống truyền hình của nước sở tại); tranh thủ, phát huy các phương tiện truyền thông của cộng đồng nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho người Việt Nam ở Đức về tình hình đất nước và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cộng đồng người việt nam ở cộng hòa liên bang đức giai đoạn 1990 2015 (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)